1. BA là gì?
BA là viết tắt của từ Business Analyst được hiểu là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”, tuy nhiên ở Việt Nam mọi người thường quen với cách gọi phổ biến hơn đó là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”.
Trách nhiệm chính của Business Analyst là phân tích và đánh giá các quá trình kinh doanh của công ty để xác định những vấn đề cần được cải thiện, từ đó đề xuất ra hướng giải quyết cụ thể. BA có thể là những người làm việc trực tiếp với khách hàng để qua đó nhận đóng góp ý kiến và chuyển thông tin về nội bộ để xử lý. Ngoài ra, BA còn đảm nhận vai trò quản lý tài liệu kỹ thuật.
Ví dụ: một doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong việc phát triển, Business Analyst sẽ làm việc với các bên liên quan để đưa ra những giải pháp cụ thể và để đáp ứng được các yêu cầu được đề ra. BA có thể linh động trong việc sử dụng các giải pháp để đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà không phải dùng đến phần mềm. Họ có thể đề xuất thay đổi chính sách hay điều chỉnh quy trình hoặc đơn thuần là tập huấn, đào tạo cán bộ công nhân viên của công ty. Sau khi trình bày kế hoạch và được thông qua, BA cùng các đội kỹ thuật và kinh doanh sẽ tiến hành xây dựng, triển khai.
Mức lương của Chuyên viên phân tích kinh doanh là bao nhiêu?
Business Analyst lương bao nhiêu? Đây là mối quan tâm của rất nhiều bạn trẻ khi đang tìm hiểu về các ngành nghề. Theo báo cáo của Glassdoor, mức lương trung bình của ngành Business Analyst tại Mỹ trong năm 2021 là hơn 77000 USD. Mức lương này sẽ tùy thuộc vào công ty, khu vực và kinh nghiệm làm việc của bạn.
Vị trí công việc Business Analyst thường có những mức độ phát triển tương ứng với các mức lương khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số mức lương như sau:
- Entry level: Những sinh viên mới ra trường hoặc chỉ có 1-2 năm kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm thực chiến. Mức lương cho vị trí này thường từ 7-12 triệu đồng/tháng.
- Junior level: Là những người đã làm công việc Business Analyst được 2-3 năm. Bạn có kiến thức cơ bản, có thể phân tích và tạo báo cáo, tài liệu và có thể làm việc độc lập. Mức lương cho vị trí này là 12-20 triệu đồng/tháng.
- Senior level: Là những người có từ 3 năm kinh nghiệm thực chiến trở lên, triển khai nhiều dự án, làm việc độc lập, có khả năng tự giải quyết các vấn đề phức tạp, hỗ trợ các thành viên khác về các kỹ năng như kỹ năng mềm, hỗ trợ và giải quyết vấn đề xuất sắc, linh hoạt và cùng nhau sử dụng nhiều công cụ để giải quyết vấn đề. Mức lương cho vị trí này thường từ 20-35 triệu đồng/tháng.
Ngoài 3 vị trí trên còn có các vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc… và mức lương có thể từ 50 triệu đến 60 triệu đồng/tháng.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Công việc vị trí Chuyên viên phân tích kinh doanh
Business Analyst cần có các kiến thức sâu rộng về phân tích, dự báo và lập ngân sách tài chính, cũng như hiểu rõ về các yêu cầu báo cáo và quy định, các yếu tố thành công và các chỉ số hoạt động.
Dưới đây là bản mô tả công việc của Business Analyst:
- Khả năng làm việc với đồng nghiệp và các bên liên quan để hiểu sâu hơn về các yêu cầu kinh doanh quan trọng.
- Khả năng phân tích mô hình dữ liệu để đưa ra kết luận hợp lý.
- Phát triển các giải pháp sáng tạo để thay đổi chiến lược và hoạt động, đây là vai trò chính của Business Analyst.
- Thành thạo trong việc phát minh ra các quy trình hoặc hệ thống cần thiết để thực hiện các thay đổi.
- Giao tiếp hiệu quả và kỹ năng giữa các cá nhân để tương tác với quản lý cấp cao về việc thực hiện các thay đổi.
- Kiến thức và chuyên môn vững chắc trong việc đánh giá tác động của những thay đổi.
- Năng lực viết báo cáo và thuyết trình để làm nổi bật ảnh hưởng của những thay đổi bạn đã thực hiện.
- Thực hiện các bài kiểm tra, khảo sát và hội thảo là một phần trong hoạt động hàng ngày của bạn.
Đọc thêm: Ngành quản trị kinh doanh (BA) là gì? Phân ngành trong ngành BA gồm những gì?
3. Kỹ năng cần có để trở thành một Chuyên viên phân tích kinh doanh
Kỹ năng về mặt kỹ thuật
Để xác định các giải pháp kinh doanh, các Business Analyst nên nhận thức đầy đủ về các nền tảng công nghệ hiện có và các công nghệ mới nổi, để xác định kết quả tiềm năng mà họ có thể đạt được thông qua chúng. Thiết kế các hệ thống quan trọng trong kinh doanh và các công cụ phần mềm kiểm tra cũng là những kỹ năng về mặt kỹ thuật quan trọng và là yêu cầu phổ biến trong mô tả công việc của BA ngày nay.
Kỹ năng giao tiếp
Bản chất của công việc BA liên quan đến việc tương tác với các nhà phát triển, khách hàng, người dùng cuối và ban quản lý. Thành công của một dự án phụ thuộc vào cách mà BA truyền đạt thông tin chi tiết, chẳng hạn như các thay đổi được yêu cầu, kết quả thử nghiệm và các yêu cầu của dự án một cách rõ ràng như thế nào. Thông thạo trong giao tiếp là kỹ năng cần có đối với bất kỳ nhà phân tích kinh doanh nào.
Kỹ năng phân tích
Bộ kỹ năng của BA nên bao gồm các kỹ năng phân tích cao cấp để giải thích và chuyển các nhu cầu của khách hàng thành các quy trình hoạt động. Hầu hết các mô tả công việc của Business analyst đều bao gồm các kỹ năng phân tích xuất sắc để phân tích tài liệu, dữ liệu, khảo sát người dùng và quy trình làm việc, những kỹ năng này sẽ đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề, là những điều cần phải có.
Kỹ năng quản lý
Từ việc lập kế hoạch phạm vi dự án và chỉ đạo lực lượng lao động, đến dự báo ngân sách và quản lý các yêu cầu thay đổi, cũng như giám sát các hạn chế về thời gian, đây chỉ là một số khía cạnh của mô tả công việc của BA. Là một vai trò công việc liên ngành, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ nên có kỹ năng quản lý cấp cao để xử lý các dự án từ đầu đến cuối.
Khả năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định hợp lý là yêu cầu bắt buộc trong bất kỳ bản mô tả công việc của chuyên viên phân tích kinh doanh. Họ phải có khả năng đánh giá đầu vào từ các bên liên quan, phân tích tình huống và lựa chọn kế hoạch hành động phù hợp. Về khả năng tồn tại và duy trì lợi nhuận, khả năng tồn tại của một tổ chức sẽ phụ thuộc đáng kể vào kỹ năng ra quyết định của các BA.
>> Việc làm Chuyên viên phân tích nghiệp vụ mới cập nhật
4. Học gì để làm Chuyên viên phân tích kinh doanh
Với tính chất công việc của một BA, ba nhóm ngành sau đáp ứng được kiến thức nghề cũng như các kỹ năng, hiện đang đào tạo khá rộng rãi trong các ĐH Việt Nam cũng như các nước tiên tiến trên thế giới.
Ngành hệ thống thông tin quản lý
Sinh viên sẽ được đào tạo 3 nhóm kiến thức chính:
- Kinh tế
- Công nghệ thông tin
- Hệ thống thông tin quản lý cùng các kỹ năng mềm cần thiết
Nhờ vậy, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu,... Có thể nói, được đào tạo cả kinh tế và kỹ thuật, các BA có xuất phát điểm từ ngành Hệ thống thông tin quản lý rất thuận lợi.
Ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT)
Ngành CNTT sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành như kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính,… Về cơ bản, sinh viên học ngành này sẽ có lợi thế khi làm Business Analyst là hiểu rõ được kiến thức về công nghệ thông tin, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm, trực tiếp tham gia xây dựng các phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế. Ngoài ra, nếu bạn xuất phát từ ngành CNTT và muốn theo nghề BA thì cần bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh cũng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Nhóm ngành kinh tế - quản lý
Ngành kinh tế - quản lý gồm những ngành liên quan tới quản trị, tài chính, kế toán/kiểm toán, ngân hàng. Sinh viên học trong các nhóm ngành này có được kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, tài chính, kiểm toán. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi ra làm BA. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm ngành này là các bạn thiếu các kiến thức nền tảng về CNTT nên sẽ khó khăn trong các việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật. Trong quá trình làm BA, các bạn có thể tự học bổ sung các kiến thức CNTT.
Hy vọng bài viết trên đây của 1900.com.vn giúp các bạn hiểu hơn về nghề BA. Từ đó có những định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu bản thân. Đừng quên 1900 để cập nhập khác thông tin hữu ích khác về nghề nghiệp nhé!
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: