BỆNH ÁN SỎI NIỆU QUẢN
1. Sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản là các tinh thể cứng do các khoáng chất khó tan trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh bên trong túi thừa niệu quả hoặc do sỏi thận di chuyển xuống và mắc kẹt trong ống niệu quản. Niệu quản có hai nhánh ở hai bên cơ thể, bởi vậy sỏi có thể xuất hiện tạo thành sỏi niệu quản trái hoặc sỏi niệu quản phải.
Ngoài ra, sỏi niệu quản còn được phân loại theo vị trí là sỏi 1/3 niệu quản trên (đoạn nối giữa bể thận và niệu quản), 1/3 niệu quản giữa (đoạn bắt chéo qua động mạch chậu) và 1/3 niệu quản dưới (đoạn nối niệu quản – bàng quang).
2. Nguyên nhân
Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) hình thành trong điều kiện nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, cystine) tăng cao, nước tiểu bị cô đặc và nồng độ chất chống kết tinh sỏi bị sụt giảm. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản bao gồm:
- Uống ít nước, bị mất nhiều nước qua mồ hôi khiến nước tiểu bị cô đặc.
- Chế độ ăn mất cân đối giữa thực phẩm giàu canxi hay oxalat, thừa đạm động vật ăn, ăn quá nhiều natri, lạm dụng các chất kích thích…
- Thừa cân, béo phì, kích thước vòng eo quá cỡ.
- Một số bệnh lý như: bệnh tiêu chảy mạn tính, bệnh viêm dạ dày, viêm ruột, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh viêm tiết niệu, bệnh nhiễm toan ống thận, bệnh cường giáp,…
- Tiền sử gia đình bệnh sỏi hoặc một số bất thường trong đường tiết niệu như sẹo niệu quản, hẹp niệu quản,…
3. Triệu chứng
Khi sỏi niệu quản trái, sỏi niệu quản phải có kích thước đủ lớn làm thu hẹp ống niệu quản hoặc cạnh sắc viên sỏi cọ xát vào niêm mạc sẽ gây ra một loạt các triệu chứng như sau:
- Đau quặn thận: Cơn đau quặn thận xuất hiện sau một vận động mạnh, đau xuất phát ở một bên hố thắt lưng, lan xuống vùng hạ sườn bên đối diện, lan xuống bẹn và bộ phận sinh dục ngoài. Ở nam giới, thường đau nhiều vùng tinh hoàn. Thời gian đau có thể kéo dài theo hàng phút, hàng giờ, đôi khi chỉ giảm khi dùng thuốc giảm đau.
- Tiểu ra máu: Nước tiểu có màu sắc bất thường như màu hồng, màu đỏ, nâu sẫm,… do viên sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc gây chảy máu và thường có mùi hôi khó chịu, đôi khi dấu hiệu này đi kèm với cả tình trạng viêm đường tiết niệu.
- Tiểu buốt, tiểu đau: Cảm giác rát buốt, tức hoặc khó chịu mỗi lần đi tiểu.
- Tiểu rắt: Tăng rõ rệt tần suất đi tiểu, nước tiểu ít, cảm giác mót tiểu ngay cả khi vừa mới đi xong.
- Các biểu hiện khác: Sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa,…
4. Mẫu bệnh án Sỏi niệu quản
Bệnh án Sỏi niệu quản cần cảm bảo những nội dung sau:
I. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
II. Phần chuyên môn
- Ngày vào viện, lý do vào viện
- Bệnh sử: Tình trạng lúc nhập viện
- Tiền sử: Bản thân và gia đình
- Chẩn đoán lâm sàng
- Cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định
- Tóm tắt bệnh án
- Điều trị
Xem thêm:
Mẫu Bệnh án Hậu sản
Mẫu Bệnh án Hen phế quản
Mẫu Bệnh án Y học cổ truyền
Mẫu Bệnh án Viêm khớp dạng thấp
Mẫu Bệnh án Nhi khoa viêm phổi
Mẫu Bệnh án Hậu phẫu viêm ruột thừa
Mẫu Bệnh án Sỏi túi mật
Mẫu Bệnh án Sốt xuất huyết
Mẫu Bệnh án Sản khoa u sơ tử cung
Mẫu Bệnh án COPD
Mẫu Bệnh án Rối loạn tiền đình
Mẫu Bệnh án Xuất huyết tiêu hóa
Mẫu Bệnh án Răng hàm mặt
Mẫu Bệnh án Tay chân miệng
Mẫu Bệnh án Tai mũi họng
Mẫu Bệnh án Sản khoa chửa ngoài tử cung
Mẫu Bệnh án Nhồi máu não
Mẫu Bệnh án Nội tiết
Mẫu Bệnh án Xuất huyết tiêu hóa trên
Mẫu Bệnh án Viêm quanh khớp vai
Mẫu Bệnh án Dọa sảy thai
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh y khoa
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm bác sĩ nội trú
Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu?
Được cập nhật 01/04/2024
176 lượt xem