1. Kỹ năng là gì ?
Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một cái gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn, v.v. Hay chính là việc vận dụng khả năng/ năng lực của một người để giải quyết một hay nhiều việc nhằm tạo ra kết quả như mong muốn. Người sở hữu kỹ năng thuần thục sẽ giải quyết vấn đề hiệu quả và nhận được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực, chuyên môn của mình.
Đọc thêm: Kỹ năng tập trung có quan trọng như thế nào? Những bước để cải thiện kĩ năng tập trung hữu ích
2. 6 kỹ năng nên viết trong CV
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là kiến thức chuyên sâu về một ngành nghề, một lĩnh vực công việc mà các bạn được học, được đào tạo trong một thời gian dài thông qua trường lớp. Dựa trên kỹ năng chuyên môn có được đó để áp dụng vào công việc nhằm làm tăng hiệu suất công việc. Thông qua CV xin việc, bạn nên liệt kê kỹ năng chuyên môn của mình nhằm thu hút nhà tuyển dụng rằng bạn có thể đảm nhận vị trí công việc họ đang tìm kiếm nhân lực.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là việc nhân viên có thể truyền đạt ý kiến, đưa ra suy nghĩ, mong muốn của bản thân với cấp trên, đồng nghiệp hay khách hàng hiệu quả nhất. Giao tiếp tốt sẽ góp phân giúp buổi thảo luận, thuyết trình, trao đổi hay thương thuyết với khách hàng diễn ra suôn sẻ và tỷ lệ thành công cao hơn.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một kỹ năng được đề cao trong đời sống, đặc biệt là trong trường học, doanh nghiệp. Nó giúp người lao động suy nghĩ thấu đáo, có thể quan sát sự việc ở mọi khía cạnh khách quan nhất. Từ đó tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng, đem lại kết quả tối ưu cho cuộc tranh luận, cuộc họp hay hội thảo, thuyết trình. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, trong CV ứng viên có thể viết: “Kỹ năng tư duy phản biện được thể hiện qua những công việc tìm hiểu, nghiên cứu về…, quản trị dự án…, phân tích chiến lược Marketing…”
Đọc thêm: TOP 4 Kinh nghiệm viết CV cho người mới đi làm
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đây là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Có thể hiểu, đây là khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định xử lý tối ưu nhất trước mọi tình huống trong đời sống. Nhờ khả năng nhanh nhạy, giải quyết vấn đề nhiều hướng khác nhau, bạn sẽ làm chủ được những vấn đề phát sinh.
Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, việc đưa ra các hoạt động mà ứng dụng kỹ năng này để vượt qua sẽ tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, đừng quên thể hiện kỹ năng này trong CV xin việc nhé!
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc chung. Sở hữu kỹ năng này, ứng viên có cơ hội phát triển cá nhân, tích lũy thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ đồng nghiệp hay những người làm chung nhóm, dự án. 8 nguyên tắc cần tuân thủ trong kỹ năng làm việc nhóm:
- Lắng nghe ý kiến, góp ý của người khác: Việc lắng nghe người khác cẩn thận thể hiện bạn đang tôn trọng người nói. Khi chú ý lắng nghe cẩn thận bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng tin của người khác. Khi lắng nghe người khác một cách cẩn thận bạn có thể cùng họ giải quyết được vấn đề.
- Có khả năng thuyết phục, giải quyết vấn đề nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm đòi hỏi sự nhạy bén trong việc hiểu và tương tác với các thành viên khác, khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, cũng như khả năng thể hiện ý kiến và đóng góp ý tưởng. Kỹ năng làm việc nhóm tốt giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ, khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy hiệu suất làm việc của cả nhóm.
- Tôn trọng ý kiến và luôn giúp đỡ các thành viên trong nhóm: Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau. Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác.
- Có trách nhiệm với công việc được giao: Trách nhiệm trong công việc là việc bạn hoàn thành những nhiệm vụ được giao phó một cách tốt nhất. Điều đó nghĩa là bạn cần hoàn thành công việc đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, khối lượng và kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh và đề xuất phương án giải quyết.
- Luôn khen ngợi, khích lệ đồng nghiệp: Điều này sẽ tạo nên sự tích cực giữa các thành viên. Lời khen như một liều thuốc tinh thần thúc đẩy sự thân thiện giữa mọi người, khi tinh thần thoải mái thì các công việc cũng được xử lý tốt hơn.
- Chấp nhận lời chỉ trích, phản hồi từ các thành viên khác: Nếu bạn chẳng học hỏi được điều gì từ những lời chỉ trích, hay đó chỉ là những lời ì xèo vớ vẩn của dư luận hoặc của ai đó muốn xúc phạm bạn, hãy nghĩ về tâm thế ổn định của mình và bỏ qua mọi chuyện. Bạn không quan tâm quá nhiều và sẽ nhanh chóng quên nó đi, thay vì việc dành suốt cả ngày trời để tức giận, buồn bã hay tìm hiểu căn nguyên vì sao.
Đọc thêm: GPA là gì? GPA có quan trọng khi xin việc không?
Kỹ năng thích nghi
Đây là một trong những kỹ năng mềm ai cũng cần có, thể hiện khả năng thích ứng tốt trước mọi sự thay đổi của hoàn cảnh. Hiện nay, đa số các nhà tuyển dụng đều đề cao những ứng viên có khả năng thích nghi tốt và chịu được áp lực trong công việc.
3. Hướng dẫn cách viết các kỹ năng trong CV
- Chọn lọc kỹ năng: liệt kê các kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển và tránh đưa vào những kỹ năng không cần thiết. Thông thường, những ứng viên sở hữu các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm sẽ được ưu tiên lựa chọn. Do đó, việc tập trung vào các kỹ năng quan trọng nhất và phù hợp với vị trí là một cách hiệu quả để nổi bật trong hàng ngàn đơn xin việc.
- Vị trí trình bày trong CV: thông thường, phần các kỹ năng sẽ được trình bày sau phần kiến thức và kinh nghiệm việc làm của ứng viên. Nhà tuyển dụng sau khi nắm được thông tin cơ bản về khả năng làm việc của ứng viên sẽ tiếp tục chú ý đến các kỹ năng có liên quan. Đây sẽ tiếp tục là một điểm cộng cho quá trình ứng tuyển nếu như ứng viên có thể làm nổi bật những kỹ năng phù hợp cho công việc.
- Hình thức liệt kê kỹ năng: ứng viên có thể trình bày các kỹ năng bằng cách đưa các kỹ năng liên quan lên đầu và nêu chi tiết để nhà tuyển dụng hiểu được rõ nhất năng lực của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể trình bày theo dạng đánh giá theo thang điểm 10. Tuy nhiên hình thức trình bày này không được khuyến khích áp dụng vì nhà tuyển dụng không thể đánh giá chính xác về bạn.
Đọc thêm: Top 8 cách phát triển kỹ năng giao tiếp trong thuyết trình
4. Một số câu hỏi liên quan đến các kỹ năng cần có trong CV
Những kỹ năng cần có trong CV kế toán là gì?
Một vài kỹ năng cần có trong CV kế toán bạn có thể tham khảo như: Kỹ năng phân tích dữ liệu; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng xử lý tình huống phức tạp; Kỹ năng tin học văn phòng; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng đánh máy
Có các loại kỹ năng nào trong CV?
Có 4 loại kỹ năng cơ bản trong cv đó là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng tổng hợp.
Đọc thêm: Kỹ năng công việc cụ thể là gì? Cách xác định kỹ năng của bạn
Kỹ năng chính là cầu nối, giúp bạn tăng cơ hội có việc làm, gắn kết các mối quan hệ trong đời sống, kiến tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết với người khác. Qua bài viết này, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp thêm đến bạn những thông tin hữu ích về các kỹ năng cần có khi viết CV. Hy vọng qua đó, bạn có thể bạn sẽ xây dựng cho mình một CV ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng!
Được cập nhật 21/03/2024
294 lượt xem