Bạn đã bao giờ bước vào một buổi phỏng vấn và bối rối vì những câu hỏi không giống những gì mình đã luyện tập? Rất nhiều sinh viên mới ra trường từng trải qua cảm giác lúng túng đó. Họ chuẩn bị kỹ các câu trả lời mẫu kiểu "Giới thiệu bản thân", "Bạn thấy điểm mạnh của mình là gì?", "Tại sao bạn muốn làm công việc này?" – nhưng rồi bất ngờ khi nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn như:
"Kể lại một lần bạn thất bại và cách bạn vượt qua?"
"Nếu bạn phải làm việc với một người không hợp tính, bạn sẽ xử lý thế nào?"
Đó chính là lúc bạn bước vào một buổi phỏng vấn sâu – một hình thức không còn xa lạ, đặc biệt trong các công ty lớn, startup hiện đại hay những vị trí cần khả năng giao tiếp, tư duy giải quyết vấn đề và tinh thần làm việc nhóm tốt.
Tuy nhiên, do chưa được định hướng rõ ràng từ trước, nhiều sinh viên vẫn nghĩ "phỏng vấn nào cũng giống nhau", dẫn đến việc chuẩn bị chưa phù hợp. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn:
- Hiểu rõ phỏng vấn sâu là gì, khác gì so với kiểu truyền thống
- Biết cách chuẩn bị phù hợp với từng hình thức
- Tăng khả năng ghi điểm và đậu phỏng vấn sau khi ra trường
- Đưa ra Top 15 câu hỏi phỏng vấn sâu thường gặp
Cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Phỏng vấn truyền thống là gì?
Phỏng vấn truyền thống là hình thức phỏng vấn phổ biến nhất và cũng là kiểu mà nhiều sinh viên đã từng gặp qua. Đây là buổi hỏi – đáp trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, thường theo một mẫu câu hỏi cố định đã được chuẩn bị từ trước. Thời gian phỏng vấn thường khá ngắn, chỉ kéo dài khoảng 10–20 phút.
Đặc điểm của phỏng vấn truyền thống:
- Câu hỏi quen thuộc: như “Bạn hãy giới thiệu bản thân?”, “Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?”, “Bạn mong muốn điều gì ở công việc này?”
- Mục tiêu: kiểm tra các yếu tố cơ bản như cách bạn giao tiếp, tự tin ra sao, phong thái chuyên nghiệp không, và phản ứng với các câu hỏi thường gặp thế nào.
- Tính chất “lọc hồ sơ”: kiểu phỏng vấn này thường dùng ở vòng đầu để chọn ra những ứng viên phù hợp nhất vào vòng trong.
Ví dụ thực tế: Tại các công ty có lượng ứng viên lớn như ngân hàng, chuỗi bán lẻ, công ty sản xuất quy mô lớn,… vòng phỏng vấn đầu tiên thường là phỏng vấn truyền thống nhằm sàng lọc nhanh và hiệu quả.
Dưới đây là 10 câu hỏi phỏng vấn truyền thống thường gặp kèm theo mẫu trả lời gợi ý, giúp sinh viên mới ra trường dễ hình dung và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn:
1. Hãy giới thiệu bản thân
Mục đích: Kiểm tra khả năng giao tiếp, khái quát về bạn.
Trả lời mẫu:
“Em tên là Nguyễn Thảo, vừa tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong quá trình học, em có cơ hội thực tập tại công ty bất động sản XYZ, nơi em hỗ trợ công việc marketing và tư vấn khách hàng. Em là người cầu tiến, thích học hỏi và đang tìm kiếm cơ hội để phát triển trong môi trường chuyên nghiệp như công ty mình.”
2. Điểm mạnh của bạn là gì?
Trả lời mẫu:
“Em có khả năng giao tiếp tốt và khá tự tin khi làm việc nhóm. Ngoài ra, em luôn chủ động tìm hiểu khi gặp vấn đề mới, và không ngại thử thách để phát triển bản thân.”
3. Điểm yếu của bạn là gì?
Trả lời mẫu:
“Trước đây em thường khá cầu toàn, nên đôi khi làm chậm tiến độ. Nhưng em đã học cách ưu tiên công việc theo mức độ quan trọng và cải thiện rất nhiều trong thời gian thực tập.”
4. Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Trả lời mẫu:
“Em đánh giá cao môi trường chuyên nghiệp và định hướng phát triển lâu dài của công ty mình. Đặc biệt, em rất ấn tượng với các dự án bất động sản mà công ty đã triển khai, và mong muốn được học hỏi từ đội ngũ có kinh nghiệm.”
5. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3–5 năm tới là gì?
Trả lời mẫu:
“Trong 3 năm tới, em mong muốn trở thành một chuyên viên vững kỹ năng, có thể đảm nhiệm độc lập các dự án nhỏ. Sau 5 năm, em hy vọng có thể giữ vai trò quản lý nhóm và đóng góp vào chiến lược kinh doanh của công ty.”
6. Bạn đã từng làm việc nhóm chưa? Kết quả thế nào?
Trả lời mẫu:
“Trong một môn học cuối kỳ, nhóm em đã thực hiện đề án phân tích thị trường cho một công ty BĐS. Em phụ trách nghiên cứu và trình bày. Dù có xung đột ý kiến, nhưng chúng em đã giải quyết bằng cách chia vai trò rõ ràng và đạt điểm A+.”
7. Bạn xử lý áp lực công việc thế nào?
Trả lời mẫu:
“Khi gặp áp lực, em thường phân chia công việc theo từng phần nhỏ, ưu tiên deadline và dành thời gian nghỉ ngắn để giữ tinh thần tỉnh táo. Trong kỳ thực tập, nhờ vậy em vẫn đảm bảo deadline dù có nhiều việc gấp.”
8. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Trả lời mẫu:
“Em tìm hiểu được rằng công ty mình là một trong những nhà phát triển bất động sản có tốc độ tăng trưởng nhanh tại TP.HCM, nổi bật với các dự án khu dân cư cao cấp. Em rất muốn được đóng góp trong môi trường năng động như vậy.”
9. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Trả lời mẫu:
“Em tuy là sinh viên mới ra trường nhưng có tinh thần học hỏi, chăm chỉ và đã có trải nghiệm thực tập thực tế. Em tin mình có thể nhanh chóng bắt nhịp với công việc và đóng góp tích cực cho nhóm.”
10. Bạn có câu hỏi gì cho nhà tuyển dụng không?
Trả lời mẫu:
“Dạ có ạ. Em muốn hỏi về lộ trình phát triển nghề nghiệp tại công ty mình dành cho nhân viên mới như em?”
(hoặc)
“Công ty có chính sách đào tạo gì để hỗ trợ nhân viên trong 6 tháng đầu không ạ?”
Phỏng vấn sâu là gì?
Phỏng vấn sâu với tên tiếng Anh là In Depth Interview, là hình thức tuyển dụng mà nhà tuyển dụng đi sâu vào trải nghiệm thực tế, quá trình suy nghĩ và cách bạn xử lý vấn đề. Không giống kiểu hỏi – đáp theo mẫu, phỏng vấn sâu cho thấy bạn có thật sự hiểu bản thân mình và ứng xử linh hoạt trong công việc hay không.
Đặc điểm nổi bật của phỏng vấn sâu:
- Không theo mẫu cố định: Nhà tuyển dụng có thể thay đổi câu hỏi tùy theo cách bạn trả lời.
- Tập trung vào chiều sâu: Họ muốn biết bạn học được gì từ kinh nghiệm cũ, ứng xử ra sao khi gặp áp lực hoặc bạn suy nghĩ như thế nào khi đưa ra quyết định.
- Thời gian dài hơn: Một buổi phỏng vấn sâu thường kéo dài từ 30–60 phút, thậm chí lâu hơn nếu vào vòng quan trọng.
Ví dụ thực tế mà nhà tuyển dụng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu:
Ứng tuyển vị trí Content Marketing tại một công ty công nghệ, bạn có thể được hỏi:
“Hãy kể lại một chiến dịch bạn từng tham gia. Kết quả đạt được là gì? Nếu làm lại, bạn sẽ thay đổi điều gì?”
Dưới đây là bảng 15 ví dụ câu hỏi phỏng vấn sâu thường gặp dành cho sinh viên mới ra trường, kèm mục đích của câu hỏi và đáp án mẫu cho các vị trí phổ biến như Sales, Content, Marketing, Hành chính – nhân sự, Chăm sóc khách hàng....
Tóm tại phỏng vấn sâu và phỏng vấn truyền thống khác nhau thế nào?
Phỏng vấn truyền thống thường hỏi theo mẫu có sẵn, diễn ra nhanh (10–20 phút), dùng để lọc ứng viên số lượng lớn. Phỏng vấn sâu thì không theo mẫu cứng nhắc, đi sâu vào trải nghiệm – tư duy ứng viên, kéo dài lâu hơn (30–60 phút), dùng cho vị trí chuyên môn hoặc vòng quan trọng.
👉 Nói ngắn gọn: Phỏng vấn truyền thống hỏi "cái gì", phỏng vấn sâu đào "vì sao & làm thế nào".
Tiêu chí |
Phỏng vấn truyền thống |
Phỏng vấn sâu |
Thời lượng |
10–20 phút |
30–60 phút hoặc hơn |
Cách đặt câu hỏi |
Cứng nhắc, theo form |
Linh hoạt, theo chiều sâu câu trả lời |
Mục tiêu chính |
Kiểm tra cơ bản, tác phong |
Đào sâu năng lực, tư duy, động lực |
Vị trí áp dụng phổ biến |
Nhân viên phổ thông, thực tập |
Vị trí chuyên môn, team leader... |
Khó hay dễ chuẩn bị? |
Dễ dự đoán, luyện trước được |
Khó đoán, cần sự chuẩn bị kỹ & tự tin |
Sinh viên mới ra trường nên chuẩn bị thế nào khi tham gia phỏng vấn sâu?
Loại phỏng vấn |
Chuẩn bị |
Phỏng vấn truyền thống |
- Chuẩn bị kịch bản trả lời cho 5–7 câu hỏi quen thuộc (Giới thiệu bản thân, điểm mạnh/yếu, mục tiêu nghề nghiệp...). |
- Tập luyện giọng nói, cách giới thiệu bản thân, ăn mặc chỉn chu. |
- Trang phục phù hợp giúp bạn trông chuyên nghiệp (sơ mi, áo vest, tóc gọn gàng…). |
Phỏng vấn sâu |
- Chuẩn bị câu chuyện thực tế (dự án, bài tập nhóm, tình huống khó khăn đã vượt qua). |
- Luyện kỹ năng kể chuyện ngắn gọn, có logic: Cấu trúc Tình huống – Hành động – Kết quả. |
- Tập trung vào cách tư duy và hành động thay vì chỉ nói hay. Đưa ra những ví dụ cụ thể về cách bạn giải quyết vấn đề. |
Với phỏng vấn truyền thống:
- Chuẩn bị kịch bản trả lời cho 5–7 câu hỏi quen thuộc:
Các câu hỏi như “Giới thiệu bản thân”, “Điểm mạnh/yếu của bạn là gì?”, “Tại sao bạn chọn công ty này?” xuất hiện rất thường xuyên. Sinh viên nên viết sẵn câu trả lời, luyện nói tự nhiên để tránh ấp úng hay trả lời lan man.
- Tập luyện giọng nói, cách giới thiệu bản thân, trang phục chỉn chu: Một giọng nói rõ ràng, tự tin cùng với cách giới thiệu mạch lạc sẽ tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu. Trang phục phù hợp (sơ mi, áo vest, tóc gọn gàng…) giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Với phỏng vấn sâu:
- Chuẩn bị câu chuyện thực tế (dự án, bài tập nhóm, tình huống khó khăn đã vượt qua): Nhà tuyển dụng không chỉ muốn nghe “bạn biết gì” mà muốn hiểu “bạn đã từng làm gì”. Hãy nghĩ về những lần bạn chủ động giải quyết vấn đề trong học tập, CLB, làm thêm... và kể lại thật chân thật.
- Luyện kỹ năng kể chuyện ngắn gọn, có logic: Câu chuyện nên rõ ràng theo cấu trúc: Tình huống – Hành động – Kết quả. Tránh kể dài dòng, tập trung vào hành động cụ thể bạn đã làm và kết quả đạt được.
- Tập trung vào cách tư duy – cách hành động thay vì chỉ “nói hay”: Nhà tuyển dụng đánh giá cách bạn suy nghĩ và phản ứng với khó khăn, không phải bạn nói hoa mỹ đến đâu. Hãy thể hiện tư duy logic, thái độ cầu tiến, dám nhận trách nhiệm và học hỏi từ sai lầm.
Lời khuyên thực tế từ nhà tuyển dụng
- Đừng chỉ “học thuộc câu trả lời mẫu” – đặc biệt trong phỏng vấn sâu: Trong phỏng vấn sâu, nhà tuyển dụng muốn hiểu bạn thật sự nghĩ gì. Học thuộc có thể khiến bạn thiếu tự nhiên và không thể hiện được sự thật sự của mình.
- Trung thực, có chính kiến, thể hiện cá tính cá nhân là điểm cộng lớn: Nhà tuyển dụng đánh giá cao sự trung thực và khả năng thể hiện chính kiến của bạn. Đừng ngại bộc lộ cá tính và quan điểm riêng trong các tình huống.
- Nếu chưa có nhiều trải nghiệm, hãy chia sẻ góc nhìn và tiềm năng học hỏi: Nếu thiếu kinh nghiệm, hãy nhấn mạnh khả năng học hỏi nhanh, kỹ năng tự phát triển và cách bạn tiếp cận các vấn đề. Nhà tuyển dụng tìm kiếm sự tiềm năng và sự chủ động trong công việc.
Dưới đây là một số lời khuyên đặc biệt có thể giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ và khác biệt trong phỏng vấn:
Dưới đây là một số lời khuyên đặc biệt có thể giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ và khác biệt trong phỏng vấn:
Mỗi loại phỏng vấn đều có mục đích và yêu cầu riêng, vì vậy sinh viên cần hiểu rõ để không bị bất ngờ trong quá trình tham gia. Phỏng vấn sâu, mặc dù có vẻ khó khăn, nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin thể hiện cá nhân, bạn sẽ dễ dàng vượt qua.
Để thành công, hãy chú trọng vào việc tập luyện kỹ năng phản xạ nhanh, xây dựng tư duy mạch lạc và duy trì thái độ tích cực trong suốt cuộc phỏng vấn. Khi đó, bạn sẽ không chỉ ghi điểm với nhà tuyển dụng mà còn tăng khả năng nhận được cơ hội nghề nghiệp phù hợp.