Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
OBJECTIVES
- Đảm bảo hoạt động vận hành của công ty được tối ưu hóa để đạt hiệu quả tối đa, giảm chi phí, và cải thiện chất lượng dịch vụ/sản phẩm, tăng trải nghiệm khách hàng.
- Thực thi hiệu quả các chiến lược tối ưu hóa quy trình để tăng cường năng suất vận hành.
- Thúc đẩy sự đổi mới liên quan đến cải tiến hệ thống, quy trình và công nghệ.
- Phát triển các công cụ và phương pháp thích hợp để duy trì các cải tiến trong toàn tổ chức.
RESPONSIBILITIES
1. Tham mưu, hoạch định và triển khai hoạt động cải tiến
1.1. Tư Vấn và Tham Mưu:
- Phối hợp chặt chẽ với các lãnh đạo Khối Công nghệ thông tin để tham mưu chiến lược tối ưu hóa vận hành của PNJ
- Đề xuất các chiến lược cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu lãng phí.
1.2. Xây Dựng và Triển Khai Kế Hoạch Tối Ưu Hóa Quy Trình:
- Tạo ra và thực hiện các kế hoạch tối ưu hóa quy trình để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu lãng phí.
- Đảm bảo các quy trình được triển khai hiệu quả và đồng bộ với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
1.3. Xây dựng Bộ Quy Trình Tổng thể Vận Hành doanh nghiệp:
- Xây dựng, duy trì và liên tục cải tiến bộ quy trình vận hành tổng thể của PNJ dựa trên phương pháp luận và thông lệ tiên tiến (APQC, Michael Porter hoặc thông lệ khác)
- Đảm bảo bức tranh quản trị tổng thể và tính liên kết trong bộ quy trình vận hành toàn doanh nghiệp
- Đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và cập nhật của các quy trình vận hành.
1.4. Đánh Giá và Cải Tiến Quy Trình:
- Đánh giá các quy trình hiện tại để nhận diện các lãng phí và cơ hội cải tiến.
- Phân tích dữ liệu và đưa ra các khuyến nghị cải tiến cụ thể dựa trên kết quả đánh giá và phân tích.
1.5. Báo Cáo Hiệu Suất Quy Trình:
- Thực hiện báo cáo định kỳ về hiệu suất của các quy trình và danh mục các dự án tối ưu hóa.
-
Cung cấp các phân tích và thông tin chi tiết để hỗ trợ quyết định và điều chỉnh chiến lược.
2. Quản trị sự thay đổi trong các dự án, các hoạt động tối ưu vận hành
2.1. Chịu trách nhiệm chính trong Quản Trị Sự Thay Đổi Trong Dự Án tối ưu vận hành:
- Chịu trách nhiệm quản lý sự thay đổi cho các dự án tối ưu hóa vận hành, bao gồm các dự án DMAIC, DMADV, LEAN và các sáng kiến cải tiến quy trình khác.
- Phát triển và triển khai các kế hoạch quản lý thay đổi để đảm bảo các dự án tối ưu hóa quy trình được thực hiện một cách đồng bộ xuyên suốt và hiệu quả.
- Đánh giá tác động của các thay đổi đến tổ chức, bao gồm ảnh hưởng đến quy trình, nhân sự và các yếu tố liên quan khác. Hoạch định phương án và giải pháp xử lý tác động.
- Xây dựng các chiến lược để giảm thiểu sự kháng cự và tăng cường sự chấp nhận của các bên liên quan đối với các thay đổi.
2.2. Chiến Dịch Truyền Thông Nội Bộ trong phạm vi Quản trị sự thay đổi:
- Tạo ra và triển khai các chiến dịch truyền thông nội bộ để thông báo, giải thích và thúc đẩy sự hiểu biết về các thay đổi trong tổ chức.
- Đảm bảo thông tin về các thay đổi được truyền đạt rõ ràng, minh bạch và kịp thời đến tất cả các nhân viên và bên liên quan.
2.3. Phối Hợp và Đảm Bảo Thực Hiện Đồng Bộ:
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đảm bảo các thay đổi được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch thay đổi, xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
2.4. Đánh Giá và Cải Tiến Quá Trình Quản Trị Thay Đổi:
- Đánh giá hiệu quả của các chiến lược quản trị thay đổi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải tiến quy trình quản lý thay đổi.
- Thu thập phản hồi từ các bên liên quan và nhân viên để cải thiện các kế hoạch và chiến lược quản trị thay đổi
3. Quản lý dự án Lean Six Sigma
Chịu trách nhiệm chính trong quản lý thực thi dự án Lean Six Sigma các cấp độ:
- Thực hiện các dự án tối ưu hóa quy trình và quản lý việc thực thi từ khởi đầu đến kết thúc dự án.
- Thiết lập và theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPIs hoặc các chỉ số liên quan khác về TUVH) để đo lường kết quả.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn tối ưu hóa vận hành được thực thi một cách đúng đắn trong doanh nghiệp (phương pháp Lean Six Sigma)
4. Thực hiện nâng cao hiệu quả vận hành
4.1. Phối Hợp và Phát Triển Đội Ngũ Tối Ưu Hóa Vận hành tập đoàn:
- Phối hợp với lãnh đạo đơn vị để tư vấn và phát triển đội ngũ tối ưu hóa quy trình, đảm bảo các thành viên đội ngũ có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực thi các sáng kiến cải tiến.
- Hỗ trợ và đồng phát triển các kế hoạch phát triển đội ngũ nhằm nâng cao năng lực và hiệu suất của các thành viên trong đội ngũ tối ưu hóa.
4.2. Đào Tạo Nhân Viên:
- Tổ chức và điều phối các hoạt động đào tạo, bao gồm các khóa học, hội thảo, tập huấn và các sự kiện nâng cao nghiệp vụ về các phương pháp và công cụ tối ưu hóa quy trình.
- Cung cấp đào tạo chuyên sâu cho nhân viên PNJ về các kỹ thuật tối ưu hóa quy trình, giải quyết các vấn đề, khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện.
4.3. Xây Dựng Mối Quan Hệ Với Đối Tác và Bên Liên Quan:
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ làm việc hiệu quả với các đối tác bên ngoài và các bên liên quan để thúc đẩy các sáng kiến tối ưu hóa.
- Hợp tác với các đối tác và bên liên quan để triển khai các dự án tối ưu hóa và cải tiến quy trình một cách đồng bộ và hiệu quả.
4.4. Đảm Bảo Truyền Thông Hiệu Quả:
- Đảm bảo rằng các thông tin liên quan đến hoạt động cải tiến được truyền tải một cách hiệu quả và kịp thời đến các đối tượng liên quan trong tổ chức.
- Thực hiện các hoạt động truyền thông để cập nhật và thông báo về các sáng kiến, kết quả và vấn đề liên quan đến cải tiến quy trình.
5. Thực hiện các công việc do cấp trên giao khác
Yêu Cầu Công Việc
EDUCATION
- Bằng cấp: Đại học
- Các học vấn khác cần cho ngành nghề: hiểu biết về công cụ Lean/ 6Sigma và các công cụ khác liên quan đến cải tiến liên tục.
EXPERIENCE
- Các kinh nghiệm làm việc có liên quan đến công việc hiện tại: 7 - 10 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực cải tiến quy trình, tối ưu hóa vận hành hoặc các vai trò tương tự. Kinh nghiệm trong ngành bán lẻ là một lợi thế.
- Có kiến thức và kinh nghiệm quản lý dự án
SKILLS
- Khả năng phát triển và thực hiện các chiến lược cải tiến quy trình một cách sáng tạo và hiệu quả.
- Kỹ năng phân tích mạnh mẽ với khả năng sử dụng các công cụ và phương pháp cải tiến quy trình như Lean, Six Sigma. Phân tích khả năng và đánh giá tác động của các thay đổi, xây dựng các chiến lược giảm thiểu kháng cự.
- Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thay đổi xuất sắc.
- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án xuất sắc.
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt để phối hợp hiệu quả với các bên liên quan và truyền đạt thông tin rõ ràng, thuyết phục;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng truyền đạt hoặc đào tạo
- Có năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ
OTHER REQUIREMENTS
- Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học.
- Nhiệt tình, nhạy bén, linh động để giải quyết các công việc được giao
- Chính trực
- Có tinh thần trách nhiệm cao và bảo mật tốt.
- Khéo ứng xử, khiêm tốn.
- Có tinh thần đồng đội.
Thông tin khác
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Được thành lập vào ngày 28/04/1988 với tên gọi Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận (PNJ). Đến tháng 01/2004, PNJ đã được cổ phần hóa và trở thành Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Năm 2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, PNJ là doanh nghiệp kim hoàn đầu tiên và duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán cho đến nay.
Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những nhà sản xuất và bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam với những nhãn hiệu nổi tiếng như PNJ Silver, PNJ Gold, CAO FINE Jewelry và Jemma. Không những thế, PNJ còn là đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu trang sức Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Năm 2020 biến động dữ dội bởi đại dịch Covid-19 đã đặt ra thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và đòi hỏi sự chuyển mình mạnh mẽ để vượt khủng hoảng, đồng thời nhìn thấy được vận hội mới. Trước bối cảnh đó, PNJ đã nỗ lực F5 – Refresh một cách toàn diện để tái tạo nguồn lực, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và gia tăng khả năng ứng biến linh hoạt trước nhiều rủi ro. Kết quả, PNJ đã lội ngược dòng một cách ngoạn mục và giành thắng lợi đột phá. Doanh nghiệp không chỉ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, đảm bảo sự tăng trưởng dương trong khi thị trường chung tăng trưởng âm, mà còn vươn đến vị thế mới – Doanh nghiệp xuất sắc nhất ngành kim hoàn châu Á – Thái Bình Dương. Qua đó, PNJ đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín ngành kim hoàn Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quốc tế, tiến một bước quan trọng trên tiến trình gia tăng tầm ảnh hưởng sâu, rộng trên thị trường trang sức quốc tế.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định và các bảo hiểm khác như Bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe
- Được hưởng bảo hiểm Premium healthcare tùy vào cấp bậc.
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Ngày hội gia đình
- Văn nghệ, CLB thể dục thể thao
- Du lịch hằng năm.
Lịch sử thành lập
- Ngày 28/04/1988, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận trong thời điểm ngành kim hoàn chưa phát triển và thị trường còn nhiều hạn chế.
- Năm 1994, PNJ thành lập chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở rộng hệ thống trên toàn quốc. Sau đó, lần lượt các chi nhánh như Đà Nẵng năm 1998, Cần Thơ năm 1999, hệ thống PNJ luôn được mở rộng không ngừng.
- Năm 2001, Nhãn hiệu PNJSilver chính thức ra đời song song với việc tiếp tục phát triển nhãn hàng trang sức vàng PNJ bằng nhiều chương trình tiếp thị bùng nổ với sự bảo trợ của Hội đồng vàng thế giới.
- Ngày 2/1/2004, PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế Đảng thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Cũng trong thời gian này, PNJ đạt danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất.
- Vào ngày 3/4/2008, PNJ chính thức thay đổi logo mới nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển với hình ảnh chuyên nghiệp, xứng tầm cho chặng đường mới.
- Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùng với việc bổ sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ thống PNJ. PNJ cũng là nhà tài trợ trang sức cho cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2010 được tổ chức tại Việt Nam. Với 142 cửa hàng, PNJ trở thành công ty có hệ thống bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2010, PNJ được Chính phủ công nhận là thương hiệu quốc gia, đón nhận giải vàng chất lượng quốc gia, là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt Nam nhận giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương và được Plimsoll công bố là công ty xếp thứ 16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới. PNJ là công ty Việt Nam duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng này.
- Tháng 3/2011, PNJ khởi công xây dựng xí nghiệp nữ trang PNJ hiện đại nhất Việt Nam, đồng thời không ngừng nâng cấp quy mô hệ thống phân phối, khánh thành các trụ sở và khai trương các trung tâm kim hoàn tại Kiên Giang, Bình Dương, Biên Hòa, Hà Nội….
- Năm 2012, để phát triển trường tồn, PNJ đã tổ chức những buổi hội thảo để thấy được sự cần thiết của sự thay đổi và thuê tư vấn nước ngoài để chuẩn hóa hệ thống quản trị theo chuẩn quốc tế.
- Đến ngày 18/10/2012, Xí nghiệp nữ trang PNJ được khánh thành sau thời gian gần 18 tháng thi công và được đánh giá là một trong những xí nghiệp chế tác nữ trang lớn nhất khu vực Châu Á với vốn đầu tư 120 tỷ đồng đồng thời sở hữu công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm.
- Năm 2013 là năm đánh dấu những sự kiện quan trọng của PNJ. Ngày 12/1/2013, Trung tâm trang sức, kim cương và đồng hồ được xem là một trong những trung tâm lớn nhất tại thị trường Việt Nam khánh thành tại 52A- 52B Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
- Ngày 10/09/2013, PNJSilver ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, mở ra một “Thế giới Nàng tỏa sáng” với sắc tím thời trang cùng những đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu.
- Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt TTKH ở các tỉnh thành VN… nâng tổng số cửa hàng bán lẻ trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trong toàn quốc.
- Năm 2018, PNJ đánh dấu mốc son 30 năm với Fashion Show trang sức lớn nhất Việt Nam, lập bộ huy chương Niềm tin vàng tặng đội tuyển U23 Việt Nam, 3 lần liên tiếp lọt Top 10 trong 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững, trở thành doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô cùng nhiều giải thưởng khác.
- Năm 2019, chính thức mở ra giai đoạn phát triển mới khi trở thành nhà bán lẻ số 1 ngành kim hoàn Châu Á và bắt tay “ông lớn” Walt Disney mở ra cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế.
- PNJ tiếp tục khẳng định uy tín của mình với sự kiện thiết kế chế tác tranh trao tặng Chủ tịch Triều Tiên với nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.
- Năm 2020, PNJ trở thành Doanh nghiệp xuất sắc nhất ngành kim hoàn Châu Á – Thái Bình Dương và được Forbes Việt Nam định giá 93,1 triệu USD, tăng 18% so với kỳ đánh giá 2019.
- Bên cạnh đó cùng những hành động kịp thời và hiệu quả trong tiến trình F5-Refresh của PNJ cũng đã được Talentnet đánh giá cao và vinh danh Chính sách nhân sự ứng biến Covid xuất sắc. Ngoài ra, nhãn hiệu mới STYLE By PNJ đã được ra đời vào năm này.
- Năm 2021, nối tiếp trên con đường trở thành nhà bán lẻ chuyên nghiệp và mở đầu chiến lược phân phối đa thương hiệu với sự hợp tác cùng Pandora. Sự tích hợp thương hiệu quốc tế trên toàn hệ thống giúp PNJ khai thác thêm tập khách hàng tiềm năng, ưa chuộng sản phẩm đẳng cấp quốc tế, đồng thời kích thích trải nghiệm các dòng sản phẩm trong hệ sinh thái thương hiệu PNJ.
- Năm 2022, PNJ tiếp tục kiên định với các định hướng đến giai đoạn tăng trưởng mới: Tăng trưởng vững chắc với trọng tâm duy trì vị thế số một tại thị trường; Không ngừng phát triển đồng bộ năng lực sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chiến lược, marketing,.. để tạo sức mạnh toàn diện của doanh nghiệp; tiếp tục công cuộc làm giàu tài nguyên nguồn nhân lực, tài nguyên thương hiệu, tài nguyên khách hàng, để gia tăng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp…
Mission
- PNJ không ngừng sáng tạo để mang lại những sản phẩm tinh tế với giá trị thật để tôn vinh vẻ đẹp cho con người và cuộc sống.
Review Công Ty Cổ Phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận
Vui vẻ, lương tạm ổn. Chế độ tốt nghỉ lễ tết đầy đủ
Học việc vẫn nhận đủ lương theo quy định, hợp đồng lao động rõ ràng, nội quy lao động minh bạch
Mình thấy đa số mấy anh chị lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm, mình thấy bên này bảo mật thông tin (Fb)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành (CEO), viết tắt từ tiếng Anh Chief Executive Officer, là người đứng đầu ban lãnh đạo của một tổ chức, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của tổ chức đó. CEO thường được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị (HĐQT) và chịu trách nhiệm báo cáo trước HĐQT về hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Mô tả công việc của Giám đốc điều hành
Quản lý hoạt động kinh doanh
Điều hành và giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty, bao gồm sản xuất, dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng, quản lý sản phẩm, v.v. Đảm bảo rằng các hoạt động này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hỗ trợ và thúc đẩy chiến lược tổng thể của công ty, tham gia vào quá trình đưa ra quyết định chiến lược và phát triển kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Quản lý tài chính và nguồn lực
Đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả, giám sát ngân sách và các chi phí, đồng thời quản lý và tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực như nhân lực, vật lực và tài chính. Tối ưu hóa các quy trình làm việc, cải tiến liên tục và áp dụng các best practice để nâng cao hiệu quả và hiệu suất của công ty.
Quản lý rủi ro - tuân thủ và lãnh đạo phát triển nhân viên
Đảm bảo rằng công ty tuân thủ các quy định pháp luật và chuẩn mực ngành nghề, đồng thời xử lý và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Lãnh đạo và phát triển đội ngũ, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên trong công ty.
Đại diện và mối quan hệ
Đại diện cho công ty trong các sự kiện, giao tiếp với các cơ quan, đối tác và khách hàng, xây dựng và duy trì các mối quan hệ chiến lược. Và giám sát hiệu suất và tiến độ các dự án, đánh giá kết quả và lập báo cáo cho Ban Giám đốc và các cấp lãnh đạo cao hơn.
Giám đốc điều hành có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
780 - 1300 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giám đốc điều hành
Tìm hiểu cách trở thành Giám đốc điều hành, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám đốc điều hành?
Yêu cầu tuyển dụng của Giám đốc điều hành
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Thường là tốt nghiệp đại học các ngành quản lý, kinh doanh, kỹ thuật hoặc liên quan. Nhiều tổ chức yêu cầu COO có bằng thạc sĩ (MBA) hoặc các bằng cấp cao hơn liên quan đến quản lý.
- Kinh nghiệm: Thường yêu cầu từ 10 đến 15 năm kinh nghiệm làm việc trong các vị trí quản lý cao cấp, bao gồm ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý cấp cao. Kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức là rất quan trọng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng chuyên môn và ký năng lãnh đạo: Có kiến thức sâu rộng về quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý dịch vụ khách hàng và các quy trình hoạt động của tổ chức. Khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và có khả năng đưa ra quyết định chiến lược, quản lý và hỗ trợ đội ngũ dưới sự lãnh đạo của mình.
- Kỹ năng quản lý và Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng quản lý và tối ưu hóa các nguồn lực của tổ chức, bao gồm ngân sách, nhân lực và các tài nguyên khác. Khả năng giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục và đàm phán, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác chiến lược và các bên liên quan.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích số liệu và dữ liệu, đưa ra các chiến lược và quyết định dựa trên dữ liệu, giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả.
Các yêu cầu khác
- Tính linh hoạt - sáng tạo và tinh thần làm việc nhóm: Khả năng thích ứng với thay đổi nhanh chóng của thị trường và đưa ra các giải pháp sáng tạo để tối ưu hóa hoạt động của tổ chức. Khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa và đa chức năng, hỗ trợ và thúc đẩy sự hợp tác và làm việc nhóm.
- Sự cam kết và năng động: Có sự cam kết cao đối với sự nghiệp và sự phát triển của tổ chức, sẵn sàng làm việc nhiều giờ khi cần thiết và có khả năng đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lộ trình thăng tiến của Giám đốc điều hành
Lộ trình thăng tiến của Giám đốc điều hành có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh điều hành
Mức lương: 6 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh Nhân viên Điều hành là chương trình thực tập dành cho sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp có cơ hội trải nghiệm thực tế công việc của Nhân viên Điều hành trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức.
>> Đánh giá: Thực tập sinh có cơ hội học hỏi trực tiếp từ các nhà quản lý và nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành doanh nghiệp. Có thể rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng như giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, quản lý thời gian,... Và họ có thể xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành, tiềm năng trở thành người hướng dẫn, mentor hoặc đối tác trong tương lai.
2. Nhân viên điều hành
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm
Nhân viên Điều Hành lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, phân tích thị trường và nhu cầu khách hàng để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp.
>> Đánh giá: Đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của một doanh nghiệp, đảm bảo sự vận hành trơn tru và hiệu quả của các quy trình, hệ thống và hoạt động hàng ngày. Họ là cầu nối quan trọng giữa ban lãnh đạo, các bộ phận chức năng và khách hàng.
3. Trưởng phòng điều hành
Mức lương: 18 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trưởng phòng điều hành là người đảm nhận vai trò quản lý và điều hành các hoạt động trong một phòng ban, đội nhóm hoặc tổ chức. Công việc của họ thường bao gồm lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, giám sát tiến độ công việc, giải quyết vấn đề và đảm bảo rằng mọi hoạt động được thực hiện hiệu quả và đúng thời hạn.
>> Đánh giá: Đây là một vị trí quan trọng trong các tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là trong những công ty lớn và tổ chức có quy mô phức tạp. Và nhiệm vụ chính là quản lý và điều hành các hoạt động trong tổ chức. Họ phải có khả năng lập kế hoạch chiến lược, phân bổ tài nguyên, giám sát tiến độ và đảm bảo hiệu quả trong từng bước thực hiện.
4. Phó giám đốc điều hành
Mức lương: 20 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 9 năm
Phó quản lý Điều Hành vị trí hỗ trợ Giám đốc Điều hành (CEO) trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Họ thường chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, chẳng hạn như sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự,... , đưa ra quyết định trong các lĩnh vực cụ thể và hỗ trợ CEO trong việc thực hiện tầm nhìn chiến lược của công ty.
>> Đánh giá: Họ tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, phân tích thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh và đề xuất các phương án phát triển phù hợp, giám sát hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, đảm bảo các bộ phận phối hợp nhịp nhàng và hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu chung. Và họ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn.
4. Giám đốc điều hành
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm
Giám đốc Điều hành, (CEO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong một tổ chức, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của tổ chức đó. Họ có quyền hạn tối cao trong việc đưa ra quyết định, định hướng chiến lược và điều phối các hoạt động để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
>> Đánh giá: Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và triển khai chiến lược tổng thể của công ty. Họ là người đứng sau để đảm bảo rằng chiến lược được thực hiện một cách có hiệu quả, giám sát và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, bao gồm quản lý sản xuất, dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng, và các bộ phận khác. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các quy trình và tiến trình hoạt động diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
5 bước giúp Giám đốc điều hành thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nắm vững vai trò và nhiệm vụ hiện tại
Đầu tiên, họ cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong tổ chức, đồng thời nắm vững các quy trình hoạt động kinh doanh. Cần đảm bảo rằng họ có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của công ty và các thách thức, cơ hội trong ngành.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Giám đốc điều hành cần phát triển và củng cố kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ, bao gồm khả năng quản lý và động viên đội nhóm. Họ cần có khả năng ra quyết định chiến lược và lãnh đạo trong việc thúc đẩy các dự án và chiến lược tổng thể của công ty.
Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới
Quan hệ mạnh mẽ với các cấp dưới, đồng nghiệp, và các đối tác chiến lược là rất quan trọng. Xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng để hỗ trợ trong việc giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu chiến lược của công ty.
Tham gia vào các dự án chiến lược và cải tiến
Đóng góp tích cực vào việc đề xuất và thực hiện các dự án chiến lược và cải tiến quy trình. Cần sẵn sàng đảm nhận các dự án lớn và có tính chiến lược, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức và cho bản thân.
Học hỏi và phát triển bản thân liên tục
Giữ cho bản thân luôn cập nhật với các xu hướng mới trong ngành và học hỏi các kỹ năng mới. Tham gia vào các khóa đào tạo, hội thảo, hoặc chương trình học tập liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn và lãnh đạo.
Xem thêm:
Việc làm Giám đốc vận hành đang tuyển dụng
Việc làm Giám đốc kinh doanh đang tuyển dụng