204 việc làm
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Production Manager (Bác sĩ)
Công ty TNHH Bình Việt Đức
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
15 - 17 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
8.5 - 13.5 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
8.5 - 13.5 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Production Manager (Bác sĩ)
Công ty TNHH Bình Việt Đức
166 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 24
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 24
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Trưởng nhóm / Giám sát
Ngày đăng tuyển: 25/07/2024
Hạn nộp hồ sơ: 30/09/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 1 - 3 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Xe đưa đón
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Phụ cấp thâm niên
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

  1. Hỗ trợ cho tất cả các kênh bán hàng về thông tin, kiến thức sản phẩm Y học cổ truyền của công ty.
  2. Viết bài giới thiệu về sản phẩm, soạn các slide giới thiệu sản phẩm.
  3. Tham gia với vai trò là Speaker trong các buổi giới thiệu sản phẩm tổ chức online, offline, livestream.
  4. Tư vấn kiến thức về sản phẩm, giải pháp các thắc mắc của Khách hàng về SP.
  5. Đào tạo kiến thức sản phẩm cho nhân viên kinh doanh

Yêu Cầu Công Việc

  • Tốt nghiệp Bác sĩ ĐH

Địa điểm làm việc

Hồ Chí Minh
62/36 Trương Công Định, Phường 14, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: 26 - 50
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức Xem trang công ty
Quy mô:
200 - 500 nhân viên
Địa điểm:

Công ty TNHH Bình Việt Đức gọi tắt là BIVID được thành lập vào năm 2005, với trụ sở chính tại TP.HCM và 3 chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ để cung cấp các dịch vụ của công ty cho tất cả các khu vực và tỉnh thành trên cả nước.

Khởi đầu với những sản phẩm được cấp phép lưu hành vào năm 2006, cho đến nay công ty BÌNH VIỆT ĐỨC đã có hơn 100 số đăng ký, là một trong số ít các công ty dược phẩm sở hữu số lượng lớn giấy phép cho sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam.

Bên cạnh hoạt động đăng ký thuốc, marketing & bán hàng, chúng tôi đã phát triển hệ thống kho, logistic, và đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế. Qua đó, công ty BÌNH VIỆT ĐỨC hoàn toàn có đủ điều kiện nhập khẩu không chỉ đối với các sản phẩm của mình mà còn cung cấp dịch vụ cho các công ty khác, đồng thời là công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và phân phối trực tiếp thuốc hướng thần gây nghiện.

Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, công ty BÌNH VIỆT ĐỨC còn đầu tư vào dự án sản xuất phân đoạn huyết tương với những thành tựu ban đầu đạt được: giấy chứng nhận EU-GDP do Bộ Y tế Áo cấp năm 2018

Với hệ thống nhân sự và cơ cấu tổ chức hiện có, công ty BÌNH VIỆT ĐỨC có thể cung cấp các dịch vụ bao gồm Đăng ký , nhập khẩu, bảo quản và logistic, marketing, đấu thầu bán hàng cũng như các dịch vụ sau bán hàng cho tất cả các sản phẩm thuộc lĩnh vực Y Dược. Đặc biệt, vào tháng 3 năm 2019, chúng tôi còn vinh dự được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận là Tổ chức Nghiên cứu lâm sàng gọi tắt là CRO. Từ đó Bình Việt Đức trở thành công ty dược phẩm đầu tiên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để phát triển một sản phẩm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Chính sách bảo hiểm
  • Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
  • Được hưởng bảo hiểm xã hội.
Các hoạt động ngoại khóa
  • Du lịch
  • Team building
  • Thể thao
  • Party

Lịch sử thành lập

  • Công ty TNHH Bình Việt Đức gọi tắt là BIVID được thành lập vào năm 2005

Mission:

  • Với tầm nhìn phát triển một công ty dược phẩm toàn cầu, BIVID hợp tác với các Tập đoàn Dược lớn có nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP Châu Âu – một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới để tạo nên sức mạnh trong kinh doanh. Sản phẩm công ty phân phối thuộc các lĩnh vực: Dược phẩm (kháng sinh, giảm đau – hạ sốt, gây tê – mê…); Sinh phẩm y tế (huyết thanh, globulin miễn dịch); Vật tư Y tế tiêu hao; Nha khoa và Thực phẩm Chức năng.

Công việc của Product Manager là gì?

Product Manager (PM) (Quản lý sản phẩm hay Quản lý phát triển sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc phần mềm cho doanh nghiệp.

Mô tả công việc của vị trí Product Manager

Nghiên cứu, hoạch định chiến lược

Product Manager có vai trò quan trọng trong việc xác định tầm nhìn, mô hình kinh doanh và chiến lược sản phẩm. Giai đoạn đầu tiên, họ thực hiện nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ, xác định nhu cầu, xu hướng, lợi thế cạnh tranh nhằm định vị sản phẩm một cách chính xác. Ngoài ra, trong vai trò này cũng cần đưa ra các chỉ số đo lường để xác định thành công và mục tiêu của sản phẩm như OKR, KPIs, Thiết kế sản phẩm,....

Phát triển sản phẩm

Ở giai đoạn này, Product Manager có hai nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy đội phát triển và kiểm thử sản phẩm. Khi chuyển từ ý tưởng sang việc phát triển thực tế, sản phẩm thường gặp phải các vấn đề như chậm tiến độ, sai số,... Do đó, Product Manager cần cân nhắc, cân đối lại ưu tiên và nguồn lực khi cần thiết.

Giám sát và đánh giá sản phẩm

Cuối cùng, Product manager cần theo dõi và phân tích các chỉ số đo lường để đánh giá hiệu quả của sản phẩm. Bao gồm việc theo dõi các chỉ số về sử dụng, thu nhập, phản hồi từ khách hàng và đánh giá chất lượng. Dựa trên các phân tích này, Product Manager có thể đưa ra các cải tiến và điều chỉnh để tối ưu hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, Product Manager cần phân tích và đánh giá về cạnh tranh và nhu cầu của thị trường.

Product Manager có mức lương bao nhiêu?

351 - 585 triệu /năm
Tổng lương
324 - 540 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
27 - 45 triệu
/năm

Lương bổ sung

351 - 585 triệu

/năm
351 M
585 M
130 M 1495 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Product Manager

Tìm hiểu cách trở thành Product Manager, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Intern Product Manager
46 - 60 triệu/năm
Principal Product Manager
780 - 1300 triệu/năm
Product Manager
351 - 585 triệu/năm
Product Manager

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
0%
2 - 4
23%
5 - 7
48%
8+
29%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Product Manager?

Yêu cầu tuyển dụng của Product Manager

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Product Manager cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Kiến thức chuyên môn: Thường yêu cầu có bằng cử nhân trở lên trong các lĩnh vực như tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị Marketing hoặc tương đương. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm phát triển sản phẩm

  • Bằng thạc sĩ hoặc MBA (lợi thế): Ngoài bằng cử nhân, một số công ty có thể yêu cầu bằng thạc sĩ hoặc MBA, đặc biệt là đối với các vị trí cao cấp như Head of Product hoặc VP of Product. Bằng cấp cao hơn này không chỉ nâng cao khả năng phân tích chiến lược mà còn giúp Product Manager hiểu sâu hơn về quản lý doanh nghiệp và đưa ra các quyết định chiến lược.

  • Kiến thức kinh doanh: Điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần một tấm bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp hay tài chính để có thể trở thành Product Manager. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một chiến lược sản phẩm hiệu quả, bạn cần những kiến thức cơ bản về kinh doanh. 

Yêu cầu về kỹ năng

  • Tỉ mỉ, tiêu chuẩn cao: Tính tỉ mỉ là yếu tố quan trọng đối với Product Manager vì họ phải đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại giá trị cho doanh nghiệp giúp phát hiện và sửa chữa các lỗi, sai sót trong quá trình phát triển sản phẩm..

  • Kỹ năng lãnh đạo: Product Manager là người chịu trách nhiệm định hình chiến lược sản phẩm, dẫn dắt đội ngũ phát triển sản phẩm, làm việc với các bộ phận khác nhau trong công ty để đảm bảo thành công của sản phẩm. Do đó, họ cần có khả năng lãnh đạo để tạo ra tầm nhìn và mục tiêu sản phẩm rõ ràng và dẫn dắt và truyền cảm hứng cho đội ngũ phát triển

  • Kỹ năng quan sát: Quan sát giúp Product Manager hiểu rõ hơn về người dùng, thị trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Bằng cách quan sát một cách cẩn thận, Product Manager có thể thu thập thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định chiến lược, hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tìm ra các vấn đề cần khắc phục và tạo ra các giải pháp tốt nhất.

  • Kỹ năng giao tiếp: Product Manager cần có khả năng giao tiếp tốt để làm việc với các bộ phận khác trong công ty như thiết kế, phát triển, tiếp thị và kinh doanh. Khả năng lắng nghe, thuyết phục và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả là rất quan trọng.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm

Kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý sản phẩm: Với ít nhất từ 3 - 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý sản phẩm, Product Manager có thể thể hiện được khả năng lãnh đạo và quản lý dự án hiệu quả. Kinh nghiệm này giúp họ xây dựng mối quan hệ vững chắc với các đối tác và đội ngũ, từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và phát triển bền vững.

Lộ trình thăng tiến của Product Manager 

Lộ trình thăng tiến của Product Manager có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Intern Product Manager

Mức lương: 4 - 6 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Intern product manager là một vị trí thực tập trong lĩnh vực quản lý và phát triển sản phẩm. Dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Người thực tập trong vai trò này thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, được cung cấp cơ hội để làm việc và học hỏi về quá trình quản lý và phát triển sản phẩm.

>> Đánh giá: Intern product manager sẽ được trải qua quá trình học hỏi và áp dụng kiến thức học được trong thực tế. Họ sẽ phải tham gia vào các dự án thực tế, đưa ra các đề xuất và quản lý tiến độ công việc. Qua việc làm việc trực tiếp trong quá trình phát triển sản phẩm, Intern product manager có thể phát triển các kỹ năng quản lý, phân tích, giao tiếp và tư duy chiến lược.

2.  Principal Product Manager 

Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Principal Product Manager là vị trí quản lý sản phẩm cao cấp trong lĩnh vực quản lý sản phẩm. Các chuyên viên này có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý quá trình phát triển sản phẩm từ khâu nghiên cứu, thiết kế, phát triển, đến tiếp thị và triển khai sản phẩm. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược sản phẩm, đảm bảo sự phát triển và thành công của sản phẩm trên thị trường.

>> Đánh giá: Tính chất công việc của Principal Product Manager sẽ khác một ít so với những ngành nghề khác. Bởi lẽ, để phát triển sản phẩm trong một mảng nào đấy thì bản thân họ sẽ phải am hiểu lĩnh vực này.  Vì vậy, họ phải cực kỳ am hiểu về xu thế thị trường từ đó có thể đưa ra được các ý tưởng để phát triển sản phẩm phù hợp với xu thế cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

3.  Product Manager

Mức lương: 20 - 35 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm 

Product Manager (PM) (Quản lý sản phẩm hay Chuyên viên quản lý sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc phần mềm cho doanh nghiệp.

>> Đánh giá: Công việc Product manager là rất phức tạp, họ phải làm việc với nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm khách hàng, kỹ sư, nhà thiết kế, đội ngũ Marketing,... Do đó, cần có khả năng thích ứng với những phong cách làm việc khác nhau và phối hợp hiệu quả với tất cả các bên liên quan để đạt được mục tiêu chung.

5 bước giúp Product Manager thăng tiến nhanh trong trong công việc

Trang bị cho mình như một full-stacker 

Product Manager không cần quá nhiều kỹ năng cứng, vào theo dõi quan sát thôi. Thế nhưng như bạn đã thấy đấy, từ Scope of Work đến Quy trình làm việc đâu chỉ dừng ở đấy. Vì thế sẽ không có lý do gì mà bạn không trang bị cho mình một loạt các kỹ năng – kiến thức khác trực tiếp phục vụ cho vị trí cả. Tất cả những kỹ năng mới đều dễ tiếp cận và dễ học cả, chỉ cần một ít commitment và kỷ luật theo xuyên suốt.

Nhạy cảm với sự thay đổi và chịu bứt phá

Nếu bạn là một Product Manager thì nhạy cảm với sự thay đổi là một tố chất nên có. Khi mà thời đại công nghệ vượt trội đang phát triển, hàng ngày hàng giờ thậm chí là mỗi phút mỗi giây lại có những phát minh mới ra đời, nếu bạn không chấp nhận thay đổi mình thì chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ “lạc hậu”, mà gay gắt nhất là trong lĩnh vực công nghệ, có thể chỉ cần qua một đêm thì bạn đã trở nên “ lỗi thời” là điều không khó gặp. Cho nên, nhất định phải thích nghi với sự thay đổi và biến chuyển liên tục của xã hội và học cách thích nghi nó.

Đặt mình ở vị trí của người dùng 

Có nghĩa là, PM sẽ phải là người thấu hiểu được khách hàng của mình mong muốn điều gì để từ đó nói lên những vấn đề mà họ gặp phải để khắc phục nhanh chóng. Ví dụ: Một người dùng đang khó khăn và bất tiện về việc mỗi lần login là phải nhập lại pass. Công việc của PM lúc này là biết được vấn đề này từ sớm và tác động đến team để cải thiện tính năng này thành lưu mật khẩu tự động.

Tìm một “mentor” cho chính mình

Có được một người Senior hoặc Mentor đã làm trong ngành của bạn để giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về ngành và định hướng nghề sẽ giúp cho bạn thêm nhiều động lực và khả năng để tiến xa hơn với vị trí Product Manager. Hãy tìm kiếm thông tin, đọc nhiều – để ý nhiều các sharing định hướng của các Product Manager khác trong ngành, rồi từ đó theo dõi có thể xin “chỉ giáo vài đường” từ họ, quan trọng ở thái độ và cách tiếp cận của bạn.

Đừng làm việc dựa trên suy đoán

Khi muốn trở thành một Product Manager, bất cứ những tính năng mà bạn mang đến cho người dùng đều phải có căn cứ và những số liệu cụ thể. Bạn phải thấy được rằng nó thực sự cần thiết và người dùng mong muốn được trải nghiệm. Theo lý thuyết, tính năng ấy rất hữu dụng, thế nhưng trớ trêu rằng người dùng lại không sử dụng. Cuối cùng, bạn thu thập dữ liệu và đi đến kết luận. Đừng bao giờ đoán mò mà phải thực thi nó.