Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
- Hàn lắp ghép sản phẩm theo bản vẽ sản xuất được giao
- Thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm khác như khoan, cắt, mài
- Thực hiên các công việc khác theo yêu cầu từ quản lý trực tiếp, BGĐ
Yêu Cầu Công Việc
- Giới tính: Nam
- Trình độ: Tốt nghiệp 9/12 trở lên
- Biết đọc bản vẽ kỹ thuật
- Biết sử dụng máy hàn Tig, CO2, điện
- Biết sử dụng máy móc cầm tay như cắt, mài, khoan,…
- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc ở các công ty Cơ khí
Quyền lợi ứng viên
- Chế độ Lương Thưởng: Thỏa thuận theo năng lực và kinh nghiệm của ứng viên.
- Chế độ hiếu, hỷ, công đoàn
- Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định lao động , chế độ phúc lợi xã hội của công ty.
- Môi trường làm việc vui vẻ và thân thiện
- Được học và đào tạo thêm những kỹ năng cần thiết cho công việc
- Ăn trưa tại công ty, hỗ trợ công tác phí, trang bị trang phục làm việc
- Thưởng lễ, Tết.
- Địa điểm làm việc: Công Ty TNHH SX TM DV Huỳnh Đức (Lô 513, đường số 13, KCN Amata)
- Thời gian làm việc: Làm giờ hành chính: 07h30 – 16h30, Thứ 2 – Thứ 7
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Trung học
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: Trên 18
- Lương: Cạnh tranh
Công ty Huỳnh Đức được thành lập năm 1995, trải qua thời gian hoạt động đã từng bước khẳng định vị trí của mình ở thị trường Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Hiện nay, Công ty chúng tôi chuyên :
- Sản xuất thiết bị công nghiệp hỗ trợ sản xuất
- Cơ khí chính xác
- Sản xuất và lắp ráp thiết bị tự động hóa
- Thiết kế, gia công chế tạo máy và khuôn mẫu
Với kinh nghiệm gần 20 năm phát triển, cùng với cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng tôi cam kết luôn đem đến cho quí khách hàng những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Thợ hàn là gì?
Thợ hàn là người dùng một thiết bị chuyên dụng để gắn kết các mảnh kim loại lại với nhau. Không chỉ vậy, thợ hàn còn làm công việc khác như cắt những vật kim loại thành các phần nhỏ hơn. Đây là vị trí không đòi hỏi trình độ học vấn quá cao, chỉ cần được đào tạo và có thời gian học tập, tích lũy kinh nghiệm là đã có thể trở thành một thợ hàn trong các khu công nghiệp, xưởng cơ khí.
Mô tả công việc Thợ hàn
Những công việc chung mà một người thợ hàn sẽ phải làm trong quá trình sản xuất sản phẩm đó là:
Hàn và gia công kim loại
Thợ hàn thực hiện công việc hàn và gia công kim loại để lắp ráp, sửa chữa hoặc chế tạo các cấu kiện và sản phẩm từ thép, nhôm, hoặc các hợp kim khác. Họ sử dụng các kỹ thuật hàn như hàn hồ quang, hàn MIG (Metal Inert Gas), hàn TIG (Tungsten Inert Gas), và các thiết bị hàn để nối các mảnh kim loại, đảm bảo các mối hàn chắc chắn và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật
Thợ hàn cần đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật và sơ đồ để thực hiện các công việc hàn chính xác. Họ phải có khả năng xác định vị trí hàn, đo đạc kích thước, và thực hiện các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế. Điều này đảm bảo rằng các cấu kiện hoặc sản phẩm hoàn thiện đúng với thông số kỹ thuật và yêu cầu của dự án.
Kiểm tra và bảo trì thiết bị hàn
Thợ hàn có trách nhiệm kiểm tra và bảo trì các thiết bị hàn, bao gồm máy hàn, kìm hàn, và các công cụ hỗ trợ khác. Họ phải đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả, an toàn và thực hiện các bảo trì định kỳ để ngăn ngừa sự cố hoặc hỏng hóc. Điều này giúp duy trì chất lượng công việc và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.
Các công việc này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, sự chú ý đến chi tiết và khả năng làm việc trong môi trường công nghiệp hoặc xây dựng.
Thợ hàn có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Thợ hàn
Tìm hiểu cách trở thành Thợ hàn, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thợ hàn?
Yêu cầu tuyển dụng Thợ hàn
Thợ hàn là việc làm lao động phổ thông nên không yêu cầu bằng cấp cao. Tuy nhiên, bạn cần có những kỹ năng nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một số kỹ năng bao gồm:
- Có kinh nghiệm làm thợ cơ khí.
- Sở hữu chứng chỉ đào tạo liên quan
- Có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ hàn chuyên dụng và hiểu biết về các kiểu hàn như: TIG, MMA, ....
- Có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ như: máy cưa, thước vuông, compa.
- Có thể đọc và hiểu được các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật.
- Hiểu biết về các tiêu chuẩn an toàn, các loại trang phục bảo hộ phù hợp với nghề thợ hàn.
- Khéo léo và tỉ mỉ.
- Thành thạo tiếng Anh và có các chứng chỉ đào tạo liên quan đến công việc thợ hàn là một lợi thế.
Lộ trình thăng tiến Thợ hàn
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh thợ hàn | 3.000.000 - 3.500.000 triệu/tháng |
1 - 3 năm | Thợ hàn | 6.000.000 - 8.000.000 triệu/tháng |
3 - 6 năm | Thợ hàn chuyên nghiệp | 8.000.000 - 10.200.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Thợ hàn trưởng | 13.250.000 - 18.800.000 triệu/tháng |
Mức lương bình quân của Thợ hàn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Thợ cơ khí: 12 - 15 triệu/tháng
- Thợ điện: 10 - 15 triệu/tháng
1. Thực tập sinh thợ hàn
Mức lương: 3 - 4 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh thợ hàn là người đang trong quá trình đào tạo và học hỏi để trở thành thợ hàn chuyên nghiệp. Họ thường là sinh viên mới ra trường hoặc những người chuyển đổi nghề nghiệp, chưa có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực hàn. Các công việc chính tại vị trí này là hỗ trợ thợ hàn chính trong các công việc hàn cơ bản, học hỏi các kỹ thuật hàn khác nhau, rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị hàn,...
2. Thợ hàn
Mức lương: 6 - 8 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Thợ hàn là người dùng một thiết bị chuyên dụng để gắn kết các mảnh kim loại lại với nhau. Không chỉ vậy, thợ hàn còn làm công việc khác như cắt những vật kim loại thành các phần nhỏ hơn. Đây là vị trí không đòi hỏi trình độ học vấn quá cao, chỉ cần được đào tạo và có thời gian học tập, tích lũy kinh nghiệm là đã có thể trở thành một thợ hàn trong các khu công nghiệp, xưởng cơ khí. Công việc chính tại vị trí này là đọc bản thiết kế và bản vẽ, lấy số đo để lên kế hoạch cũng như quy trình hàn, xác định thiết bị chuyên dụng hoặc phương pháp hàn thích hợp dựa trên yêu cầu, xác định các bộ phận cần hàn theo thông số kỹ thuật, sử dụng máy mài góc đối với các bộ phận nào cần hàn, sử dụng compa, thước kẻ, các miếng kẹp,... để điều chỉnh kích cỡ của các bộ phận cần hàn, sử dụng thiết bị hàn chuyên dụng để hàn,...
>> Đánh giá: Thợ hàn đóng vai trò khá quan trọng trong việc duy trì hệ thống. Trên thực tế, nếu không có thợ hàn, nhiều máy móc bị hỏng sẽ không thể sửa chữa được và điều này có nghĩa là sản lượng cũng như chất lượng cuộc sống của chúng ta về lâu dài sẽ bị giảm sút đáng kể. Các sản phẩm cũng sẽ trở nên đắt hơn nhiều và chúng ta sẽ không còn đủ khả năng mua nhiều thứ tốt đẹp như hiện tại nữa. Do đó, khi đi làm thợ hàn, bạn có thể có cảm giác dễ chịu rằng những gì bạn đang làm thực sự quan trọng đối với nhiều người ngoài kia.
3. Thợ hàn chuyên nghiệp
Mức lương: 8 - 10 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Thợ hàn chuyên nghiệp là người có trình độ tay nghề cao, am hiểu về các kỹ thuật hàn khác nhau và có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực hàn. Họ có thể làm việc độc lập, đảm nhận các công việc hàn phức tạp và có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả. Các công việc chính tại vị trí này là đọc kỹ bản vẽ kỹ thuật để nắm rõ cấu trúc, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của mối hàn, lựa chọn phương pháp hàn phù hợp với loại vật liệu kim loại, độ dày kim loại và yêu cầu kỹ thuật của mối hàn, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị hàn cần thiết như máy hàn, điện cực hàn, kẹp hàn, mặt nạ hàn, găng tay hàn,...
4. Thợ hàn trưởng
Mức lương: 13 - 18 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 6 năm trở lên
Thợ hàn trưởng là người có trình độ tay nghề cao nhất trong nhóm thợ hàn, có trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động hàn trong một dự án hoặc xưởng sản xuất. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn và tiến độ của công việc hàn. Các công việc chính cho vị trí này là lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động hàn, bao gồm việc lựa chọn phương pháp hàn, phân công nhân viên, chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết, theo dõi sát sao tiến độ công việc hàn và đảm bảo các hoạt động hàn được thực hiện đúng theo kế hoạch, kiểm tra chất lượng mối hàn để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật,...