212 việc làm
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Vận Tải Biển và Xuất Nhập Khẩu HTK
Nhân viên Pháp chế - Hết hạn
Công ty Vận Tải Biển và Xuất Nhập Khẩu - HTK
13 - 18 triệu
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN A25
Chuyên viên pháp chế - Hết hạn
Tập Đoàn Khách Sạn A25
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
7 - 10 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH TERA GROUP
Trưởng phòng Pháp lý Bất Động Sản
TERA GROUP
4 việc làm 1 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Quản lý
Ngày đăng tuyển: 25/11/2024
Hạn nộp hồ sơ: 25/12/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 4 - 10 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Laptop
  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Đồng phục
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Phụ cấp thâm niên
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

1.Tư vấn pháp lý về hoạt động bán hàng:

- Tư vấn pháp lý cho đội ngũ kinh doanh bán hàng về các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán, thủ tục pháp lý, chính sách bán hàng, ….

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến phí môi giới, truy thu phí môi giới liên quan đến các hợp đồng môi giới giữa công ty và các sàn liên kết.

- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch bất động sản.

2. Soạn thảo và kiểm tra hợp đồng

- Soạn thảo và kiểm tra các bộ hợp đồng mẫu sử dụng cho việc bán hàng cho các dự án của công ty bao gồm: hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, các văn bản pháp lý liên quan đến giao dịch, … đảm bảo các hợp đồng tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của công ty.

- Soát xét các biểu mẫu/hợp đồng/phụ lục hợp đồng/biên bản thanh lý và các tài liệu liên quan đến hoạt động vận hành của công ty.

3. Hỗ trợ quá trình giao dịch bán hàng

- Giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao dịch.

- Phụ trách phản hồi và xử lý các khiếu nại của khách hàng liên quan pháp lý, xử lý các tình huống phát sinh trong suốt quá trình giao dịch với công ty;

4. Phối hợp xử lý

- Tương tác, phối hợp phòng ban, đơn vị liên quan trong hệ sinh thái công ty các vấn đề liên quan pháp lý bán hàng và pháp lý các vấn đề liên quan dự án công ty có kế hoạch triển khai bán.

- Chủ động báo cáo đến cấp quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp về sự vụ phát sinh liên quan.

5. Quản lý rủi ro pháp lý - Xây dựng các quy trình, quy định để giảm thiểu rủi ro pháp lý trong quá trình bán hàng.

- Phân tích và đánh giá các rủi ro pháp lý tiềm ẩn và đề xuất các giải pháp phòng ngừa.

- Tư vấn và cập nhật quy định mới có liên quan đến hoạt động của công ty cho Ban Tổng Giám đốc và các phòng ban liên quan.

- Báo cáo kịp thời cho TGĐ nếu có những vướng mắc, hoặc phát sinh ngoài kế hoạch được duyệt để có giải pháp xử lý kịp thời đảm bảo hoàn thành đúng mục tiêu công việc đề ra.

- Thực hiện nhiệm vụ pháp lý khác theo sự phân công của cấp trên.

Yêu Cầu Công Việc

  • Nam/Nữ từ 30 - 50 tuổi (Nam cao từ 1m65, Nữ cao từ 1m57).
  • Tốt nghiệp Đại học trở lên, các chuyên ngành Luật và các ngành nghề có liên quan.
  • Ít nhất 03 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương trong ngành ngành bất động sản.
  • Am hiểu sâu rộng về luật đất đai, luật kinh doanh, luật hợp đồng.
  • Có kiến thức về các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch bất động sản.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc nhóm.
  • Khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.
  • Khả năng làm việc dưới áp lực cao. 

Địa điểm làm việc

Hồ Chí Minh
262 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: 30 - 50
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
25 - 100 nhân viên
Địa điểm:

Nhân viên của Tera là những chuyên gia nhưng vẫn khao khát học hỏi những điều mới và thích ứng với những thay đổi mới. Họ là những chuyên gia đầy nhiệt huyết, có thể biểu diễn ở đẳng cấp thế giới, sức mạnh và sự cống hiến cho công việc của họ là huyết mạch cho sự thành công trong tương lai của Tera.

Chúng tôi cũng coi trọng và trân trọng những khác biệt của cá nhân mình – không phải ai cũng nghĩ giống nhau và đó là điều khiến chúng tôi trở nên độc đáo.

 

Công việc của Trưởng Phòng Pháp Lý là gì?

Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.

Mô tả công việc của trưởng phòng pháp lý

Điều hành bộ phận pháp lý

Trưởng phòng pháp lý là chức danh cao trong phòng pháp chế nên những người đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo và giám sát các hoạt động pháp lý để đảm bảo mục tiêu , chiến lược và ưu tiên của doanh nghiệp. Quản lý các hoạt động của bộ phận pháp chế, phân công công việc cho nhân viên, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên pháp chế trong quá trình làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận.

Đề ra chiến lược pháp lý, bảo vệ công ty 

Trưởng phòng pháp lý sẽ là người ra chiến lược cũng như là duyệt đề xuất cấp dưới về các vấn đề liên quan đến pháp lý công ty. Tham gia xây dựng hệ thống nội quy, quy định, quy trình trong doanh nghiệp và các văn bản nội bộ khác, đảm bảo chúng tuân thủ tốt nhất các quy định của pháp luật trong kinh doanh, an toàn lao động và sử dụng lao động.

Cố vấn pháp luật

Họ sẽ là người trực tiếp cố vấn cho ban điều hành (CEO, chủ doanh nghiệp, chủ tịch Hội đồng quản trị, các giám đốc cấp cao,...) thay cho luật sư ngoài. Những vấn đề về hợp đồng của doanh nghiệp cũng sẽ được đem ra tham khảo ý kiến của giám đốc pháp lý.

Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý

Trưởng phòng pháp lý chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động pháp lý của tất cả các phòng ban từ đó có thể xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả trước khi doanh nghiệp bị đưa ra pháp luật. Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề pháp lý trong hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo 

Ngoài những nhiệm vụ chính ở trên, Trưởng phòng pháp lý cũng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc được cấp trên yêu cầu. Giám đốc pháp lý sẽ chủ động xử lý để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp. Tìm hiểu, nghiên cứu các thay đổi mới nhất về pháp luật và cập nhật cho các bộ phận, phòng ban trong công ty.

Trưởng Phòng Pháp Lý có mức lương bao nhiêu?

195- 260 triệu /năm
Tổng lương
180-240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
15-20 triệu
/năm

Lương bổ sung

195- 260 triệu

/năm
195 M
260 M
169 M 325 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Pháp Lý

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Pháp Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên pháp lý
195 - 260 triệu/năm
Trưởng Phòng Pháp Lý
195- 260 triệu/năm
Giám Đốc Pháp Lý
585 - 975 triệu/năm
Trưởng Phòng Pháp Lý

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
2%
2 - 4
35%
5 - 7
40%
8+
22%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Pháp Lý?

Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng pháp lý

Yêu cầu về trình độ, bằng cấp

Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư (nếu có). Có ít nhất 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế, trong đó có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Có hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Yêu cầu có tinh thần trách nhiệm cao: Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là yếu tố luôn được đề cao đối với Trưởng phòng pháp lý. Bởi khối lượng công việc của Trưởng phòng pháp lý rất lớn và họ luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định quan trọng liên quan đến cả tổ chức. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao sẽ góp phần thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự phát triển chung của công ty.
  • Phân tích và phán đoán: Trưởng phòng pháp lý của công ty có thể đọc, phân tích và xử lý lượng lớn thông tin. Bạn phải có khả năng phát hiện các mô hình và xu hướng trong các vấn đề hoặc vụ kiện pháp lý trong quá khứ, đánh giá các lựa chọn và đưa ra phán đoán đúng đắn. Bạn nên suy nghĩ bằng trực giác và sử dụng kinh nghiệm đã học được để đưa ra quyết định mới.

  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Giao tiếp bằng lời nói tốt là điều cần thiết để thành công trong sự nghiệp Trưởng phòng pháp lý, ngay cả khi bạn không tranh luận về các vụ án. Khả năng giao tiếp bằng văn bản xuất sắc cũng rất quan trọng trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật và viết email hoặc hướng dẫn cho đồng nghiệp. Ngữ pháp, chính tả và phong cách viết ngắn gọn có thể giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và chất lượng.

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng pháp lý

1. Thực tập sinh pháp lý

Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm

Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.

>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.

2. Nhân viên pháp lý

Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm

Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.

>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.

3. Chuyên viên pháp lý

Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm

Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.

>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.

4. Trưởng phòng pháp lý

Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm

Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.

>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...

5. Giám đốc pháp lý

Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm

Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.

>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.

5 bước giúp Trưởng phòng pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc

Nâng cao kiến thức chuyên môn

Họ cần liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức về lĩnh vực pháp lý, bao gồm cả các thay đổi pháp luật mới nhất và xu hướng pháp lý đang diễn ra. Điều này giúp họ có thể áp dụng các kiến thức này vào công việc hàng ngày và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả.

Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Trưởng phòng pháp lý cần có khả năng lãnh đạo nhóm, quản lý các dự án và phân công công việc một cách thông minh. Họ nên học hỏi và áp dụng các kỹ năng quản lý thời gian, nhóm và tài nguyên để có thể điều hành phòng ban một cách hiệu quả.

Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới

Việc xây dựng mối quan hệ và mạng lưới trong ngành pháp lý rất quan trọng. Họ nên tham gia các hội thảo, sự kiện chuyên ngành, gặp gỡ các đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm để mở rộng mạng lưới quan hệ.

Tự đánh giá và phát triển bản thân

Việc liên tục đánh giá và tự phát triển bản thân là điều cần thiết để Trưởng phòng pháp lý có thể nâng cao trình độ và kỹ năng. Họ có thể tham gia các khóa đào tạo, học thêm về các lĩnh vực pháp lý mới và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, và giải quyết xung đột.

Đóng góp cho tổ chức

Trưởng phòng pháp lý cần thể hiện sự đóng góp của mình đối với tổ chức, bằng cách đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của công ty một cách an toàn và hợp pháp. Việc này giúp họ xây dựng uy tín và được đánh giá cao trong tổ chức.

Tìm việc theo nghề nghiệp