Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
This position is reponsible for Tivi or Air Conditioner category.
The job holder is responsible for supporting business development, participating in every work detail to support the PM director to process and take action of delivering and implementing product business strategy, formulating sales (SI/SO) guidelines, managing the product lifecycle, and integrating the functional departments to ensure the implementation of the business strategy and management execution to get results.
Main responsibilities:
1. Product business strategy formulation: manage sales strategies in the region, formulate sales (SI/SO) guidelines; Execute and implement various functional management strategies based on strategic coordination; TOP channel customer sales management to support the branch's annual business goals
− PSI management & process; close working with related departments for problem identification and solutions provision
− Tracking target implementation and pushing target achievement
− Survey and analyze market insight (including products, price, competition, channels, consumption, etc.), demonstrate the output to relevant stakeholders
− Collect information from the regions, grasp the customer's situation, and participate in the customer’s policy draft and action.
2. Product operation:
− Manage product lineup activities, develop product plans and drive execution, market benchmarking
− Manage new product launches and product transitions for the product area involving other departments as required
− Formulate core channel breakthrough strategies and implement them
− Utilize the product assortment to actively promote product areas at trade/consumer shows within the brand’s and TCL’s objectives and guidelines
− Monitor and steer stock availability of products
− Manage and resolve product queries to ensure correct information is supplied to the sales force and other departments as required
− Formulate and manage retail SO strategies for key models
− Product portfolio and planning, technical support for branches
− Work closely with the training teams to promote internal and external training activities with key focuses on the product area
− Create and manage product features and descriptions to enable sales and marketing departments to create documentation and collateral
3. Relationship:
− Closely working with HQ for product management
− Build and maintain positive and productive relationships with key stakeholders
− Facilitate cooperation with Marketing, Sales, Planning & Logistic Departments
Yêu Cầu Công Việc
− 3 – 5 years of experience in Product Sales or Product Marketing experience
− Product Management experience
− Strong product management work process
− Familiarity with market
− Fluent communication skill in English or Chinese (verbal and written) is a must
− Experienced professional with a full understanding of specialized areas; resolves a wide range of issues in creative ways
− Works on problems of diverse scope where analyzing data requires evaluating identifiable factors. Demonstrates good judgment in selecting methods and techniques for obtaining solutions
− Supervises mentoring and coaching for team members
− Bachelor's degree, or Master's degree;
Thông tin khác
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
TCL là thương hiệu điện tử tiêu dùng hàng đầu toàn cầu về màn hình hiển thị, TV, điện gia dụng và thiết bị di động. Được thành lập năm 1981, TCL sở hữu các trung tâm sản xuất, các trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới, đồng thời kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ tại hơn 160 quốc gia.
Tại CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ THÔNG MINH TCL (VIỆT NAM), chúng tôi tận tâm cải thiện cuộc sống và trải nghiệm của khách hàng bằng công nghệ tiên tiến của mình. Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi nhằm mục đích giải quyết nhu cầu, mang lại tiện ích cho khách hàng, đồng thời góp phần tạo ra một thế giới an toàn và lành mạnh hơn. Chúng tôi mong muốn truyền cảm hứng và thúc đẩy mọi người theo đuổi những điều tuyệt vời trong cuộc sống bằng thông điệp "Inspire Greatness - Truyền cảm hứng tuyệt vời".
Review TCL (VIỆT NAM)
Một công việc tốt lương ổn định chế độ đãi ngộ tốt nhiều lúc cũng khá áp lực doanh số nhưng bù lại với cong sức bạn đạt được (Indeed)
Thích hợp là nơi để nghỉ hưu sớm, vì tư duy và chế độ ở đây là của những người thế hệ cũ, lương thấp, KPI cao (Indeed)
Nhân viên cũ
Công việc của Product Manager là gì?
Product Manager (PM) (Quản lý sản phẩm hay Quản lý phát triển sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc phần mềm cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những vị trí như Quản lý kỹ thuật sản phẩm, Chuyên viên phát triển sản phẩm cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Product Manager
Nghiên cứu, hoạch định chiến lược
Product Manager có vai trò quan trọng trong việc xác định tầm nhìn, mô hình kinh doanh và chiến lược sản phẩm. Giai đoạn đầu tiên, họ thực hiện nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ, xác định nhu cầu, xu hướng, lợi thế cạnh tranh nhằm định vị sản phẩm một cách chính xác. Ngoài ra, trong vai trò này cũng cần đưa ra các chỉ số đo lường để xác định thành công và mục tiêu của sản phẩm như OKR, KPIs, Thiết kế sản phẩm,....
Phát triển sản phẩm
Ở giai đoạn này, Product Manager có hai nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy đội phát triển và kiểm thử sản phẩm. Khi chuyển từ ý tưởng sang việc phát triển thực tế, sản phẩm thường gặp phải các vấn đề như chậm tiến độ, sai số,... Do đó, Product Manager cần cân nhắc, cân đối lại ưu tiên và nguồn lực khi cần thiết.
Giám sát và đánh giá sản phẩm
Cuối cùng, Product manager cần theo dõi và phân tích các chỉ số đo lường để đánh giá hiệu quả của sản phẩm. Bao gồm việc theo dõi các chỉ số về sử dụng, thu nhập, phản hồi từ khách hàng và đánh giá chất lượng. Dựa trên các phân tích này, Product Manager có thể đưa ra các cải tiến và điều chỉnh để tối ưu hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, Product Manager cần phân tích và đánh giá về cạnh tranh và nhu cầu của thị trường.
Product Manager có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
351 - 585 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Product Manager
Tìm hiểu cách trở thành Product Manager, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Product Manager?
Yêu cầu tuyển dụng của Product Manager
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Product Manager cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Thường yêu cầu có bằng cử nhân trở lên trong các lĩnh vực như tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị Marketing hoặc tương đương. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm phát triển sản phẩm
-
Bằng thạc sĩ hoặc MBA (lợi thế): Ngoài bằng cử nhân, một số công ty có thể yêu cầu bằng thạc sĩ hoặc MBA, đặc biệt là đối với các vị trí cao cấp như Head of Product hoặc VP of Product. Bằng cấp cao hơn này không chỉ nâng cao khả năng phân tích chiến lược mà còn giúp Product Manager hiểu sâu hơn về quản lý doanh nghiệp và đưa ra các quyết định chiến lược.
-
Kiến thức kinh doanh: Điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần một tấm bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp hay tài chính để có thể trở thành Product Manager. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một chiến lược sản phẩm hiệu quả, bạn cần những kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Tỉ mỉ, tiêu chuẩn cao: Tính tỉ mỉ là yếu tố quan trọng đối với Product Manager vì họ phải đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại giá trị cho doanh nghiệp giúp phát hiện và sửa chữa các lỗi, sai sót trong quá trình phát triển sản phẩm..
-
Kỹ năng lãnh đạo: Product Manager là người chịu trách nhiệm định hình chiến lược sản phẩm, dẫn dắt đội ngũ phát triển sản phẩm, làm việc với các bộ phận khác nhau trong công ty để đảm bảo thành công của sản phẩm. Do đó, họ cần có khả năng lãnh đạo để tạo ra tầm nhìn và mục tiêu sản phẩm rõ ràng và dẫn dắt và truyền cảm hứng cho đội ngũ phát triển
-
Kỹ năng quan sát: Quan sát giúp Product Manager hiểu rõ hơn về người dùng, thị trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Bằng cách quan sát một cách cẩn thận, Product Manager có thể thu thập thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định chiến lược, hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tìm ra các vấn đề cần khắc phục và tạo ra các giải pháp tốt nhất.
-
Kỹ năng giao tiếp: Product Manager cần có khả năng giao tiếp tốt để làm việc với các bộ phận khác trong công ty như thiết kế, phát triển, tiếp thị và kinh doanh. Khả năng lắng nghe, thuyết phục và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả là rất quan trọng.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý sản phẩm: Với ít nhất từ 3 - 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý sản phẩm, Product Manager có thể thể hiện được khả năng lãnh đạo và quản lý dự án hiệu quả. Kinh nghiệm này giúp họ xây dựng mối quan hệ vững chắc với các đối tác và đội ngũ, từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và phát triển bền vững.
Lộ trình thăng tiến của Product Manager
Lộ trình thăng tiến của Product Manager có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Intern Product Manager
Mức lương: 4 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Intern product manager là một vị trí thực tập trong lĩnh vực quản lý và phát triển sản phẩm. Dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Người thực tập trong vai trò này thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, được cung cấp cơ hội để làm việc và học hỏi về quá trình quản lý và phát triển sản phẩm.
>> Đánh giá: Intern product manager sẽ được trải qua quá trình học hỏi và áp dụng kiến thức học được trong thực tế. Họ sẽ phải tham gia vào các dự án thực tế, đưa ra các đề xuất và quản lý tiến độ công việc. Qua việc làm việc trực tiếp trong quá trình phát triển sản phẩm, Intern product manager có thể phát triển các kỹ năng quản lý, phân tích, giao tiếp và tư duy chiến lược.
>> Xem thêm: Việc làm Intern product manager hiện tại
2. Principal Product Manager
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Principal Product Manager là vị trí quản lý sản phẩm cao cấp trong lĩnh vực quản lý sản phẩm. Các chuyên viên này có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý quá trình phát triển sản phẩm từ khâu nghiên cứu, thiết kế, phát triển, đến tiếp thị và triển khai sản phẩm. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược sản phẩm, đảm bảo sự phát triển và thành công của sản phẩm trên thị trường.
>> Đánh giá: Tính chất công việc của Principal Product Manager sẽ khác một ít so với những ngành nghề khác. Bởi lẽ, để phát triển sản phẩm trong một mảng nào đấy thì bản thân họ sẽ phải am hiểu lĩnh vực này. Vì vậy, họ phải cực kỳ am hiểu về xu thế thị trường từ đó có thể đưa ra được các ý tưởng để phát triển sản phẩm phù hợp với xu thế cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
>> Xem thêm: Việc làm Principal Product Manager thu nhập tốt
3. Product Manager
Mức lương: 20 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Product Manager (PM) (Quản lý sản phẩm hay Chuyên viên quản lý sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc phần mềm cho doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Công việc Product manager là rất phức tạp, họ phải làm việc với nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm khách hàng, kỹ sư, nhà thiết kế, đội ngũ Marketing,... Do đó, cần có khả năng thích ứng với những phong cách làm việc khác nhau và phối hợp hiệu quả với tất cả các bên liên quan để đạt được mục tiêu chung.
>> Xem thêm: Việc làm Product Manager mới nhất
5 bước giúp Product Manager thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trang bị cho mình như một full-stacker
Product Manager không cần quá nhiều kỹ năng cứng, vào theo dõi quan sát thôi. Thế nhưng như bạn đã thấy đấy, từ Scope of Work đến Quy trình làm việc đâu chỉ dừng ở đấy. Vì thế sẽ không có lý do gì mà bạn không trang bị cho mình một loạt các kỹ năng – kiến thức khác trực tiếp phục vụ cho vị trí cả. Tất cả những kỹ năng mới đều dễ tiếp cận và dễ học cả, chỉ cần một ít commitment và kỷ luật theo xuyên suốt.
Nhạy cảm với sự thay đổi và chịu bứt phá
Nếu bạn là một Product Manager thì nhạy cảm với sự thay đổi là một tố chất nên có. Khi mà thời đại công nghệ vượt trội đang phát triển, hàng ngày hàng giờ thậm chí là mỗi phút mỗi giây lại có những phát minh mới ra đời, nếu bạn không chấp nhận thay đổi mình thì chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ “lạc hậu”, mà gay gắt nhất là trong lĩnh vực công nghệ, có thể chỉ cần qua một đêm thì bạn đã trở nên “ lỗi thời” là điều không khó gặp. Cho nên, nhất định phải thích nghi với sự thay đổi và biến chuyển liên tục của xã hội và học cách thích nghi nó.
Đặt mình ở vị trí của người dùng
Có nghĩa là, PM sẽ phải là người thấu hiểu được khách hàng của mình mong muốn điều gì để từ đó nói lên những vấn đề mà họ gặp phải để khắc phục nhanh chóng. Ví dụ: Một người dùng đang khó khăn và bất tiện về việc mỗi lần login là phải nhập lại pass. Công việc của PM lúc này là biết được vấn đề này từ sớm và tác động đến team để cải thiện tính năng này thành lưu mật khẩu tự động.
Tìm một “mentor” cho chính mình
Có được một người Senior hoặc Mentor đã làm trong ngành của bạn để giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về ngành và định hướng nghề sẽ giúp cho bạn thêm nhiều động lực và khả năng để tiến xa hơn với vị trí Product Manager. Hãy tìm kiếm thông tin, đọc nhiều – để ý nhiều các sharing định hướng của các Product Manager khác trong ngành, rồi từ đó theo dõi có thể xin “chỉ giáo vài đường” từ họ, quan trọng ở thái độ và cách tiếp cận của bạn.
Đừng làm việc dựa trên suy đoán
Khi muốn trở thành một Product Manager, bất cứ những tính năng mà bạn mang đến cho người dùng đều phải có căn cứ và những số liệu cụ thể. Bạn phải thấy được rằng nó thực sự cần thiết và người dùng mong muốn được trải nghiệm. Theo lý thuyết, tính năng ấy rất hữu dụng, thế nhưng trớ trêu rằng người dùng lại không sử dụng. Cuối cùng, bạn thu thập dữ liệu và đi đến kết luận. Đừng bao giờ đoán mò mà phải thực thi nó.
Đọc thêm: