1. Revenue là gì?
Revenue có nghĩa là doanh thu. Đây là tổng số tiền mà một công ty hoặc tổ chức đạt được từ hoạt động kinh doanh (bán hàng, cung cấp dịch vụ) và hoạt động ngoài kinh doanh (đầu tư tài chính, lãi bán hàng trả chậm,…). Doanh thu có thể được tính toán dưới dạng tổng số tiền bán hàng hoặc lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 5 cách xây dựng doanh thu hiệu quả cho công ty
Với mục đích thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ cung cấp, các công ty sẽ thực hiện xây dựng Revenue bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp đem lại hiệu quả nhất:
Dùng tiếp thị để nâng cao năng suất kinh doanh
Để gia tăng doanh số kinh doanh, bán hàng, công ty phải tăng cường hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tại nhiều điểm bán khác nhau. Những hoạt động này phải được lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết và cần được thực hiện thử nghiệm. Đồng thời, công ty cũng cần tìm hiểu thông điệp tiếp thị của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, xu hướng thị trường và theo dõi kết quả để tối đa hóa doanh số bán hàng.
Xây dựng hệ thống phân phối
Việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh để xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối trực tuyến, đại lý, bán lẻ,… là chiến lược quan trọng không thể thiết của các công ty. Qua quá trình triển khai thử nghiệm cùng kết quả đo lường, công ty sẽ biết được đâu là kênh phân phối tiềm năng để tiến hành triển khai áp dụng.
Đánh giá chiến lược định giá
Nếu sản phẩm bán ra hay dịch vụ cung cấp có sự nhạy cảm về giá cả thì công ty phải xem xét lại chiến lược giá để có sự thay đổi, điều chỉnh thích hợp với thị trường lẫn đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đối thủ đang thực hiện chương trình tăng giá hay giảm giá để thực hiện chương trình thích hợp sẽ giúp công ty tăng doanh thu dễ dàng hơn.
Áp dụng quảng cáo trực tiếp
Những hình thức quảng cáo trực tiếp như quảng cáo truyền hình, báo in, tờ rơi, hội thảo,… sẽ giúp công ty quảng bá tốt sản phẩm hoặc dịch vụ đang cung cấp, tăng lượng khách hàng quan tâm và nâng cao khả năng tăng doanh thu hơn.
Tạo sự trung thành với khách hàng
Công ty nên tạo sự trung thành với khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ tốt và giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Có như thế, khách hàng mới cảm thấy hài lòng, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Từ đó, tăng số lượng khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Đọc thêm: Ngành business analyst là gì ? Định hướng phát triển nghề BA
3. 4 bộ phận cấu thành nên doanh thu doanh nghiệp
Doanh thu của một công ty được phân chia nhỏ thành các bộ phận tạo ra nó. Vì vậy, sau khi tìm hiểu Revenue là gì, các bộ phận cấu thành Revenue cũng được nhiều người quan tâm
Các hoạt động kinh doanh
Doanh thu hoạt động được tạo ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty và là lĩnh vực kiếm được thu nhập lớn. Tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp hoặc ngành hàng mà các công ty tạo ra có doanh thu khác nhau.
- Bán hàng: Bán hàng đề cập đến việc trao đổi hàng hóa lấy tiền mặt hoặc tiền mặt tương đương.
- Tiền cho thuê: Tiền cho thuê nhà do chủ nhà kiếm được khi cho phép người thuê cư trú hoặc sử dụng đất của họ kinh doanh. Những người thuê nhà và người cho thuê phải ký một hợp đồng quy định rõ các điều khoản cho thuê.
- Dịch vụ tư vấn: Còn được gọi là "dịch vụ chuyên nghiệp", đề cập đến thu nhập có được từ việc cung cấp một dịch vụ cho khách hàng hoặc khách hàng. Ví dụ, các công ty luật ghi nhận doanh thu dịch vụ chuyên nghiệp khi họ cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản tiền lãi (lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, …), lợi nhuận từ đó được chia, thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác, lãi tỷ giá hối đoái, chênh lệch bán ngoại tệ, lãi chuyển nhượng vốn….
Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá của doanh nghiệp cho khách hàng khi mua hàng hóa sản phẩm với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán là khi doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua hàng hóa kém chất lượng hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như hợp đồng đã ký. Doanh thu cao luôn đem đến những tín hiệu tích cực với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Từ các hoạt động khác
- Doanh thu của chính phủ: Đề cập đến số tiền nhận được từ tiền phạt, thuế tài sản và thuế bán hàng, thuế thu nhập, đóng góp vào bảng lương của công ty, phí cho thuê, chuyển khoản liên chính phủ và bán chứng khoán.
- Doanh thu của tổ chức phi lợi nhuận: Đề cập đến các khoản đóng góp cá nhân, tài trợ của chính phủ, các khoản quyên góp, phí tổ chức sự kiện, phí thành viên và các khoản tài trợ nhận được từ các tổ chức.
- Doanh thu từ đầu tư bất động sản: Đề cập đến bất kỳ thu nhập nào mà bất động sản tạo ra, chẳng hạn như hội nghị kinh doanh hoặc phòng tiệc, cho thuê phòng, phí chỗ đậu xe và phí cơ sở vật chất giải trí.
Đọc thêm: Việc làm dành cho chuyên viên phân tích nghiệp vụ mới nhất
4. Ý nghĩa to lớn của Doanh thu với doanh nghiệp
Duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp
Doanh thu nguồn tài chính quan trọng với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Doanh thu từ hoạt động bán hàng cũng là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài, giảm áp lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phản ánh kết quả kinh doanh
Doanh thu là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá kết quả kinh doanh. Trong báo cáo tài chính, doanh thu thể hiện số tiền mà doanh nghiệp có được từ việc bán hàng hóa/dịch vụ. Qua đây, nó có thể phản ánh tình trạng kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Dựa vào tình hình doanh thu, nhà quản trị có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, marketing, v.v để tối ưu revenue.
Phản ánh tốc độ lưu chuyển vốn và khả năng quay vòng vốn
Tốc độ lưu chuyển vốn và khả năng quay vòng vốn sẽ được tăng lên nếu kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có lượng vốn chủ sở hữu lớn để tái sản xuất, giảm tỷ trọng và áp lực từ các khoản vốn vay.
Trái lại, khi dòng doanh thu thiếu ổn định, không tốt, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo, qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường.
5. Cách tạo Doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp
Sử dụng Outbound Marketing
Để đề cập đến bất kì loại tiếp thị nào trong đó một công ty bắt đầu cuộc trò chuyện và gửi thông điệp của mình đến khán giả. Outbound Marketing bao gồm các hình thức như: tiếp thị và quảng cáo truyền thống hơn như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trên báo in (quảng cáo trên báo, quảng cáo trên tạp chí, tờ rơi, tài liệu quảng cáo, danh mục, v.v.), triển lãm thương mại, cuộc gọi bán hàng ra nước ngoài và thư điện tử.
Dùng tiếp thị để tăng năng suất bán hàng
Để tăng doanh số bán hàng việc tăng cường hoạt động tiếp thị là điều quan trọng của bạn. Số lượng không nhất thiết có nghĩa là chất lượng. Vì vậy việc lập kế hoạch cẩn thận, tiếp thị thử nghiệm và theo dõi kết quả sẽ tối đa hóa doanh số bán hàng của bạn. Tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thông điệp nào nói với đối tượng mục tiêu của bạn.
Xem lại các chiến lược định giá của bạn
Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhạy cảm về giá, hãy đặc biệt chú ý đến các chiến lược giá của bạn. Bạn cần phân tích đối thủ của bạn đang tính phí gì và tăng hoặc giảm giá dựa trên mục tiêu của bạn. Giảm giá của bạn có thể tăng doanh thu để bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn.
Mở rộng các kênh phân phối của bạn
Thay đổi nơi bán sản phẩm có thể tăng đáng kể doanh số bán hàng và doanh thu mà không thay đổi với hoạt động tiếp thị hoặc định giá của bạn. Nghiện cứu cẩn thận về tác động của việc sử dụng bán hàng trực tuyến, thư trực tiếp, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà phân phối và đại diện bán hàng bên ngoài để dự đoán mỗi phương pháp có thể ảnh hưởng như thế nào đến khối lượng bán hàng, biên lợi nhuận và tổng lợi nhuận của bạn. Trong một số trường hợp, các kênh phân phối mới yêu cầu hỗ trợ tiếp thị.
Đọc thêm: Mechanical engineer là gì? 8 lĩnh vực cơ khí kỹ thuật phổ biến hiện nay
6. Các khoản giảm trừ doanh thu
Khoản giảm trừ doanh thu là khoản khát sinh làm giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Gồm có 3 phần là chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hóa và hàng bán bị trả lại. Cụ thể:
- Chiết khấu hàng hóa: là phần mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc đã thanh toán lại cho người mua hàng. Thường xuất hiện khi mau sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn, được hai bên mua và bán thỏa thuận để chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua sản phẩm. Có thể do sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu đã ký kết. Khoản giảm này được giảm thực tế ngay sau khi phát sinh
- Giá trị hàng bán bị trả lại: là phần bị khách hàng yêu cầu hoàn trả do vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng, không đúng mẫu. Giá trị hàng bán bị trả lại chỉ được tính khi hàng bán đã được xác định là khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Việc kết hợp giữa Revenue và việc tự động hóa có thể nâng chiến lược bán hàng lên một tầm cao mới, tăng thêm doanh thu . Như vậy,1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Revenue. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả !