1. Tranh biện là gì?
Tranh biện là từ được giải nghĩa từ từ gốc “debate”. Theo Hội đồng Tranh biện Hoa kỳ, tranh biện được định nghĩa là một quy trình tích lũy, sắp xếp, đối đáp, so sánh, nghiên cứu và phân tích về 1 chủ đề bất kỳ trong cuộc sống. Từ đó những người tham gia tranh biện sẽ được chia làm 2 phe: Phản đối và Đồng ý, bắt buộc phải đưa ra lập luận của mình để chứng minh quan điểm mình đang đề cập.
Suy cho cùng, mục đích của tranh biện cũng là đưa ra giải pháp tốt nhất- xử lý tất cả các khúc mắc và xung đột giữa 2 phe phản đối và đồng ý. Tranh biện đòi hỏi người tranh biện phải tư duy nhanh và sâu để vừa có thể phân tích lập luận của đội mình, vừa nhanh chóng phân tích và phản biện lại quan điểm của đội đối thủ.
Cuộc tranh biện chỉ thực sự kết thúc khi cả hai đội thật sự đồng ý với phương án được đưa ra. Tranh biện có thể giúp chúng ta tìm hiểu kiến thức một cách sâu hơn và được các chuyên gia đánh giá là cách tốt nhất để rèn luyện tư duy.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Giải thích các thuật ngữ liên quan đến tranh biện
- Debate: Tranh biện
- Debater: Tranh biện viên
- Adjudicator: Giám khảo chấm một trận Tranh biện.
- Swing Team: Đội thay thế (được thêm vào để đủ số lượng đội thi đấu khi đội thi chính thức không thể tham gia).
- Iron man: Người nói thay thế (một người trong team nói cả hai lượt bao gồm lượt của mình và lượt của thành viên vắng mặt).
- Motion/Resolution: Kiến nghị
- Definition: Định nghĩa những cụm từ quan trọng để giới hạn trận tranh biện (điều quan trọng mà đội ủng hộ cần đưa ra để hai bên có thể tranh biện với nhau trên cùng 1 vấn đề)
- Argument: Lập luận
- Case: Hệ thống luận điểm
- Claim: Luận đề
- Reasoning: Giải thích
Đọc thêm: Operations Supervisor – Giám sát vận hành. Yêu Cầu Công Việc Giám Sát Vận Hành
3. Tầm quan trọng của kỹ năng tranh biện
Hỗ trợ nâng cao tư duy phản biện
Không thể phủ nhận được 1 trong lợi ích của kỹ năng tranh biện là nâng cao tư duy phản biện. Bạn sẽ phải nghiên cứu bảo vệ quan điểm của bản thân một cách thuyết phục đồng thời phải sắp xếp và và phân tích quan điểm của đội đối phương nhanh nhất để đưa ra những lời phản biện “ăn điểm”.
Nâng cao sự tự tin
Khi tham gia tranh biện, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng phát biểu trước đám đông, trước tất cả ban giám khảo và khán giả, điều này sẽ giúp bạn rèn luyện và nâng cao sự tự tin.
Phát triển kỹ năng đàm phán và giải quyết vấn đề
Kỹ năng đàm phán và giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần có để bài tranh biện của bạn đạt hiệu quả mong muốn. Bạn bắt buộc phải bám sát vào mục đích của bài tranh biện: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề và làm mọi người “tâm phục khẩu phục” với giải pháp của bạn.
Phát triển bản thân toàn diện
Ngoài rèn luyện khả năng tranh biện, bạn sẽ được học hỏi các kỹ năng xây dựng nội dung, sáng tạo, làm việc nhóm. Đó chính là những kỹ năng mềm mà mọi người ai cũng cần
Đọc thêm: Công việc Part time là gì? Cách tính lương Part time tại Việt Nam
4. Cách tranh biện đạt thành tích tốt dành cho người bắt đầu
Hiểu được luật tranh biện; cấu trúc của các vòng tranh biện
Việc đầu tiên để đạt được thành tích tốt cho người mới bắt đầu thì bạn phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Tranh biện là gì?
- Luật tranh biện là gì?
- Cấu trúc của vòng tranh biện thế nào?
Sự tôn trọng ý kiến trong tranh biện
Bạn nên biết rằng không phải ai cũng có một ý kiến chung mà mỗi người luôn có ý kiến của riêng bản thân mình vậy nên đừng quá tạo nên sự áp đặt mà hãy tôn trọng lắng nghe ý kiến của những người khác nữa. Đừng bao giờ “vội vàng” nhấn mạnh rằng ý kiến của họ là sai bởi đôi khi chính bạn chưa chắc đúng hoàn toàn. Tại sao bạn lại không nghĩ rằng có thể ý kiến của mình là sai thì sao?
Hãy luôn lắng nghe đừng biến bản thân thành một kẻ bất bại và thao thao theo ý không cho người khác diễn đạt. Có như vậy bạn mới đạt được thành tích cao trong tranh biện.
Đọc thêm: TOP 10 ý nghĩa của chuẩn mực đạo đức trong công việc
Thái độ
Sự cởi mở sẽ luôn là một động lực rất lớn cho quá trình tranh luận bởi nó tác động giúp đưa ra những hệ giá trị và phong cách làm việc khác nhau. Từ đó gia tăng về lợi ích nhóm, tạo ra sự mới mẻ trong cách làm việc.
Thái độ về tôn trọng sẽ là một điều cần tạo nên sự lắng nghe, tiếp cận và chia sẻ một cách dễ dàng hơn cũng như tạo nên một tính tò mò tạo ra sự liên tưởng, sản xuất ra các giả thuyết phản biện.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng khá quan trọng đối với mỗi một cuộc tranh luận. Nó sẽ giúp cho bạn tự tin hơn trước đám đông. Đương nhiên, một cuộc tranh luận xảy mà bạn mất tự tin, không thể nói toát được những ý của mình thì chắc chắn sẽ thua trong cuộc tranh luận. Đặc điểm của một cuộc tranh luận chính là sử dụng ngôn ngữ, chính vì thế mà khả năng giao tiếp trong tranh luận là vô cùng quan trọng.
Đọc thêm: Chức danh công việc là gì? Tầm quan trọng của chức danh công việc
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Tranh biện từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.