Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Phụ cấp thâm niên
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
1. Hỗ trợ Giám đốc Chi nhánh trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện chức năng kinh doanh mảng KHCN tại Đơn vị
- Nhận giao chỉ tiêu kinh doanh KHCN và triển khai việc lập kế hoạch thực hiện theo quy định của Ngân hàng từng thời kỳ.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động KHCN theo kế hoạch kinh doanh được giao nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
2. Hỗ trợ Giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh về KHCN
- Tham gia tổ chức triển khai hiệu quả, an toàn việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên hệ thống kênh giao dịch với các đối tác hợp tác với Ngân hàng.
- Tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả việc tiếp thị khách hàng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ KHCN (cấp tín dụng, huy động, bảo hiểm, ngân hàng số,…) của Ngân hàng trong phạm vi hoạt động theo quy định của Pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.
- Kiểm soát, duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ, quy trình kiểm tra, giám sát và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh KHCN của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng và pháp luật.
- Phối hợp với các đơn vị, bộ phận liên quan tại Hội sở thực hiện chức năng phát triển KHCN.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả và đạt mục tiêu các chương trình hoạt động, kinh doanh KHCN theo chỉ đạo của Hội sở.
- Tham gia đóng góp ý kiến và tham mưu về các vấn đề cơ chế, chính sách chung về KHCN hoặc đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh KHCN trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai công tác xử lý nợ đối với KHCN.
- Kiểm soát, ký phê duyệt các tờ trình, đề xuất, hồ sơ nghiệp vụ, văn bản hành chính trong phạm vi thẩm quyền được Giám đốc chi nhánh phân công, ủy quyền về mảng KHCN.
3. Hỗ trợ Giám đốc, trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ KHCN tại chi nhánh
- Thực hiện nghiên cứu thị trường, tình hình dân cư tại địa bàn quản lý để phục vụ cho việc xác định nhóm KHCN tiềm năng, đề xuất triển khai các phương pháp tiếp xúc khách hàng, ...
- Chủ động đề xuất, tổ chức lập, trình phê duyệt và triển khai các kế hoạch kinh doanh và hoạt động marketing để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ KHCN trên địa bàn.
- Theo dõi, cập nhật tình hình hoạt động, động thái của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để kịp thời có hành động, đối sách phù hợp hoặc thông tin, báo cáo Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng (nếu có) có ý kiến đề xuất với Hội sở nhằm điều chỉnh phù hợp các chính sách, cơ chế về KHCN của Ngân hàng.
- Tổ chức thực hiện và trực tiếp tham gia việc tìm kiếm, mở rộng và phát triển KHCN sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
- Tổ chức thực hiện việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ KHCN (cấp tín dụng, huy động, thanh toán, bảo hiểm, ngân hàng số,…) trực tiếp tới các khách hàng theo quy định.
- Quản lý, kiểm soát công việc, các tờ trình, đề xuất cung cấp sản phẩm, dịch vụ KHCN (tờ trình tín dụng, đề xuất, các hồ sơ, chứng từ, hợp đồng liên quan) của Phòng KHCN theo ủy quyền, phân công của Giám đốc chi nhánh.
- Kiểm soát, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, chính xác và tuân thủ của các hồ sơ, tờ trình, đề xuất thuộc mảng KHCN trước khi triển khai thực hiện hoặc trình Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng (nếu có) phê duyệt.
- Trực tiếp quản lý, kiểm soát các hoạt động thuộc nghiệp vụ cấp tín dụng cho KHCN (cho vay, quản lý tín dụng) tại chi nhánh đảm bảo an toàn hiệu quả, tuân thủ quy định của Ngân hàng và pháp luật.
- Giám sát, theo dõi và kiểm soát việc cập nhật danh mục khách hàng, tình hình, hiện trạng KHCN từng thời kỳ theo quy định.
- Quản lý, theo dõi, giám sát và trực tiếp chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý sau cho vay, thu hồi nợ, quản lý tài sản bảo đảm của KHCN theo quy định.
- Quản lý, chỉ đạo các bộ phận trực thuộc trong việc phối hợp với các bộ phận liên quan tại Hội sở để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ kịp thời, an toàn đến các KHCN tại chi nhánh.
- Định kỳ tổ chức việc phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện kinh doanh, danh mục khách hàng, cơ cấu tình hình dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn hiệu quả kinh doanh.
- Kiểm soát và ký duyệt theo ủy quyền, phân công của Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng (nếu có) các giao dịch, hồ sơ, tờ trình...liên quan đến hoạt động cấp tín dụng KHCN phát sinh tại chi nhánh và các báo cáo liên quan theo quy định.
- Quản lý, thực hiện việc quản lý, lưu trữ hồ sơ; công tác báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng và pháp luật.
- Kiểm soát, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh KHCN tại chi nhánh.
- Giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến KHCN theo ủy quyền, phân công của Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng và quy định của Ngân hàng.
4. Hỗ trợ Giám đốc chi nhánh quản lý, tổ chức thực hiện công tác chất lượng dịch vụ cung cấp cho KHCN
- Cập nhật và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách, quy chế, quy định của Ngân hàng về chất lượng dịch vụ mảng KHCN.
- Chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo, tăng cường chất lượng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, quan hệ với KHCN và phối hợp trong nội bộ đơn vị.
- Chỉ đạo nghiên cứu, triển khai áp dụng các sáng kiến, biện pháp tăng cường chất lượng dịch vụ của Phòng KHCN/PGD và các bộ phận khác thuộc chi nhánh.
- Tổ chức việc xử lý các khiếu nại, giải đáp các thắc mắc của KHCN, xử lý các rủi ro liên quan.
- Giám sát, đánh giá, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện công tác chất lượng dịch vụ của phòng KHCN/PGD.
5. Quản lý và phát triển nhân viên thuộc Phòng KHCN
- Quản lý, tổ chức phân công công việc, giám sát, đánh giá, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên thuộc Phòng KHCN/PGD.
- Quản lý, tổ chức đào tạo, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp đối với CBNV tại Phòng KHCN/PGD.
- Trực tiếp quản lý, tổ chức việc đào tạo, phát triển nhân viên tại Phòng KHCN/PGD và các bộ phận được giao quản lý khác (nếu có).
- Tổ chức đào tạo, phổ biến và phát huy các nguyên tắc, chuẩn mực và nền tảng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng trong nội bộ Phòng KHCN/PGD và chi nhánh.
- Hướng dẫn và phát triển các cấp quản lý (trưởng/phó trưởng phòng thuộc quyền giám sát) để nâng cao các kỹ năng và phát triển tiềm năng lãnh đạo của họ.
- Cập nhật, chỉ đạo phổ biến, hướng dẫn CBNV thực hiện các văn bản nội bộ liên quan đến mảng KHCN.
- Tham gia tìm kiếm, đề xuất các nhân sự có năng lực và tham gia công tác tuyển dụng nhân sự theo quy định và phân công của Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng (nếu có).
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý nhân sự và lên kế hoạch vị trí kế nhiệm tại chi nhánh theo quy định.
6. Công việc khác
- Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện trong nội bộ.
- Hỗ trợ Giám đốc chi nhánh trong các công tác đối ngoại, duy trì các mối quan hệ đối tác, quan hệ xã hội trên địa bàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc vùng (nếu có).
Yêu Cầu Công Việc
1. Bằng cấp:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Tài chính doanh nghiệp và các chuyên ngành thuộc Khối ngành Kinh tế có liên quan.
2. Trình độ Ngoại ngữ và Tin học:
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh: Sơ cấp - bậc 2
- Tin học: Word: Cơ bản; Excel: Cơ bản
3. Kinh nghiệm:
- Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có ít nhất 03 năm kinh nghiệm cụ thể về hoạt động cấp tín dụng / thẩm định KHCN.
- Tối thiểu 04 năm kinh nghiệm quản lý tại ngân hàng trong đó có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tại vị trí Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh / PGD trong hệ thống ngân hàng.
4. Kiến thức chung:
- Am hiểu về tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh trong nước.
- Am hiểu quy định của Pháp luật liên quan đến hoạt động của NHTM.
- Nắm rõ nguyên lý hoạt động của NHTM.
5. Kiến thức chuyên môn:
- Có kiến thức tổng thể về các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng trong đó am hiểu sâu sắc về các nghiệp vụ: cấp tín dụng, huy động vốn, thanh toán, thẻ, bảo hiểm,… cho KHCN.
- Am hiểu các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ KHCN trong Ngân hàng; phương pháp, chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ KHCN.
6. Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng, đàm phán tốt.
- Kỹ năng tạo lập quan hệ tốt với nội bộ và quan hệ với bên ngoài.
- Kỹ năng về quản trị nhân sự, kỹ năng về quản lý và kiểm soát nguồn lực.
- Khả năng dẫn dắt, đào tạo và truyền cảm hứng cho CBNV, đội nhóm.
7. Kỹ năng chuyên môn:
- Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch kinh doanh.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp và đưa ra dự báo.
- Tầm nhìn dài hạn và khả năng dự báo xu hướng thị trường tương lai đối với dịch vụ khách hàng.
- Kỹ năng nhận định rủi ro hoạt động tài chính của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
8. Yêu cầu khác:
- Sức khỏe tốt
- Chuyên nghiệp, đề cao sự tuân thủ.
- Mềm dẻo, linh hoạt trước sự thay đổi.
- Khả năng chịu áp lực chỉ tiêu kinh doanh.
- Tính cam kết và khả năng gắn bó với ngân hàng cao
HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ:
- Đặt tên file Đơn đăng ký ứng tuyển như sau: PGDL Quang Trung - Phó Giám đốc phụ trách KHCN - Họ và tên ứng viên
- Gửi Đơn đăng ký ứng tuyển (file excel) về địa chỉ email [email protected] với tiêu đề email như sau: PGDL Quang Trung - Phó Giám đốc phụ trách KHCN - Họ và tên ứng viên
- Yêu cầu: Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ theo mẫu của Ngân hàng, định dạng file excel và đặt tên file theo đúng hướng dẫn trên.
- LPBank có quyền từ chối tuyển dụng đối với các ứng viên nộp hồ sơ không theo quy định của LPBank hoặc ứng viên khai thông tin không chính xác.
Lưu ý:
- Căn cứ số lượng, chất lượng ứng viên ứng tuyển, yêu cầu công việc,… Ngân hàng sẽ thông báo đến các ứng viên đủ điều kiện theo quy định để tham gia các vòng tuyển dụng (ứng viên không nhận được thông tin mời tuyển dụng từ Ngân hàng được hiểu là chưa phù hợp/chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng).
- Các ứng viên đạt qua các vòng (sơ loại, thi nghiệp vụ, ... ) sẽ được Ngân hàng liên hệ mời tham gia các vòng tiếp theo thông qua điện thoại/Email/Tin nhắn. Kết quả tuyển dụng sẽ được thông báo đến các ứng viên tham gia Tuyển dụng qua Email sau khi kết thúc chương trình tuyển dụng (thông thường từ 7 - 10 ngày làm việc).
- Việc tuyển dụng tại LPBank là hoàn toàn công bằng, minh bạch, khách quan, không qua bất cứ cá nhân trung gian và không thu bất cứ khoản chi phí tuyển dụng nào.
- Trường hợp Ông/Bà phải mất bất cứ chi phí nào trong quá trình tuyển dụng, xin vui lòng phản ánh trực tiếp tới địa chỉ email: [email protected].
- Trường hợp Ông/Bà phải mất chi phí tiêu cực trong quá trình tuyển dụng mà không thông báo cho Ngân hàng và/hoặc Ngân hàng phát hiện ra, Ngân hàng sẽ từ chối tuyển dụng (đối với trường hợp đã trúng tuyển nhưng chưa tiếp nhận) hoặc buộc thôi việc (đối với các trường hợp đã tiếp nhận), kể cả với trường hợp bên nhận chi phí đang là CBNV của Ngân hàng.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Sau 30 năm không ngừng phát triển đi lên, Techcombank đang có chỗ đứng vững chắc trong ngành Ngân hàng nói chung, và trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng với doanh thu 27.000 tỷ đồng và hơn 10.000 nhân viên (năm 2020)
Chính sách bảo hiểm
- Đóng BHXH theo mức cơ bản
- Tham gia vào Techcombank Care với gói bảo hiểm Bảo Việt
Các hoạt động ngoại khóa
- Team building
- Du lịch hàng năm
- Thứ 7 năng động
- Party thường niên
Lịch sử thành lập
- Năm 1993: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập tại Hà Nội với vốn điều lệ 20 tỷ đồng
- Năm 1995: Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh
- Năm 1996: Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
- Năm 1998: Trụ sở chính được chuyển sang Tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
- Năm 1999: Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
- Năm 2000: Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng
- Năm 2002: Thành lập Chi nhánh Chương Dương, Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội và các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng
- Năm 2003: Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003
- Năm 2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng
- Năm 2005: Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu..
- Năm 2006: Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa được ra mắt
- Năm 2007: Trở thành ngân hàng ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch
- Năm 2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- Năm 2012: phát hành thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- Năm 2018: Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2020: tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt 439,6 nghìn tỷ đồng[10] với gần 11.882 nhân viên. Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương, Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.
Mission
Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.
Review Techcombank
Công ty làm marketing tốt nhưng vào làm thì cũng thấy nhiều vấn đề
Tâm sự của một homecomer về T đỏ và đã ra đi
Nhiều quy trình thủ tục và nên cân nhắc trước khi vào (IT)