Việc làm TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI (DNTU)

Cập nhật 03/10/2024 16:17
Tìm thấy 0 việc làm đang tuyển dụng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM tuyển dụng viên chức đợt 3 năm 2024
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 23/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 23/08/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 10
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM

Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM tuyển dụng viên chức đợt 3 năm 2024, như sau:

Vị trí tuyển dụng

Mã số

Số lượng

Giảng viên, ngành Thiết kế vi mạch

BK-01

02

Giảng viên, ngành Công nghệ bán dẫn

BK-02

02

Giảng viên, ngành Khoa học dữ liệu/Khoa học máy tính

BK-03

03

Giảng viên, ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

BK-04

01

Giảng viên, ngành Toán ứng dụng

BK-05

02

Vị trí tuyển dụng

Mô tả vị trí công việc

Khung năng lực

Giảng viên, ngành Thiết kế vi mạch

  • Nghiên cứu và phát triển: Điều phối các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực Thiết kế vi mạch, đặc biệt là những ứng dụng mới và tiên tiến.

  • Phân tích và đánh giá công nghệ: Theo dõi và đánh giá các xu hướng mới trong lĩnh vực Thiết kế vi mạch, xác định ưu điểm và hạn chế của công nghệ hiện tại.

  • Hợp tác đa ngành: Làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức, bao gồm các nhóm thiết kế, kỹ sư phần cứng và phần mềm, để đảm bảo tính toàn vẹn và tính toàn diện của các giải pháp nghiên cứu.

  • Xây dựng mô hình nghiên cứu: Phát triển mô hình nghiên cứu và mô phỏng để đánh giá hiệu suất của các ý tưởng thiết kế mới và đề xuất giải pháp cải tiến.

  • Viết báo cáo và xuất bản: Chuẩn bị và viết báo cáo nghiên cứu, cũng như tham gia vào việc xuất bản kết quả nghiên cứu trong các hội nghị và tạp chí uy tín.

  • Bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử; Công nghệ Thông tin hoặc ngành liên quan.

  • Kinh nghiệm nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực Thiết kế vi mạch.

  • Hiểu biết sâu sắc về các ngôn ngữ lập trình và công cụ thiết kế vi mạch như Verilog, ngôn ngữ lập trình VHDL (Very High Speed Integrated Circuit Hardware Description Language), Cadence, Synopsys.

  • Kỹ năng mô phỏng và phân tích nghiên cứu mạnh mẽ.

  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

Giảng viên, ngành Công nghệ bán dẫn

  • Nghiên cứu và phát triển: Điều phối các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực Thiết kế vi mạch; Công nghệ bán dẫn, đặc biệt là những ứng dụng mới và tiên tiến. Có kinh nghiệm về sản xuất, chế tạo vi mạch, thành thạo các ngôn ngữ, công cụ trong mô phỏng nhà máy sản xuất vi mạch ảo (Virtual Fab).

  • Phân tích và đánh giá công nghệ: Theo dõi và đánh giá các xu hướng mới trong lĩnh vực Thiết kế vi mạch, xác định ưu điểm và hạn chế của công nghệ hiện tại.

  • Hợp tác đa ngành: Làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức, bao gồm các nhóm thiết kế, kỹ sư phần cứng và phần mềm, để đảm bảo tính toàn vẹn và tính toàn diện của các giải pháp nghiên cứu.

  • Xây dựng mô hình nghiên cứu: Phát triển mô hình nghiên cứu và mô phỏng để đánh giá hiệu suất của các ý tưởng thiết kế mới và đề xuất giải pháp cải tiến.

  • Viết báo cáo và xuất bản: Chuẩn bị và viết báo cáo nghiên cứu, cũng như tham gia vào việc xuất bản kết quả nghiên cứu trong các hội nghị và tạp chí uy tín.

  • Bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử; Công nghệ Thông tin hoặc ngành liên quan.

  • Kinh nghiệm nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực Thiết kế vi mạch, kinh nghiệm về sản xuất, chế tạo vi mạch, thành thạo các ngôn ngữ, công cụ trong mô phỏng nhà máy sản xuất vi mạch ảo (Virtual Fab).

  • Hiểu biết sâu sắc về các ngôn ngữ lập trình và công cụ thiết kế vi mạch như Verilog, ngôn ngữ lập trình VHDL, Cadence, Synopsys,…

  • Thành thạo về các mô hình của MOS: mô hình BSIM, EKV.

  • Kỹ năng mô phỏng và phân tích nghiên cứu mạnh mẽ, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

Giảng viên, ngành Khoa học dữ liệu/Khoa học máy tính

  • Tổng quan: Ứng viên có khả năng thúc đẩy các chỉ tiêu sau đây cho lĩnh vực Khoa học dữ liệu – Trí tuệ nhân tạo (KHDL-TTNT) tại đơn vị: Đề tài nghiên cứu, công bố trên các tạp chí uy tín, sản phẩm ứng dụng/chuyển giao công nghệ, bằng sáng chế và đào tạo bậc cao. Nhằm đưa đơn vị vào tốp các vị trí dẫn đầu về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

  • Chuyên môn: Có năng lực nghiên cứu và phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn của ngành KHDL-TTNT. Có hiểu biết sâu, cân bằng về các mặt của quy trình phát triển ứng dụng và giải pháp dùng KHDL- TTNT. Có khả năng cộng tác và lãnh đạo nhóm nghiên cứu và ý thức về phát triển đơn vị.

  • Hợp tác: Có khả năng tìm kiếm hợp tác với các đối tác mạnh trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn.

  • Bằng Tiến sĩ về Khoa học máy tính/Kỹ thuật Máy tính/Công nghệ Thông tin hoặc ngành liên quan gần.

  • Có kinh nghiệm làm việc (qua dự án hay công bố khoa học) về KHDL-TTNT.

  • Thành thạo các ngôn ngữ lập trình: C/C++, Python và các thư viện cho học máy và học sâu: tensorflow, pytorch, sklearn.

Giảng viên, ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

Nghiên cứu và phát triển:

  • Phát triển nhóm nghiên cứu mạnh cho mục tiêu: Nghiên cứu & phát triển các phương pháp, giải pháp, thiết bị và phần mềm cho sản xuất thông minh (smart manufacturing) phục vụ phát triển nền kinh tế carbon thấp (low-carbon economy)  và kinh tế xanh (green economy).

  • Phát triển các giải pháp hiệu quả cho sản xuất thông minh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Phát triển các dự án nghiên cứu có sự kết hợp của các trường, viện, doanh nghiệp quốc tế/trong nước.

Giảng dạy:

  • Tham gia giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa cho các hệ đào tạo đại học và sau đại học

  • Có công bố khoa học và tham gia các dự án trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển được giao.

  • Có kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm thực tiễn về các thiết bị và phần mềm liên quan  lĩnh vực Internet of Things, Robotics, Artificial Intelligence.

  • Có khả năng quản lý một nhóm nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý dự án nghiên cứu.

  • Có định hướng gắn kết nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn của các doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam.

Giảng viên, ngành Toán ứng dụng

  • Xây dựng và chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh, hợp tác với các trung tâm, viện nghiên cứu trong và ngoài Trường.

  • Thiết lập và chủ trì các dự án nghiên cứu Toán ứng dụng và nghiên cứu liên ngành các cấp.

  • Công bố quốc tế về Toán ứng dụng và tính toán liên ngành trên các tạp chí ISI/scopus.

  • Đăng ký sở hữu trí tuệ.

  • Mở rộng hợp tác nghiên cứu với quốc tế, tổ chức hội thảo chuyên ngành.

  • Tham gia giảng dạy các môn Toán cho các hệ đào tạo đại học và sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh.

  • Có bằng Tiến sĩ, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan.

  • Có năng lực công bố khoa học (bài báo khoa học, sáng chế, …).

  •  

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA ĐƠN VỊ

Đối với ứng viên người Việt Nam:

  • Lương theo quy định của Nhà nước (Tiến sĩ có hệ số 3.0): 7.020.000 đồng/tháng.
  • Lương theo vị trí việc làm: 18.000.000 đồng/tháng.

Đối với ứng viên người nước ngoài:

  • Lương vị trí việc làm gấp 03 lần so với mức lương vị trí việc làm tương ứng của ứng viên người Việt Nam.
  • Hỗ trợ 02 vé máy bay khứ hồi/năm.
  • Hỗ trợ điều kiện ổn định ăn, ở trong 03 tháng đầu tiên. Hỗ trợ các hồ sơ, thủ tục trong quá trình nhân sự làm việc tại Trường.

HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ

YÊU CẦU HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực theo yêu cầu như sau:

– Thư trình bày nguyện vọng;

– Thư giới thiệu từ đơn vị cũ hoặc thư giới thiệu từ những thầy/cô hướng dẫn hoặc những chuyên gia có uy tín.

– Lý lịch khoa học;

–  Kế hoạch phát triển của cá nhân trong 5 năm nếu trúng tuyển;

– Thuyết minh đề tài theo mẫu của ĐHQG-HCM;

– Các tài liệu minh chứng năng lực, kinh nghiệm công tác, thành tích phù hợp với yêu cầu vị trí thu hút.

PHƯƠNG THỨC NỘP HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị hồ sơ và gửi về ĐHQG-HCM trước ngày 30/9/2024 thông qua một trong hai phương thức:

– Trực tiếp tại trang web: vnu350.vnuhcm.edu.vn;

– Thư điện tử [email protected];

Nếu lĩnh vực mà ứng viên quan tâm, không có trong danh mục tuyển dụng của các đơn vị thì ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho ĐHQG-HCM.

Ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị và đăng ký tham gia theo Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM.

Ứng viên chỉ đăng ký ở một vị trí, một đơn vị phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của mình. Hồ sơ đăng ký không hoàn trả lại.

Ghi chú: Ứng viên chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ minh chứng. Các trường hợp khai man, giả mạo hồ sơ sẽ bị hủy kết quả và xử lý theo quy định.

ĐHQG-HCM sẽ thông báo kết quả trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày cuối cùng nhận hồ sơ.

*****Đính kèm:

– Mẫu Lý lịch Khoa học

– Mẫu Thuyết minh đề tài

Khu vực
Báo cáo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI (DNTU) Xem trang công ty
Quy mô:
200 - 500 nhân viên
Địa điểm:

Tên chính thức: Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Tên tiếng Anh: Dong Nai Technology University
Tên viết tắt: Tiếng Việt: ĐH CNĐN, Tiếng Anh: DNTU
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai thành lập theo Quyết định số 929/QĐ-TTG ngày 16 tháng 6 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai có trụ sở tại khu phố 5, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Từ năm 2024, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tuyển sinh và đào tạo 23 ngành/chuyên ngành trình độ Đại học, 05 chuyên ngành trình độ Thạc sĩ và 01 chuyên ngành trình độ Tiến sĩ.
 
Chương trình đào tạo được cải tiến liên tục hàng năm theo định hướng phát triển chung của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trở thành trường đại học nghiên cứu.
 
Tỷ lệ sinh viên có việc làm khi ra Trường đạt 93%, đáp ứng được nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tỉnh Đồng Nai nói riêng và các tỉnh thành lân cận nói chung
 

Những nghề phổ biến tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI (DNTU)

Bạn làm việc tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI (DNTU)? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI (DNTU)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI (DNTU)

Click để đánh giá