Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự là gì? Top 3 cơ hội việc làm "hot" cho ngành QLNN

Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự là gì? Có những công việc nào liên quan đến ngành này? Đây là những băn khoăn của rất nhiều độc giả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu TOP những công việc "hot" của ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự nhé!

1. Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự là gì?

Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự (QLNN ANTT) là ngành thuộc khối ngành đào tạo sĩ quan công an, ngành quản lý nhà nước về an ninh trật tự hiện đây là ngành học có số lượng hồ sơ thi tuyển thuôc top ngành nhiều nhất hiện nay. Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự trị an xã hội là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm sâu sắc, từ khâu tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực. Vì lẽ, những cử nhân ngành quản lý nhà nước về trật tự an ninh chính là lực lượng nòng cốt của công an nhân Việt Nam - những người trực tiếp bảo vệ sự bình yên của xã hội. 

Công an an ninh là gì? Phẩm chất mà công an an ninh cần có

2. TOP 3 công việc ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Công an an ninh

Công an an ninh hay Công an nhân dân là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Công việc của Công an an ninh: 

Căn cứ theo Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định vị trí Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

  • Bảo vệ an ninh quốc gia: Phòng chống các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ bí mật quốc gia, an ninh nội bộ và an ninh mạng.
  • Quản lý nhà nước về an ninh: Giám sát, quản lý các hoạt động có liên quan đến an ninh quốc gia, như xuất nhập cảnh, lưu trú của người nước ngoài, quản lý vũ khí, vật liệu nổ...
  • Điều tra, phá án: Xử lý các vụ án về an ninh quốc gia, khủng bố, bạo loạn, lừa đảo...
  • Bảo vệ các mục tiêu quan trọng: Bảo vệ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các khu vực trọng yếu, các sự kiện quan trọng...

Mức lương của Công an an ninh:

Tại Mục 1 Bảng 6 Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP có quy định hệ số lương để tính lương của Công an theo cấp bậc quân hàm như sau:

Cấp bậc quân hàm

Hệ số lương

Mức lương (Đơn vị: đồng/tháng)

Đại tướng

10,40

18.720.000

Thượng tướng

9,80

17.640.000

Trung tướng

9,20

16.560.000

Thiếu tướng

8,60

15.480.000

Đại tá

8,00

14.400.000

Thượng tá

7,30

13.140.000

Trung tá

6,60

11.880.000

Thiếu tá

6,00

10.800.000

Đại úy

5,40

9.720.000

Thượng úy

5,00

9.000.000

Trung úy

4,60

8.280.000

Thiếu úy

4,20

7.560.000

Thượng sĩ

3,80

6.840.000

Trung sĩ

3,50

6.300.000

Hạ sĩ

3,20

5.760.000

Trinh sát cảnh sát 

Trinh sát cảnh sát là những người chiến sĩ có trách nhiệm thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự, bảo vệ an toàn cho cộng đồng và tạo môi trường sống an toàn cho mọi người

Công việc của Trinh sát cảnh sát

  • Tiếp nhận, xử lý thông tin, điều tra, truy tìm và bắt giữ các đối tượng có hành vi phạm pháp.
  • Giám sát, đấu tranh, ngăn chặn và giải quyết các tình huống xảy ra liên quan đến an ninh trật tự.
  • Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với cộng đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự.
  • Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ đối tượng quan trọng, đảm bảo an toàn cho các sự kiện lớn.
  • Cung cấp thông tin và đưa ra khuyến cáo để giúp người dân phòng chống tội phạm và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

Mức lương của Trinh sát cảnh sát:

Mức lương của Trinh sát cảnh sát hiện nay được quy định của Nhà nước như sau:

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Mức lương (Đơn vị: đồng/tháng)

Đại tướng

10,4

18,720,000

Thượng tướng

9,8

17,640,000

Trung tướng

9,2

16,560,000

Thiếu tướng

8,6

15,480,000

Đại tá

8,0

14,400,000

Thượng tá

7,3

13,140,000

Trung tá

6,6

11,880,000

Thiếu tá

6,0

10,800,000

Đại úy

5,4

9,720,000

Thượng úy

5,0

9,000,000

Trung úy

4,6

8,280,000

Thiếu úy

4,2

7,560,000

Thượng sĩ

3,8

6,840,000

Trung sĩ

3,5

6,300,000

Hạ sĩ

3,2

5,760,000

Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp và chế độ nâng lương.

Cảnh sát hình sự

Cảnh sát hình sự hay còn gọi là Cảnh sát điều tra là những người thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân có Các kỹ năng và nghiệp vụ về hoạt động điều tra tội phạm. Các nhân viên trong ngành này có trách nhiệm thu thập chứng cứ, khám phá sự thật và đóng góp vào việc chứng minh tội phạm trong quá trình xét xử, điều tra các vụ án hình sự theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

Công việc của Cảnh sát hình sự

  • Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
  • Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm 
  • Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cách sát điều tra trong Công an nhân dân; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
  • Quản lý các trại tạm giam thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác tạm giữ, tạm giam đối với phạm nhân,

Mức lương của Cảnh sát hình sự:

Mức lương của Cảnh sát hình sự hiện nay được quy định của Nhà nước như sau:

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Mức lương (Đơn vị: đồng/tháng)

Đại tướng

10,4

18,720,000

Thượng tướng

9,8

17,640,000

Trung tướng

9,2

16,560,000

Thiếu tướng

8,6

15,480,000

Đại tá

8,0

14,400,000

Thượng tá

7,3

13,140,000

Trung tá

6,6

11,880,000

Thiếu tá

6,0

10,800,000

Đại úy

5,4

9,720,000

Thượng úy

5,0

9,000,000

Trung úy

4,6

8,280,000

Thiếu úy

4,2

7,560,000

Thượng sĩ

3,8

6,840,000

Trung sĩ

3,5

6,300,000

Hạ sĩ

3,2

5,760,000

Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp và chế độ nâng lương.

Tài liệu VietJack

>> Tìm hiểu thêm về các công việc ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự:

Việc làm Nhân viên an ninh

Việc làm Trưởng bộ phận an ninh

Việc làm Thực tập sinh an ninh mạng

Việc làm Quản lý bộ phận an ninh

3. Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự học những gì?

Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự đòi hỏi các chuyên gia, nhân viên an ninh phải có kiến thức chuyên môn về luật pháp, các phương pháp điều tra và phân tích thông tin, cũng như các kỹ năng giao tiếp và đàm phán. Các chuyên gia trong ngành này cần được đào tạo để trở thành những chuyên gia Trinh sát có tay nghề và năng lực để giải quyết các vấn đề an ninh trật tự và phòng chống tội phạm.

Cụ thể, các nội dung học tập trong Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tựbao gồm:

  • Kiến thức về luật pháp: bao gồm các luật pháp về hình sự, hành chính, dân sự, lao động, đất đai, thuế... Đây là kiến thức căn bản nhất mà một chuyên gia Trinh sát cần phải nắm vững để có thể áp dụng vào công tác điều tra và phá án.
  • Phương pháp điều tra: bao gồm các phương pháp thu thập chứng cứ, phân tích thông tin, đối thoại với người liên quan... Các chuyên gia cần phải nắm rõ các phương pháp này để có thể thu thập được thông tin chính xác và đầy đủ, từ đó đưa ra các quyết định và phát hiện tội phạm.
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: bao gồm các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục. Các chuyên gia cần phải có khả năng tương tác với những người liên quan đến vụ việc để thu thập thông tin và giải quyết vấn đề.
  • Sử dụng công nghệ thông tin: bao gồm các kỹ năng sử dụng phần mềm, thiết bị và công nghệ mới để thu thập và phân tích thông tin.
  • Kỹ năng quản lý và tổ chức: bao gồm các kỹ năng quản lý và tổ chức công việc, lập kế hoạch và triển khai các chiến lược điều tra.

4. Phẩm chất cần có trong ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Bất cứ ngành nghề nào cũng có yêu cầu riêng, cần có những tố chất nhất định để làm tốt công việc. Với một lĩnh vực quan trọng như quốc phòng an ninh thì người chiến sĩ càng phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe. Dưới đây là những tố chất cơ bản nhất mà một người chiến sĩ cần có:

Cần - kiệm - liêm - chính

4 đức tính là “bài học vỡ lòng” mà mọi chiến sĩ công an đều được dạy đó là cần – kiệm – liêm – chính. 

  • “Cần” tức là cần cù, chăm chỉ, luôn sẵn sàng và cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • “Kiệm” tức là tiết kiệm, không chỉ dừng lại ở tiết kiệm tiền bạc của cải cho bản thân. Người công an phải biết giữ gìn tài sản của chung, tiết kiệm tài sản quốc gia để đất nước luôn giàu mạnh
  • “Liêm” tức là liêm sỉ, giữ tâm hồn luôn trong sạch dù phải đứng trước muôn vàn các cám dỗ.
  • “Chính” tức là chính trực, luôn tôn trọng lẽ phải, chiến đấu để bảo vệ sự ngay thẳng, đúng đắn.

Trung thành

Lòng trung thành của người chiến sĩ thể hiện ở lòng trung thành với đường lối của Đảng, trung với pháp luật của nhà nước và đặc biệt là luôn trung thành với nhân dân. Họ phải luôn chiến đấu với tấm lòng hướng về nhân dân, thực hiện nhiệm vụ để giữ gìn an toàn cho cuộc sống của người dân.

Bản lĩnh lớn

Bản lĩnh chiến đấu không đơn thuần là có sự dũng cảm, liều lĩnh. Những chiến sĩ giỏi sẽ biết giữ cái đầu lạnh, có sự nhạy bén, phản xạ nhanh chóng để xử lý những tình huống nguy hiểm. Để làm được điều đó phải rèn luyện, học hỏi đủ những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Trong tình huống nào cũng tự tin đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất, vừa đạt được mục tiêu vừa bảo toàn được lực lượng.

Có trách nhiệm

Người chiến sĩ phải gần gũi với nhân dân, cố gắng để thấu hiểu những tâm tư, tình cảm cũng như mong muốn của người dân. Để thực hiện trách nhiệm bảo vệ an ninh, an toàn xã hội cũng cần dựa vào nhân dân. Vì thế phải luôn giữ vững trách nhiệm của mình, tìm cách tháo gỡ khúc mắc để giúp cho khoảng cách giữa dân và chiến sĩ có thể xích lại gần nhau hơn.

Tận tụy

Sự tận tụy của chiến sĩ công an là luôn nỗ lực hoàn thành trọng trách được giao phó. Mỗi công việc, chức trách của họ đều có vai trò đặc biệt quan trọng với trật tự xã hội, gắn bó chặt chẽ với sự an toàn của người dân. Người chiến sĩkhông thể lơ là, qua loa trong bất cứ nhiệm vụ nào vì một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến mất an toàn xã hội.

Thông minh, khôn khéo

Đức tính thông minh, khôn khéo ở điểm phải biết cương nhu đúng lúc. Đối với kẻ địch phải luôn quyết liệt, cứng rắn với tội phạm nhưng không thể cứng nhắc mà quên đi tình người. Điều quan trọng làm nên một tập thể vững mạnh là mỗi chiến sĩ tự xây dựng được cho mình ý chí kiên định không lung lay trước cám dỗ hay mánh khóe từ kẻ địch, nếu muốn thẳng tiến lên Trưởng bộ phận an ninh thì đây là phẩm chất nhất định phải có.

5. Thuận lợi và khó khăn trong ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Thuận lợi

  • Cơ hội để đóng góp cho sự phát triển của đất nước, bảo vệ an ninh trật tự và giữ gìn trật tự công cộng, an ninh quốc gia.
  • Nghề nghiệp an toàn và ổn định với sự phát triển của xã hội, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và được đảm bảo các chế độ phúc lợi và bảo hiểm xã hội.
  • Có cơ hội làm việc với các đơn vị an ninh, chức năng, tác động tích cực đến môi trường xung quanh và cộng đồng.
  • Được đào tạo và trang bị kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng phản ứng nhanh, tinh thần đồng đội và sự cẩn trọng trong công tác phòng chống tội phạm.
  • Có cơ hội để thực hiện công tác ứng phó với các tình huống phức tạp và đặc biệt, tăng cường sức khỏe và sự khéo léo trong công tác.

Khó khăn

Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn khi theo học và làm việc trong ngành QLNN, bao gồm:

  • Nhiều cám dỗ vật chất, đây là bản năng của của con người mà đặc thù ngành không cho phép. Mỗi chiến sĩ công an an ninh đều phải tự nghiêm khắc bản thân trước sự cám dỗ của vật chất tầm thường.
  • Công việc đòi hỏi sự cẩn trọng, nhạy bén và quyết đoán, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng đương đầu với những tình huống nguy hiểm.
  •  Áp lực trong công việc, đặc biệt là trong các hoàn cảnh khẩn cấp và tình huống bất ngờ.
  • Có thể đối mặt với nguy cơ bị thương tích hoặc tổn thất trong quá trình làm nhiệm vụ.
  • Có thể phải làm việc đêm, làm việc trong môi trường khắc nghiệt và có những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn và tính mạng con người, đặc biệt là trong thời đại hiện đại với những nguy cơ về khủng bố. Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự và có thêm nhiều kiến thức về những ngành nghề.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!