TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Kiến trúc máy tính
- Số tín chỉ: 3
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Môn học Kiến trúc máy tính bao gồm những nội dung:
- Về lịch sử phát triển của máy tính, thông tin và sự mã hóa thông tin dùng trong hệ thống
- Giới thiệu các thành phần cơ bản của một hệ thống máy tính, nguyên lý thiết kế kiến trúc tập lệnh, kiến thức các bộ xử lý sử dụng kiến trúc tập lệnh RISC và CISC; vai trò của trình biên dịch trong các hệ thống máy tính; cấu trúc bộ xử lý trung tâm
- Về bộ xử lý tuần tự của John Von Neumann; các bộ xử lý song song trên mức
- Chức năng và nguyên lý hoạt động cơ bản của các cấp bộ nhớ máy tính; hoạt động của bộ nhớ đệm và bộ nhớ ảo
- Các phương pháp và tiêu chí đánh giá hiệu năng máy tính qua bộ xử lý và bộ nhớ; giới thiệu một số thiết bị ngoại vi
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Kiến thức về biểu diễn thông tin, kiến trúc phần mềm, tổ chức bộ xử lý và phân cấp bộ nhớ trong máy tính.
- Khả năng trình bày các phương pháp biểu diễn thông tin, nguyên lý thiết kế kiến trúc tập lệnh; vận dụng kiến trúc tập lệnh điển hình để thiết kế chương trình đơn giản; khả năng trình bày nguyên lý hoạt động của bộ xử lý tuần tự, bộ xử lý song song và các cấp bộ nhớ; vận dụng các phương pháp đánh giá hiệu năng máy tính
- Kỹ năng tra cứu và đọc hiểu tài liệu tham khảo về Kiến trúc máy tính bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
- Có ý thức khai thác các thế mạnh của kiến trúc máy tính vào lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
Giáo trình môn Kiến trúc máy tính
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Đại cương
1. Các thế hệ máy tính
2. Phân loại máy tính
3. Thành quả của máy tính
4. Thông tin và sự mã hóa thông tin
Chương 2: Kiến trúc phần mềm bộ xử lý
1. Thành phần cơ bản của một máy tính
2. Định nghĩa kiến trúc máy tính
3. Các kiểu thi hành một lệnh
4. Kiểu kiến trúc thanh ghi đa dụng
5. Tập lệnh
6. Các kiểu định vị
7. Kiểu của toán hạng và chiều dài của toán hạng.
8. Tác vụ mà lệnh thực hiện
9. Kiến trúc RISC
10. Kiểu định vị trong các bộ xử lý RISC
11. Ngôn ngữ cấp cap và ngôn ngữ máy
Chương 3: Tổ chức bộ xử lý
1. Đường đi của dữ liệu
2. Bộ điều khiển
3. Diễn tiến thi hành lệnh mã máy
4. Ngắt quãng
5. Kỹ thuật ống dẫn
6. Khó khăn trong kỹ thuật ống dẫn
7. Siêu ống dẫn
8. Siêu vô hướng
9. Máy tính có lệnh thật dài VLIW
10. Máy tính Vecto
11. Máy tính song song
12. Kiến trúc IA-64
Chương 4: Các cấp bộ nhớ
1. Các loại bộ nhớ
2. Các cấp bộ nhớ
3. Xác suất truy cập dữ liệu trong bộ nhớ trong
4. Vận hàng của Cache
5. Hiệu quả của Cache
6. Cache duy nhất hay Cache riêng lẻ
7. Các mức Cahe
8. Bộ nhớ trong
9. Bộ nhớ ảo
10. Bảo vệ các tiến trình bằng cách dùng bộ nhớ ảo
Chương 5: Nhập - xuất
1. Dẫn nhập
2. Đĩa từ
3. Đĩa quang
4. Các loại thẻ nhớ
5. Băng từ
6. BUS nối ngoại vi vào bộ xử lý và bộ nhớ trong
7. Các chuẩn về BUS
8. Giao diện giữa bộ xử lý với các bộ phận vào ra
9. Một số biện pháp an toàn dữ liệu trong việc lưu trữ thông tin trong đĩa từ
Xem thêm
Bài giảng học phần Kiến trúc máy tính
Đề thi học phần Kiến trúc máy tính
Được cập nhật 29/06/2023
269 lượt xem