1. Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 1100 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin
Trong năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN) dự kiến tuyển sinh 1100 chỉ tiêu cho ngành CNTT, cụ thể là 500 chỉ tiêu đối với chương trình chuẩn (chương trình đại trà), 520 chỉ tiêu đối với chương trình chất lượng cao và 80 chỉ tiêu với chương trình liên kết quốc tế. ĐHBKHN tuyển sinh theo 3 phương thức xét tuyển: Phương thức xét tuyển tài năng (XTTN); Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD); Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 (THPT);
Xét tuyển tài năng
Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cụ thể như sau:
- Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành học phù hợp với môn đạt giải.
- Thí sinh trong đội tuyển Quốc gia tham dự cuộc thi KHKT Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức được xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với lĩnh vực đề tài dự thi.
Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB: Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên; có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
Xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn:
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng ít nhất một (01) trong những điều kiện sau:
- Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Tư hoặc Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Tổ hợp trong thời gian học THPT;
- Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;
- Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;
- Có chứng chỉ IELTS (academic) Quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương – xem Bảng 2 quy đổi chứng chỉ tiếng Anh) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý;
- Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;
Tổng thời gian của bài thi gồm 150 phút cho 3 nội dung thi gồm: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Giải quyết vấn đề (60 phút) với hình thức thi là hoàn toàn Trắc nghiệm. Bài thi sẽ được tổ chức nhiều đợt thi trong năm, thí sinh dự thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng để xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.
Cấu trúc bài thi Đánh giá tư duy 2023
Tổ hợp xét tuyển dự kiến: K00 (tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy khoa học/giải quyết vấn đề); Xét tuyển vào tất cả các ngành/chương trình trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh.
Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức;
Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định; Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau).
Lưu ý:
Thí sinh được sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP và quốc tế (IELTS, TOEFL, TOEIC..) để quy đổi thành điểm tiếng Anh khi xét tuyển theo các tổ hợp A01, D01, D07;
Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau:
- Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên, IELTS (academic) 5.0 trở lên hoặc tương đương;
- Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh đạt yêu cầu của ĐHBK Hà Nội.
Đọc thêm: Việc làm Lập trình viên
2. Các chuyên ngành
Tổng quan ngành CNTT tại Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là trường đại học hàng đầu cả nước chuyên về đào tạo các ngành công nghệ thông tin. Khi theo học tại đây, các bạn sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về máy tính, công nghệ thông tin, các ngôn ngữ lập trình, quy trình phát triển phần mềm, …. để ứng dụng trong việc nghiên cứu, phát triển, gia công phần mềm.
Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được trang bị các kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng nhằm bảo mật và quản trị hệ thống thông tin, ứng dụng trong việc thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng.
Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo về các kiến thức, kỹ năng mềm phục vụ cho công việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, …
4 ngành đào tạo CNTT tốt nhất tại Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngành Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính (IT1)
Khoa học máy tính (được viết tắt là (IT1) là một ngành đã được đào tạo lâu năm. Đây là một trong những ngành có uy tín và có triển vọng nghề nghiệp cao ở Đại học Bách Khoa Hà Nội trong nhóm ngành về Công nghệ thông tin (CNTT). Công nghệ thông tin – Khoa học máy tính có hai hướng đào tạo chính là hệ thống thông tin và công nghệ phần mềm với:
- Thời gian đào tạo: Ngành Cử nhân – 4 năm; tích hợp Cử nhân – Kỹ sư: 5 năm và chương trình đào tạo Cử nhân – Thạc sĩ: 5,5 năm; tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ: 8,5 năm.
- Kiến thức: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản và cốt lõi về Khoa học máy tính; cụ thể: trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, hệ thống máy tính, Quản lý dự án; giải thuật và lập trình. Tùy theo lựa chọn, sinh viên có thể được đào tạo sâu hơn về 1 trong 4 ngành: khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, xử lý thông tin, kỹ nghệ phần mềm.
- Kỹ năng: Được học hỏi, rèn luyện các kĩ năng lãnh đạo, tổ chức, làm việc nhóm.
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh đạt 500 Toeic trở lên.
Hiện tại CNTT – Khoa học máy tính được đánh giá giữ vị trí số 1 trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam; là ngành trong nhóm Công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội đứng thứ 501-550 trong bảng xếp hạng QS thế giới năm 2019.
Ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật máy tính (IT2)
Kỹ thuật máy tính hiện là ngành duy nhất trong nhóm ngành Công nghệ thông tin đào tạo kiến thức chuyên môn về cả phần cứng và phần mềm. Ngành này chủ yếu đào tạo trong các lĩnh vực: Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu; An toàn thông tin; Máy tính và hệ thống nhúng.
- Thời gian đào tạo: Cử nhân – 4 năm; tích hợp Cử nhân – Kỹ sư: 5 năm; tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ: 5,5 năm.
- Kiến thức: Sinh viên được trang bị kiến thức, khả năng áp dụng các kiến thức cốt lõi về phát triển phần mềm, an toàn thông tin mạng, giải toán và lập trình phần mềm, xử lý và mã hóa các thông tin.
- Kỹ năng: Sinh viên được học hỏi, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, kỹ năng mềm, xây dựng công nghệ thông tin phù hợp.
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh từ 500 Toeic trở lên.
Ngành Công nghệ thông tin Việt – Nhật (IT–E6)
Ngành công nghệ thông tin Việt – Nhật (IT – E6) là ngành duy nhất của Đại học Bách Khoa Hà Nội hướng đến việc đào tạo người học thành những kỹ sư tương đương người Nhật trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
- Thời gian đào tạo: 5 năm.
- Kiến thức: Sinh viên được trang bị các kiến thức Công nghệ thông tin chuyên môn; được các giáo sư người Nhật hỗ trợ dựa trên chuẩn Công nghệ thông tin ITSS của Nhật Bản.
- Kỹ năng: Sinh viên được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, kỹ năng nghề nghiệp.
- Ngoại ngữ: Sinh viên đạt mức tối thiểu trình độ N3 tiếng Nhật.
Ngành Công nghệ thông tin Global ICT (IT-E7)
Công nghệ thông tin Global ICT hay chính là Chương trình đào tạo kỹ sư toàn cầu CNTT. Đây là ngành duy nhất đào tạo Công nghệ thông tin 100% bằng tiếng Anh tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Công nghệ thông tin Global ICT được xây dựng khung chương trình đào tạo đảm bảo quốc tế hóa và chất lượng cao.
Đọc thêm: Việc làm Kỹ sư tự động hóa
3. Mức lương ngành CNTT
- Lương dành cho thực tập sinh hay các bạn sinh viên mới ra trường ngành Công nghệ thông tin dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.
- Với nhân viên IT đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên mức lương là 10 - 25 triệu/tháng tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm cá nhân.
- Với các vị trí cao hơn như Manager, Director thường được tính bằng đô la Mỹ (USD) rơi vào khoảng 1400 - 3000 USD/tháng tương đương với 33 - 70 triệu đồng/tháng.
Đây là mức lương đại trà tại các công ty ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ trả mức lương cao hơn nữa cho các ứng viên phù hợp. Ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa trong tương lai và mức lương 120 triệu đồng/tháng là có thể đạt được và thậm chí cao hơn nữa.
4. Điểm chuẩn qua các năm
Cùng với kinh nghiệm và chất lượng giảng dạy, đại học Bách khoa Hà Nội đã tiếp nhận rất nhiều đơn xét tuyển. Chính vì vậy mà điểm chuẩn của trường rất cao so với những trường khác. Trong năm 2022, điểm chuẩn của Đại học Bách khoa Hà Nọi cụ thể như sau:
- CNTT: Khoa học máy tính có điểm chuẩn theo diện DGTD là 22,25 điểm.
- CNTT: Kỹ thuật máy tính là chuyên ngành có điểm chuẩn cao nhất trường với điểm dựa trên điểm thi THPTQG 28,29 điể và điểm theo diện DGTD là 21,19 điểm.
- Công nghệ thông tin (Việt – Nhật) điểm chuẩn dựa trên điểm thi THPTQG 27,25 điểm và theo diện DGTD là 18,39 điểm.
- Công nghệ thông tin (Global ICT) có điểm chuẩn theo diện DGTD là 21,96 điểm.
- Công nghệ thông tin (Việt – Pháp) điểm chuẩn theo diện DGTD là 16,26 điểm.
- Khoa học máy tính – hợp tác với đại học Troy (Hoa Kỳ) điểm chuẩn dựa trên điểm thi THPTQG là 25,15 điểm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 chưa được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố, tuy nhiên dự kiến sẽ tăng 2 đợt kỳ thi đánh giá tư duy so với năm 2022.
5. Học phí
Học phí Trường Đại học Bách Khoa 2022 - 2023 theo từng chương trình đào tạo như sau:
- Chương trình đào tạo chuẩn: 22.000.000 - 28.000.000 VNĐ/năm
- Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế: 45.000.000 - 50.000.000 VNĐ/năm
- Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng: 50.000.000 - 60.000.000 VNĐ/năm
- Chương trình đào tạo Quốc tế: 55.000.000 - 65.000.000 VNĐ/năm
- Chương trình TROY (học 3 kỳ/năm): khoảng 80.000.000 VNĐ/năm
Mức học phí này năm trong lộ trình học phí giai đoạn 2020 đến 2025 với mức tăng trung bình khoảng 8%/ năm học đối với từng chương trình đào tạo.
Đọc thêm: Việc làm Full-Stack Developer
6. Cơ hội việc làm ra trường
Trước sự phát triển của công nghệ số, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Bạn có thể làm việc ở các vị trí:
- Kỹ sư phần mềm
- Chuyên gia kiểm thử phần mềm
- Kỹ sư phát triển dự án, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng
- Chuyên gia thiết kế hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển, hệ thống số,…tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Chuyên gia thiết kế, phân tích, quản trị, cài đặt, bảo đảm an ninh cho những hệ thống mạng máy tính tại công ty, trường học, cơ quan,…
- Khi có trình độ ngoại ngữ, bạn có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài làm việc với mức lương cực khủng
- Startup trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
- Chuyên Viên IT Helpdesk
- IT Supervisor
- Front - end Developer
- Full-Stack Developer
Đọc thêm: Việc làm Front - end Developer
7. Tại sao nên chọn ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Bách khoa Hà Nội
Thành tích: Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Theo công bố mới nhất của thời báo THE (Times Higher Education), ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa được xếp ở vị trí 301–400 về lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology). Với xếp hạng này, ĐHBK Hà Nội đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, và đứng số 1 Việt Nam.
Riêng về lĩnh vực Công nghệ Thông tin, cũng theo THE, ĐHBK Hà Nội ở vị trí 601+ về lĩnh vực Khoa học máy tính (Computer Science) trong Bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2020 theo lĩnh vực (THE WUR by Subject 2020). Thêm vào đó, trong một bảng xếp hạng uy tín khác do Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh) đưa ra theo lĩnh vực (QS ranking by subject 2020), lĩnh vực Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội xếp hạng Top 451-500 toàn Thế giới.
Ở cả hai bảng xếp hạng danh giá THE và QS, lĩnh vực Khoa học Máy tính (hay CNTT theo cách định nghĩa ở ta), Đại học Bách khoa Hà Nội đều đứng thứ nhất Việt Nam, và sánh vai với một số trường đại học uy tín ở các nước phát triển tiên tiến.
- Bề dày kinh nghiệm: Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực đào tạo ngành Công nghệ thông tin, đại học Bách Khoa nằm trong top đầu cả nước. Bách Khoa cũng được xem như “cái nôi” đào tạo của lập trình viên.
- Chất lượng giảng dạy: Đại học Bách Khoa có đội ngũ giảng viên cực kỳ chất lượng, được tuyển rất khắt khe và nghiêm túc. Người học hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn đây là địa điểm học ngành Công nghệ thông tin trong thời gian sắp đến.
- Cơ sở vật chất: Tại Đại học Bách Khoa, cơ sở vật chất luôn được cải thiện dần và đổi mới qua từng giai đoạn.
Đại học Bách khoa Hà Nội hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực