Ngành Địa lý học là gì? Các nghề có mức lương cao trong ngành Địa lý học

Bạn yêu thích ngành địa lý học ? Bạn mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về địa hình lãnh thổ, đặc điểm các vùng đất hay các hiện tượng lý thú của vũ trụ bao la? Địa lý học sẽ là một lựa chọn cực kỳ phù hợp để bạn theo đuổi đấy. Hãy đọc bài viết của 1900 dưới đây để tìm câu trả lời cho mình nhé!

1. Ngành Địa lý học là gì?   

Địa lý học (tiếng Anh là Geography) là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái đất. Địa lý học gồm hai nhóm ngành khoa học chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội.

Đây là ngành khoa học nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên… Nói một cách đơn giản, học về địa lý chính là học về thế giới chúng ta đang sinh sống.

Ngành Địa lý học trang bị cho sinh viên tri thức về quy luật tạo thành, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự phân hóa lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo sẽ truyền đạt và rèn luyện kỹ năng thực hành cho bạn về các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành.

Tài liệu VietJack

2. Các nghề có mức lương cao trong ngành Địa lý học

Chuyên gia GIS (Hệ thống thông tin địa lý)

Các chuyên gia GIS sử dụng công nghệ thông tin và dữ liệu địa lý để phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Công việc này thường được trả mức lương cao do tính chuyên môn và kỹ thuật phức tạp. Mức lương của công việc này có thể lên khoảng 30.000.000 - 40.000.000 triệu đồng/ tháng nếu bạn làm trong những đơn vị ngoài nhà nước , có thể nói là một mức lương hấp dẫn đối với thị trường lao động tại Việt Nam.

Kỹ sư địa lý

Kỹ sư địa lý thường làm việc trong việc xây dựng hệ thống GIS và ứng dụng công nghệ địa lý trong các dự án xây dựng, đô thị hóa, hay quản lý tài nguyên. Các kỹ sư địa lý có thể nhận được mức lương cao do chuyên môn và kỹ thuật cao. Với công việc này, mức lương trung bình có thể nhận được là 40.000.000 - 60.000.000 triệu đồng/ tháng tùy theo chuyên môn, kĩ thuật của bạn.

Nhà nghiên cứu địa lý

Nhà nghiên cứu địa lý nghiên cứu về các vấn đề địa lý và thực hiện các dự án nghiên cứu. Công việc này thường có mức lương cao trong các tổ chức nghiên cứu, viện nghiên cứu hoặc các tổ chức quốc tế. Mức lương cơ bản thường rơi vào khoảng 15.000.000 triệu đồng/ tháng trở lên nếu bạn có khả năng.

Chuyên gia địa lý kinh tế

Chuyên gia địa lý kinh tế nghiên cứu về tương tác giữa kinh tế và địa lý, thực hiện các dự án địa lý kinh tế và phân tích dữ liệu. Công việc này thường có mức lương cao trong các tổ chức kinh doanh, công ty tư vấn và chính phủ. Mức lương của nghề này cũng không hề nhỏ thường rơi vào khoảng 20.000.000 triệu đồng/ tháng trở lên.

Quản lý tài nguyên

Các chuyên gia quản lý tài nguyên sử dụng kiến thức địa lý để quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đất đai. Công việc này có thể có mức lương cao trong các tổ chức môi trường, công ty năng lượng và chính phủ. Mức lương bình quân từ 7.000.000 - 9.000.000 triệu đồng/ tháng, nếu có năng lực chuyên môn lương có thể lên đến 20.000.000 triệu đồng/ tháng trở lên.

Tài liệu VietJack

Giáo viên địa lý

Dạy môn học địa lý ở các trường đại học hoặc trường phổ thông cũng có tiềm năng thu nhập cao, đặc biệt là ở các trường đại học hàng đầu hoặc trường quốc tế. Mức lương được chia theo các cấp nhưng thường sẽ rơi khoảng từ 5.000.000 - 17.000.000 triệu đồng/ tháng.

Lưu ý rằng mức lương cụ thể còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và điều kiện việc làm trong khu vực bạn hoạt động. Để có mức thu nhập cao, hãy tập trung vào phát triển kỹ năng chuyên môn và tìm hiểu về các cơ hội việc làm trong lĩnh vực địa lý.

>> Tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành Địa lý học:

Việc làm Giáo viên Địa lý mới nhất

Việc làm Gia sư môn Địa lý mới nhất

3. Ngành Địa lý học thi khối gì? Điểm chuẩn bao nhiêu? Những trường đào tạo ngành Địa lý học uy tín

Điểm chuẩn của ngành Địa lý học thường dao động trong khoảng 17 – 25 điểm, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào số lượng thí sinh ứng tuyển cũng như quy mô của trường đại học mà bạn mong muốn theo học.

Từ năm 2020 một số tổ hợp môn đã được thêm vào để các thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn, nếu bạn mong muốn theo học ngành này, dưới đây là các tổ hợp môn bạn có thể cân nhắc lựa chọn:

  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở đào tạo và giảng dạy ngành Địa lý học, đặc biệt là tại các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm trên cả nước đều đào tạo ngành học này. Một số trường dạy ngành Địa lý học uy tín đó là:

  • Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Khoa học và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh    
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Vinh
  • Đại học sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học sư phạm Thủ Đô
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học sư phạm Thái Nguyên

Tài liệu VietJack

4. T chất để theo đuổi ngành Địa lý

Yêu thích khoa học, ưa tìm tòi khám phá

Để theo đuổi được ngành này, việc yêu thích Địa lý là điều chắc chắn. Ngành Địa lý học được đánh giá là một ngành khó để theo đuổi bởi những đặc tính của ngành như: nghiên cứu nhiều, đôi khi khô khan, dễ gây nhàm chán... Tuy nhiên, một khi đã yêu thích khoa học và dấn thân theo đuổi thì những cảm giác như nhàm chán sẽ không còn tồn tại, đem lại sự say mê cho người thích nó. 

Kỹ năng thu thập, phân tích xử lý dữ liệu Địa lý

Học những ngành liên quan đến khoa học, bạn sẽ luôn phải đối diện với những con số phức tạp. Ngoài việc tìm tòi, khám phá thì kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu mà bạn tìm được cũng vô cùng cần thiết. Khi bạn có được kỹ năng này, quy trình nghiên cứu sẽ trở nên ngắn gọn, nhanh chóng. 

Có tư duy phản biện, tư duy độc lập

Liên quan đến khoa học, việc xảy ra mâu thuẫn và bất đồng quan điểm cũng không hề hiếm trong ngành. Luận điểm có thể bị bác bỏ hoàn toàn. Việc có tư duy logic, phản biện một cách rõ ràng sẽ khiến luận điểm thuyết phục. Nhà địa lý linh động, biến hóa trong mọi tình huống bằng chính tư duy độc lập của mình. Kỹ năng này bạn có thể rèn luyện thông qua việc xác định vấn đề, đặt giả thuyết, lên kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu...

Khả năng giao tiếp tốt, thuyết trình trước đám đông

Những điều này là vô cùng cần thiết khi bạn quyết định theo đuổi ngành địa lý học. Ngoài việc phân tích, nghiên cứu thì việc trình bày được những thành quả trong việc nghiên cứu cũng vô cùng quan trọng. Để khiến người nghe có thể hiểu đượ quy trình và kết quả, khả năng giao tiếp, thuyết trình sẽ hỗ trợ bạn điều đó.

Tóm lại, ngành Địa lý học là một ngành học tuy không mới nhưng vẫn còn xa lạ đối với người Việt Nam. Nếu bạn có ước mơ khám phá và tìm hiểu cặn kẽ về địa lý và các vấn đề xoay quanh nó, thì đây chính là một ngành nghề cực kỳ phù hợp để thỏa mãn đam mê và đem về một lợi nhuận không tồi cho bạn đấy. 

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn đọc ngành Địa lý học là gì? Cơ hội việc làm ngành Địa lý học. Hi vọng với những kiến thức này sẽ hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ. Chúc các bạn thành công và đừng quên cập nhập các kiến thức về ngành nghề trên 1900 - tin tức việc làm nhé!

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!