1. Sức khỏe tinh thần là gì ?
Theo tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra định nghĩa “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng.”
Thực tế không có chung bất cứ một định nghĩa nào dành cho sức khỏe tinh thần, bởi bạn không thể nhìn thấy nó được tuy nhiên bạn có thể cảm nhận nó qua nhiều khía cạnh trong tính cách, suy nghĩ cảm xúc của người. Chẳng hạn tính cách vui vẻ hài hước, lối suy nghĩ lạc quan, biết đồng cảm, biết yêu thương, hướng thiện, nhiệt huyết.. là người có tinh thần khỏe mạnh. Mặt khác người có sức khỏe tinh thần không tốt chính là người thường xuyên ủ rũ, tức giận, tiêu cực, luôn có những cảm xúc tiêu cực và cũng dễ gặp các bệnh lý về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Tầm quan trọng của sức khoẻ tinh thần
Nói về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần đối với đời sống hàng ngày của mỗi người thì đây được xem là chìa khóa giúp bạn sở hữu được một đời sống lành mạnh và hạnh phúc. Thông thường mọi người hay đề cao và quan tâm đến sức khỏe thể chất. Họ cho rằng những người có vóc dáng cao ráo, cơ bắp thì sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, đều này không hoàn toàn đúng bởi để có được một sức khỏe toàn diện đòi hỏi bạn phải sở hữu được cả sức khỏe tinh thần và thể chất thật khỏe mạnh.
Dù bạn có một sức khỏe thể chất tốt, thể lực tràn đầy nhưng lại không linh hoạt trong việc giải quyết và sắp xếp các công việc, tình huống hàng ngày thì cũng rất khó đạt được thành công. Mặt khác, sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng đến nhau.
3. Ảnh hưởng của sức khoẻ tinh thần tới sự sáng tạo
Sức khoẻ tinh thần ảnh hưởng đến sự sáng tạo bởi nó ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và cách tiếp cận vấn đề của một người. Khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm, một người có thể gặp khó khăn trong việc nghĩ ra những ý tưởng mới, phát triển kỹ năng và sáng tạo giải pháp tiên tiến. Không chỉ ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong lĩnh vực công việc, sức khoẻ tinh thần còn ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của một người, góp phần tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và tràn đầy ý nghĩa.
4. Những nguyên nhân làm suy giảm sức khoẻ tinh thần
Sức khỏe thật cần thiết cho mỗi chúng ta, cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Sức khỏe tinh thần do nhiều yếu tố hợp thành-quan trọng hơn cả là yếu tố sinh học và tâm lý học.
Có những thói quen đôi khi tưởng chừng như vô hại nhưng lại có tác động “tiêu cực” đến tinh thần.
Thói quen ngủ “trùm đầu”
Đây là thói quen thường gặp trong đời sống hàng ngày, đặc biệt ở trẻ em thường sợ khi ngủ một mình hoặc nằm trong bóng tối… Thường gặp ở trẻ em nhưng người lớn cũng không ngoại lệ! Khi ngủ trùm chăn kín đầu (một phần hoặc hoàn toàn) làm gia tăng nồng độ khí carbon dioxide, gây thiếu oxy não và hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần.
Sống gần người “không cởi mở”
Mặc dù có vẻ khó tin nhưng thật sự như vậy. Thật ra không cần phải sống chung, chỉ cần những giao tế… đã có những tác động xấu đến tinh thần, đó là tạo nên những cảm xúc “tiêu cực”, cảm giác không thoải mái, rộng lượng, bao dung…
Đọc thêm: AMH là gì? Tại sao chỉ số xét nghiệm này quan trọng đến sức khỏe sức khỏe sinh sản của phụ nữ?
Sống cô đơn
Cụm từ “những gì thái quá” có thể đúng cho những điều liên quan đến con người và sự cô đơn cũng không ngoại lệ. Nên có cuộc sống gia đình, xã hội với các mối giao tế, trao đổi hàng ngày…chính điều đó tốt cho sức khỏe và cả trí não.
Dùng điện thoại quá mức
Sử dụng điện thoại qua mức tạo nên sự lệ thuộc (luôn để mắt vào các trang mạng xã hội hoặc các cuộc trao đổi…) mà chẳng đem lợi ích gì đáng kể và dần dần gây tổn thương hệ thần kinh.
Không dùng bữa ăn sáng
Bữa ăn sáng được xem như một khoảng thời điểm quan trọng trong ngày. Cả đêm cơ thể đã không được nhận năng lượng, vì vậy bữa ăn sáng rất cần cho cơ thể, giúp chúng ta bước vào ngày mới tràn đầy sinh lực. Nếu kéo dài có thể gây những ảnh hưởng về tâm trí, về lâu dài có thể là nguy cơ của đột quỵ.
5. Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Đây là những hoạt động nhằm cân bằng lại cảm xúc và giúp chủ thể tìm được cách suy nghĩ lạc quan trong mọi tình huống. Để có thể đạt được kết quả như trên, bạn cần duy trì những thói quen sống lành mạnh, đồng thời học cách định hướng suy nghĩ một cách tích cực.
Đọc thêm: Mental Health là gì? 9 cách cải thiện sức khỏe tinh thần
Theo các nhà trị liệu tâm lý, để có được một sức khỏe tinh thần tốt thì con người cần có chăm sóc sức khỏe thể chất và kết hợp áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý. Theo đó, những việc cần làm là:
- Chăm sóc sức khỏe thể chất: Bạn có thể tăng cường sức khỏe bằng cách áp dụng các thói quen sống lành mạnh như ăn uống đầy đủ, thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ. Có một trạng thái thể chất khỏe mạnh sẽ giúp trạng thái tinh thần phấn chấn hơn.
- Phương pháp trị liệu tâm lý: Các nhà tâm lý học cho rằng việc chia sẻ, nói chuyện với chuyên gia có thể giúp bạn giải tỏa được các cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn có một người thân dày dạn kinh nghiệm sống thì hãy thử trải lòng để họ có thể cho bạn lời khuyên vượt qua khó khăn nhé.
Đối với những cá nhân có tình trạng sức khỏe tinh thần bất ổn nặng, bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng nhiều phương pháp trị liệu phù hợp hơn. Đồng thời, họ cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc để hỗ trợ điều trị rối loạn tinh thần nhằm giúp bệnh nhân của mình cảm thấy dễ chịu trong suốt quá trình điều trị.
Đối với những cá nhân chưa cần gặp chuyên gia vì chỉ mới có những dấu hiệu nhẹ của sự bất ổn thì vẫn nên áp dụng những liệu pháp tự chữa lành trong tâm lý. Đó là học cách củng cố niềm tin vào giá trị của bản thân và người xung quanh, thiết lập cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội, cố gắng tự chủ cảm xúc của mình.
Đọc thêm: TOP 10 việc làm phổ biến ngành y tế và sức khỏe
Trên đây là những nguyên nhân và ảnh hưởng của sức khỏe tinh thần tới sự sáng tạo mà 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và đừng quên đến với các bài viết của 1900 để có thêm các thông tin hữu ích khác nhé!