Thiếu định hướng nghề nghiệp là gì? Lý do khiến sinh viên làm trái ngành

Tìm lý do cho bài toán làm việc trái ngành, nhiều sinh viên thừa nhận đó là “kịch bản” không mong muốn. Nguyễn Thanh Cường, cựu sinh viên một ngành về kỹ thuật chia sẻ: “Học ra trường, ai cũng muốn làm nghề mình chọn. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Yếu tố khiến sinh viên làm trái ngành

1. Thiếu định hướng nghề nghiệp

Tìm lý do cho bài toán làm việc trái ngành, nhiều sinh viên thừa nhận đó là “kịch bản” không mong muốn. Nguyễn Thanh Cường, cựu sinh viên một ngành về kỹ thuật chia sẻ: “Học ra trường, ai cũng muốn làm nghề mình chọn. Trên thực tế, em đi ứng tuyển một số công việc đúng chuyên ngành vẫn có được việc làm, nhưng mức lương chưa phù hợp nên phải nhảy sang việc khác”.

Điều đáng nói, nhiều sinh viên thừa nhận đã lãng phí 4-5 năm học đại học chỉ vì thiếu định hướng nghề nghiệp. Trước ngưỡng cửa xét tuyển đại học, việc chọn nghề của nhiều trường hợp phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn” mang lại nhiều danh tiếng. Riêng các học sinh cũng trở nên thụ động, định hướng nghề nghiệp chưa có, không rõ lộ trình phát triển bản thân, chạy theo những ngành nghề “hot” chỉ được hướng dẫn lý thuyết mà thiếu thực hành dẫn đến tình trạng dù đã được đào tạo, nhưng sau khi ra trường lại không biết làm gì.

Thực tế, câu chuyện hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông vẫn còn nhiều trăn trở, đó được xem là nguyên nhân không thể bỏ qua khi nhắc đến chuyện sinh viên ra trường làm việc trái ngành. Trong một chia sẻ, thầy giáo Nguyễn Hướng, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đánh giá, điểm khó cho giáo viên các trường THPT là họ khó nắm hết thông tin ngành nghề, dự báo thị trường lao động mà chỉ hướng nghiệp cho các em theo kinh nghiệm. Trái lại, công tác phối hợp với các đơn vị đào tạo đại học  không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo, người có nhiều năm làm ở bộ phận tuyển sinh Trường đại học Ngoại ngữ, đại học Huế thừa nhận, lâu nay một số đơn vị vẫn còn sự nhập nhằng tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Nhiều trường tập trung đến việc quảng bá thông tin ngành nghề của mình. Hướng nghiệp chưa tốt nảy sinh tình trạng nhiều sinh viên bỏ học ngay trong những năm học đầu tiên. Thậm chí, có trường hợp tốt nghiệp xong phải rẽ sang một ngành khác, vì ngành đã chọn thực sự không đam mê và cảm thấy không phù hợp.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Fashionista là gì? Bíp kíp trở thành fashionista phong cách

2. Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc

Đa số các bạn sinh viên ra trường có kiến thức nhưng thiếu nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc, nên khi tiếp cận công việc thực tế thì trở nên rất lúng túng. Hiện nay, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài bên cạnh việc chú trọng về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, còn phải chú trọng đến các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…

Chúng ta chuyển dần từ giáo dục truyền thống, giáo dục thời đại công nghiệp sang giáo dục thời đại thông tin. Đây là hệ thống giáo dục mới tập trung phần lớn vào kiến thức kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ để giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng, Đại học tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó hạn chế nhất là nội dung học chưa đi sâu vào thực tế. Một số chương trình đào tạo vần theo lối tư duy cũ, cơ bản nặng về lý thuyết, ít về thực hành, cơ sở vật chất không đủ đáp ứng nhu cầu học tập dẫn đến việc sinh viên không áp dụng được kiến thức vào thực tiễn, trở nên dễ chán nản, từ đó hình thành lên nhu cầu chuyển hướng ngành nghề là rất cao. Để giải quyết hiện trạng này cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hội để tìm hiểu nhu cầu nguồn nhân lực cũng như tạo mối quan hệ giữa nhà trường với nhà tuyển dụng, sinh viên với các cơ quan tuyển dụng. Từ đó tình trạng làm trái ngành, thất nghiệp của sinh viên ra trường mới có thể được giải quyết.

Tài liệu VietJack

3. Nhiều vị trí công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, không yêu cầu bằng cấp

Hiện nay có nhiều vị trí công việc như sale, chăm sóc khách hàng, chuyên viên thu hồi nợ, nhân viên tài chính, nhân viên bảo hiểm,… đều không yêu cầu, đòi hỏi bằng cấp quá nhiều nên việc các bạn sinh viên cử nhân lựa chọn rẽ hướng làm trái ngành cũng là chuyện dễ hiểu. Chưa kể mức lương đều tương đối cao vì lợi nhuận hoa hồng nên đối với sinh viên mới ra trường đây là sự lựa chọn hoàn hảo vừa có thể chi trả cuộc sống vừa để dành được tiền để bám trụ thành phố lớn.

Đọc thêm: Đào tạo nhân lực là gì? Top 7 trường đào tạo HR manager

4. Sinh viên không đam mê, không thích thú với ngành mình đang theo học

Rất nhiều bạn sinh viên đã phát hiện ra ngành học này không dành cho mình nhưng vì bố mẹ vì gia đình nên quyết định học xong lấy tấm bằng rồi rẽ hướng kinh doanh hoặc học thêm một phần học nào đó để định hướng tương lai.

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về làm việc trái ngành. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được làm việc trái ngành và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!