1. Quản lý Phòng Nhân sự
- Chịu trách nhiệm chung cho mọi hoạt động của Phòng Nhân sự
- Quản lý chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên Phòng Nhân sự
- Phân công công việc cho nhân viên thuộc bộ phận.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên trong tháng
- Triển khai các chế độ, chính sách mới của nhà nước cho nhân viên bộ phận và nhân viên toàn công ty.
2. Thực hiện các nhiệm vụ có tính chiến lược
- Xây dựng quy trình cho bộ phận: tuyển dụng, đào tạo, nghỉ việc, nghỉ phép, tiền lương, xử lý kỷ luật…
- Xây dựng Nội quy lao động, văn hóa doanh nghiêp
- Xây dựng toàn bộ biểu mẫu, thống nhất về hồ sơ, thủ tục sử dụng trong nội bộ Công ty
- Phối hợp với Trưởng bộ phận, phòng ban xây dựng bản mô tả công việc chuẩn hóa cho từng vị trí nhân viên.
- Phối hợp với các trưởng bộ phận xây dựng tiêu chuẩn đánh giá công việc của từng bộ phận, phòng ban
- Tham mưu cho BGĐ trong việc quản lý lao động, tiền lương, chế độ chính sách, tuyển dụng, đào tạo cho người lao động theo quy định của Pháp luật và quy chế, quy định của Công ty..
- Theo dõi, đánh giá tình hình nguồn nhân lực hiện có tại Công ty và đề xuất thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện, hoàn thiện các chế độ chính sách, nội quy, quy chế phù hợp với từng thời điểm
3. Lao động tiền lương và chế độ chính sách
- Phối hợp với các trưởng bộ phận, phòng ban xây dựng và thường xuyên rà soát, cập nhật, điều chỉnh bản mô tả công việc, nội quy, chính sách phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn phát triển của Công ty.
- Trực tiếp soạn thảo, tham gia triển khai các van bản hướng dẫn, thông báo…liên quan đến công tác quản lý lao động, tiền lương, chế độ ban hành.
- Xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương.
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách phúc lợi, khen thưởng, xử lý kỷ luật
- Kiểm tra và lập bảng thanh toán lương định kỳ hàng tháng.
- Quản lý, đề nghị và thực hiện công tác nâng lương cho người lao động theo quy định (theo dõi tiến độ, thông báo cho các trưởng bộ phận tiến hành các thủ tục cần thiết).
- Tham mưu cho BGĐ trong công tác khen thưởng cuối năm, khen thưởng đột xuất cho nhân viên trong Công ty.
4. Tổ chức công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo nội quy, quy chế cho nhân viên mới
- Hướng dẫn cách thức làm việc, nghiệp vụ cho nhân viên mới về công tác tại phòng Nhân sự.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nhân viên dưới quyền theo định kỳ tháng, quý, năm.
- Xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên theo nhu cầu của Công ty và trình BGĐ phê duyệt.
- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo và báo cáo về BGĐ.
5. Duy trì quan hệ lao động
- Tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có những giải pháp giải tỏa kịp thời những vướng mắc của họ.
- Giải quyết các tranh chấp lao động
- Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước liên quan đến công việc và Công ty.
6. Các công việc khác
- Xây dựng, kiểm tra và giám sát các chế độ chính sách về việc đảm bảo các điều kiện vệ sinh, an toàn, bảo hộ lao động.
- Các công việc khác theo sự chỉ đạo của BGĐ