Trường ĐHKT tuyển dụng các Tiến sĩ; Nghiên cứu sinh hoặc Thạc sĩ* tốt nghiệp tại các nước phát triển có chuyên ngành phù hợp trở thành giảng viên của Trường tại các vị trí:
1. VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG
– Tuyển dụng 02 giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển
- Tuyển dụng 03 giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị
– Tuyển dụng 05 giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
– Tuyển dụng 02 giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng.
– Tuyển dụng 02 giảng viên Khoa Kế toán – Kiểm toán.
– Tuyển dụng 03 giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh
2. YÊU CẦU
– Tốt nghiệp Tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp. Đối với một số ngành đào tạo đặc thù, khó tuyển, Nhà trường xem xét tuyển dụng giảng viên có học vị thạc sĩ loại giỏi tốt nghiệp tại nước ngoài đúng chuyên ngành cần tuyển, có tiềm năng phát triển đào tạo và NCKH; cam kết có bằng hoặc quyết định công nhận học vị tiến sĩ trong 4 năm kể từ ngày được tuyển dụng.
– Ưu tiên ứng viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu bằng tiếng Anh, có công bố quốc tế với vai trò là tác giả chính/tác giả liên hệ, có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy; IELTS (hoặc tương đương) từ 7,0 trở lên;
– Có năng lực và đam mê nghiên cứu, giảng dạy;
– Chịu được áp lực cao, sáng tạo, có tư duy tốt, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm;
– Sức khỏe tốt, lý lịch rõ ràng; Dưới 45 tuổi tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. QUYỀN LỢI
3.1. Thu nhập cạnh tranh, phụ cấp và các chế độ phúc lợi
– Mức lương và thu nhập bình quân của giảng viên là Tiến sĩ trên 25++ triệu/tháng (có thể cao hơn theo năng lực cá nhân, khả năng thực hiện nhiệm vụ, đánh giá công việc).
– Khen thưởng đối với các sản phẩm và hoạt động của các dự án/đề án khoa học và công nghệ (mức khen thưởng lên đến 50 triệu/sản phẩm, không giới hạn số lượng).
– Được đầu tư các sản phẩm khoa học công nghệ theo quy định của Nhà trường (mức đầu tư lên đến 200 triệu đồng/sản phẩm, không giới hạn số lượng)
– Được nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn nếu lập thành tích xuất sắc trong công tác theo quy định của pháp luật
– Được Thanh toán vượt giờ với đơn giá thuộc top đầu trong các Trường Đại học (161.000VNĐ/giờ quy đổi). Đối với giảng viên đã có kinh nghiệm giảng dạy tại nước ngoài hoặc Tiến sĩ được đào tạo tại nước ngoài được nhân hệ số chức danh khi thanh toán vượt giờ.
– Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN… và các khoản phụ cấp, phúc lợi khác theo quy định như khám sức khỏe định kỳ hằng năm, hoạt động teambuilding, nghỉ mát hằng năm, phúc lợi lễ, tết, thành lập Trường,….
– Được hưởng chế độ tư vấn, khám chữa bệnh đặc thù đối với các giảng viên là Giáo sư
3.2. Môi trường làm việc trẻ, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, có tính hội nhập cao.
– Môi trường quốc tế hóa với mạng lưới trên 40 trường đại học có xếp hạng cao trên thế giới. Là số ít Trường đại học thành lập Chi hội Hữu nghị Việt – Anh.
– Có các thế hệ sinh viên xuất sắc (Điểm tuyển sinh đầu vào của Trường ĐHKT luôn thuộc top cao khôi ngành kinh tế. Sinh viên Nhà trường đã đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi chuyên ngành ở cấp toàn quốc và quốc tế).
– Được tham gia giảng dạy 100% chương trình đào tạo chất lượng cao, định mức kinh tế kỹ thuật; quy mô lớp học: 40 sinh viên/lớp.
– Có không gian làm việc sáng tạo, học thuật, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.
3.3. Chế độ khác
– Linh hoạt trong đăng ký giờ giảng, nghiên cứu khoa học;
– Được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phong học hàm PGS, GS
– Được tư vấn, xây dựng lộ trình phát triển đối với từng cá nhân.
– Được đào tạo nâng cao năng lực công bố quốc tế, khả năng giảng dạy (trung bình 02 khóa/năm).
– Hưởng các chế độ chung trong cộng đồng của ĐHQGHN như: chế độ thu hút các nhà khoa học xuất sắc; chế độ cho thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc; Tham gia các chương trình về đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực nghiên cứu, … Đối với giảng viên diện thu hút, trong 3 năm đầu về công tác tại ĐHQGHN, cán bộ được đảm bảo cấp 01 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp đơn vị có tổng kinh phí tương đương kinh phí cấp cho 01 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN.
– Tham gia các nhóm nghiên cứu mạnh, nghiên cứu tiềm năng.
– Cơ hội phát triển nghề nghiệp, trao đổi giảng viên quốc tế với gần 40 trường ĐH lớn trên thế giới.
– Tham dự, thành viên BTC các diễn đàn, hội thảo khoa học quốc tế như Diến đàn Kinh tế trẻ, Hội thảo thường niên về Hội nhập Kinh tế quốc tế CIECI, Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt – Anh,…
4. HỒ SƠ ỨNG TUYỂN
(1) Ứng viên ứng tuyển trực tiếp tại: https://by.com.vn/dangkyungtuyenueb
(2) Hồ sơ ứng tuyển nộp bằng bản mềm thông qua email [email protected] (Tiêu đề thư ghi rõ “Họ tên _Vị trí ứng tuyển”), bao gồm: Lý lịch khoa học/CV (ghi rõ quá trình đào tạo, kinh nghiệm làm việc, sản phẩm nghiên cứu); Bản scan các văn bằng, bảng điểm các hệ đào tạo; chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (nếu có)…
HẠN NHẬN HỒ SƠ: tuyển liên tục cho đến khi đủ chỉ tiêu, ưu tiên ứng viên nộp hồ sơ sớm
Ứng viên sẽ được yêu cầu nộp hồ sơ bản cứng sau khi trúng tuyển. Trường hợp hồ sơ bản mềm và hồ sơ bản cứng có sự sai khác có thể xem xét lại kết quả tuyển dụng.
5. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG
Linh hoạt trong chế độ làm việc và hình thức tuyển dụng như: Hợp đồng lao động; Tiếp nhận công chức, viên chức chuyển công tác; Tiếp nhận vào làm viên chức
– Vòng 1: Trao đổi, phỏng vấn cùng Lãnh đạo Nhà trường, Phòng Tổ chức Nhân sự và đơn vị ứng tuyển.
– Vòng 2: Tham gia đánh giá năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng sư phạm và giảng thử.
Đối với các trường hợp tiếp nhận vào làm viên chức được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Nguồn tin: ueb.edu.vn
Thành lập ngày 27/12/2004 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Yersin Đà Lạt trở thành cơ sở đào tạo Đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên. Với tập thể các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư có tâm huyết vì sự nghiệp “trồng người” đã cùng góp công sức, trí tuệ để xây dựng nên ngôi trường này.
Quyết định chọn tên là trường Đại học Yersin Đà Lạt, những nhà sáng lập tỏ lòng tôn vinh một nhà bác học người Pháp mà tên tuổi, sự nghiệp đã gắn liền với vùng đất Đông Dương và Việt Nam đó là Alexandre John Emile Yersin - Người đầu tiên tìm ra thành phố Đà Lạt - Thành phố Festival hoa.
Hiện Trường đang đào tạo 23 chuyên ngành, gồm: Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Điều dưỡng, Dược học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Quản trị kinh doanh, Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Digital Marketing, Quản trị lữ hành, Quản trị Nhà hàng - Khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Đông phương học: chuyên ngành Hàn Quốc, Đông phương học: chuyên ngành Nhật Bản, Đông phương học: chuyên ngành Trung Quốc, Luật kinh tế, Công nghệ thực phẩm, Quan hệ công chúng, Y khoa (dự kiến mở), Tâm lý học (dự kiến mở), Nông nghiệp công nghệ cao (dự kiến mở)...
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe & tai nạn PVI Premium;
- Bảo hiểm xã hội
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Zumba
- Bóng đá
- Bóng bàn
- Cầu lông
- Teambuilding
Lịch sử thành lập
- Thành lập ngày 27/12/2004 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Yersin Đà Lạt trở thành cơ sở đào tạo Đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên.
Mission
Yersin định hướng phát triển thành một Tập đoàn hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.