Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025; Xét nhu cầu sử dụng nhân sự của các đơn vị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo tuyển lao động hợp đồng cho các vị trí Giảng viên, Nghiên cứu viên và Chuyên viên năm 2024, cụ thể như sau:
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển lao động hợp đồng
1.1. Người có đủ các điều kiện sau
– Là người lao động Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác, không trái với quy định pháp luật theo yêu cầu của vị trí việc làm.
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển lao động hợp đồng
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Số lượng, tên vị trí việc làm (VTVL) cần tuyển lao động hợp đồng
2.1. Giảng viên: 07 chỉ tiêu
TT |
Vị trí |
Số lượng |
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kinh nghiệm liên quan |
|
Giảng viên Bộ môn Quản lý du lịch, Khoa Du lịch học |
02 |
Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển hoặc cam kết thi đỗ NCS trong năm đầu ký HĐLĐ. |
|
Giảng viên Bộ môn Ngôn ngữ học ứng dụng và đối chiếu, Khoa Ngôn ngữ học |
01 |
Có học vị tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển |
|
Giảng viên Bộ môn Thông tin – Tư liệu, Khoa Thông tin – Thư viện |
01 |
Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển |
|
Giảng viên Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa Triết học |
01 |
Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển hoặc cam kết thi đỗ NCS trong năm đầu ký HĐLĐ |
|
Giảng viên Bộ môn Chính trị Truyền thông, Khoa Khoa học Chính trị |
01 |
Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển |
|
Giảng viên Bộ môn Tâm lý học lâm sàng, Khoa Tâm lý học |
01 |
Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển |
2.2. Nghiên cứu viên: 01 chỉ tiêu
|
Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy tài nguyên văn hóa |
01 |
Có học vị thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển |
3. Tiêu chuẩn tuyển lao động hợp đồng về trình độ ngoại ngữ, tin học và các tiêu chuẩn công việc khác
TT |
Tiêu chuẩn |
Yêu cầu chức danh nghề nghiệp chuyên viên |
Yêu cầu ứng tuyển đối với chức danh nghề nghiệp giảng viên, nghiên cứu viên |
1 |
Trình độ ngoại ngữ, Tin học |
Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ phục vụ vị trí tuyển dụng |
Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. |
2 |
Yêu cầu khác về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp |
+ Có khả năng nghiên cứu khoa học: là tác giả duy nhất hoặc đứng tên đầu bài viết (đối với các tạp chí không sắp xếp tên tác giả theo thứ tự ABC) được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách được xuất bản bởi nhà xuất bản có mã số chuẩn ISBN. + Đối với giảng viên: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hoặc phải cam kết có chứng chỉ trong thời gian 01 năm ký HĐLĐ. |
|
3 |
Kỹ năng |
– Kỹ năng giao tiếp – Kỹ năng làm việc nhóm – Kỹ năng soạn thảo văn bản |
– Kỹ năng giao tiếp – Kỹ năng làm việc nhóm – Kỹ năng tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học |
4 |
Phẩm chất |
Có phẩm chất đạo đức tốt |
Có phẩm chất đạo đức tốt |
5 |
Ngoại hình/sức khoẻ |
Có đủ sức khỏe |
– Có đủ sức khỏe – Không nói ngọng, không nói lắp |
4. Quyền lợi
– Được ký Hợp đồng lao động, hưởng lương, thưởng và các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của Nhà trường.
– Có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, thân thiện, có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
– Được hưởng các chế độ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước và của Nhà Trường.
5. Thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ
5.1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm
– Đơn xin dự tuyển (viết tay)
– Sơ yếu lý lịch (dán ảnh cỡ 4×6) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển);
– Bản sao công chứng các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ có liên quan đến chuyên môn cần tuyển. Các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt, có công chứng. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có bản sao công chứng Giấy công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Bản sao công chứng Giấy khai sinh;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển);
– Văn bản, hồ sơ chứng minh kinh nghiệm công tác (giấy xác nhận thâm niên công tác, bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, sổ bảo hiểm xã hội…) (nếu có).
– Lý lịch khoa học theo Mẫu LLKH có ghi rõ mã ISSN tạp chí đối với các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành; mã ISBN của nhà xuất bản đối với chương sách giáo trình hoặc chuyên khảo được xuất bản, có xác nhận của cơ quan đang công tác. (Đối với ứng viên dự tuyển ngạch giảng viên, nghiên cứu viên)
Lưu ý:
Người dự tuyển phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp sau khi có kết quả tuyển lao động hợp đồng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát hiện người sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì Trường sẽ ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển. Hồ sơ đã nhận không trả lại.
5.2. Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ
– Thời gian: Từ ngày 29/10/2024 đến hết ngày 05/11/2024 (các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), buổi Sáng từ 08h30 đến 11h30; buổi Chiều từ 14h00 đến 16h30.
– Địa điểm: Phòng Tổ chức Cán bộ (Phòng 602, Nhà E), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
– Điện thoại liên hệ: 0243.8585246.
5.3. Lệ phí dự tuyển: 500.000 đồng/người dự tuyển (Năm trăm nghìn đồng).
6. Hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm xét tuyển
6.1. Hình thức tuyển lao động hợp đồng: Xét tuyển
6.2. Nội dung xét tuyển:
* Vòng 1 (chung cho các ứng viên): Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
* Vòng 2: Nghiệp vụ, chuyên môn
a. Hình thức: Phỏng vấn
b. Nội dung phỏng vấn: Chung cho các vị trí dự tuyển
* Kiến thức chung: Các quy định có liên quan theo yêu cầu của ví trị việc làm cần tuyển và các hiểu biết về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, về Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Kiểm tra khả năng sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn (do ứng viên đăng ký).
* Kiểm tra khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của vị trí dự tuyển.
* Kiến thức chuyên môn:
+ Đối với ngạch giảng viên:
Nội dung và hình thức: Ứng viên thực hành giảng dạy 01 tiết và phỏng vấn chuyên môn, trả lời trực tiếp các câu hỏi của Hội đồng.
+ Đối với ngạch nghiên cứu viên và chuyên viên: Phỏng vấn kỹ năng xử lý công việc và các tình huống thực tế liên quan đến vị trí tuyển dụng.
c. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
d. Thời gian: 30 phút đối với hình thức phỏng vấn;
6.3. Thời gian xét tuyển: Sẽ được thông báo trên Website: http://ussh.vnu.edu.vn/
6.4. Địa điểm xét tuyển: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đề nghị các thí sinh thường xuyên truy cập Website của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tại địa chỉ http://ussh.vnu.edu.vn/ để cập nhật thông tin kịp thời.
Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn
Thành lập ngày 27/12/2004 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Yersin Đà Lạt trở thành cơ sở đào tạo Đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên. Với tập thể các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư có tâm huyết vì sự nghiệp “trồng người” đã cùng góp công sức, trí tuệ để xây dựng nên ngôi trường này.
Quyết định chọn tên là trường Đại học Yersin Đà Lạt, những nhà sáng lập tỏ lòng tôn vinh một nhà bác học người Pháp mà tên tuổi, sự nghiệp đã gắn liền với vùng đất Đông Dương và Việt Nam đó là Alexandre John Emile Yersin - Người đầu tiên tìm ra thành phố Đà Lạt - Thành phố Festival hoa.
Hiện Trường đang đào tạo 23 chuyên ngành, gồm: Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Điều dưỡng, Dược học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Quản trị kinh doanh, Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Digital Marketing, Quản trị lữ hành, Quản trị Nhà hàng - Khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Đông phương học: chuyên ngành Hàn Quốc, Đông phương học: chuyên ngành Nhật Bản, Đông phương học: chuyên ngành Trung Quốc, Luật kinh tế, Công nghệ thực phẩm, Quan hệ công chúng, Y khoa (dự kiến mở), Tâm lý học (dự kiến mở), Nông nghiệp công nghệ cao (dự kiến mở)...
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe & tai nạn PVI Premium;
- Bảo hiểm xã hội
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Zumba
- Bóng đá
- Bóng bàn
- Cầu lông
- Teambuilding
Lịch sử thành lập
- Thành lập ngày 27/12/2004 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Yersin Đà Lạt trở thành cơ sở đào tạo Đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên.
Mission
Yersin định hướng phát triển thành một Tập đoàn hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.