1. Chủ động quan sát và học hỏi
Trong những ngày đầu tiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn quan sát phong thái và cách thức làm việc của sếp. Đừng vội đưa ra những đánh giá phiến diện về sếp để tránh việc hình thành định kiến sai lệch. Bạn hãy kiên nhẫn và học hỏi từ sếp những kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân mình. Đừng nghĩ những người làm lãnh đạo là nhờ tố chất bẩm sinh và sự may mắn, mà tất cả đều là sự nỗ lực qua thời gian dài của họ.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Hoà đồng
Trong mọi tình huống giao tiếp và ứng xử với cấp trên, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý với cấp trên một cách tế nhị nhất. Hãy trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và cùng phát triển.
3. Làm tốt công việc được giao
Dù bạn có làm gì đi nữa thì kết quả công việc mới chính là sự minh chứng tốt nhất để sếp thấy được năng lực thật sự của bạn. Một nhân viên thông minh là người biết khéo léo sắp xếp công việc để hoàn thành đúng thời hạn quy định với hiệu quả cao. Sự tích cực và nhiệt tình của bạn trong công việc sẽ khiến sếp hài lòng và tin tưởng.
Sếp là nhân tố quan trọng quyết định công việc hiện tại cũng như thành công tương lai của bạn tại công ty. Khi mối quan hệ giữa cấp trên và bạn diễn ra tốt đẹp, công việc của bạn sẽ thuận lợi với mục tiêu của công ty và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn cũng sẽ lớn hơn.
4. Chủ động trong công việc
Là một nhân viên, thay vì ngồi một chỗ và chờ sếp sai bảo, bạn nên chủ động tham gia vào công việc chung. Bạn nên hiểu rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng được giao gì làm nấy. Vì vậy, điều quan trọng bạn cần làm đó là hãy chủ động hơn trong công việc, làm việc chăm chỉ bạn sẽ được sếp ghi nhận và đánh giá cao.
Đọc thêm: Chân thành là gì? 10 biểu hiện chân thành trong cuộc sống
5. Cởi mở và thân thiện
Thái độ dễ chịu, thân thiện sẽ là là sự khởi đầu rất tốt cho một mối quan hệ mới. Đừng tiết kiệm một nụ cười hay lời khen với sếp bởi đó khoản đầu tư xứng đáng cho một mối quan hệ lâu dài. Mỗi nhà lãnh đạo có một phương pháp làm việc khác nhau. Người thì thích tập trung quyền lực, có người lại phân chia công việc cho nhân viên. Có nhà lãnh đạo muốn nhân viên báo cáo tiến độ công việc thường xuyên, người thì chỉ cần biết đến kết quả cuối cùng. Vì vậy, việc hiểu được những điều sếp muốn ở một nhân viên cũng như cách thức làm việc là rất quan trọng để quy trình làm việc được ổn thỏa hơn.
6. Luôn chủ động đưa ra giải pháp khi có vấn đề
Hãy tạo cho mình một vị trí quan trọng bằng cách chủ động đưa ra các giải pháp, đề xuất để giải quyết các khó khăn mà sếp đang gặp. Khi bạn giúp sếp phát triển và hoàn thành tốt các kế hoạch, chỉ tiêu thì cũng chính là lúc bạn tự giúp mình phát triển nghề nghiệp của mình.
7. Tìm những điểm chung
Việc tìm hiểu các điểm chung về gia đình, môn thể thao yêu thích hoặc các hoạt động ngoại khóa khác sẽ giúp nhân viên dễ dàng thân cận trong lần tiếp xúc đầu tiên với sếp mới và để lại những ấn tượng tốt. Bạn có thể tạo chủ đề để trò chuyện ở bữa ăn trưa hay trong giờ nghỉ lúc giữa chiều.
8. Giữ thái độ trung lập
Có nhiều nhân viên vì nóng lòng tạo ra ấn tượng tốt với sếp mới nên đã có những hành vi hay thái độ thái quá. Tốt nhất, bạn không nên ở trong số này vì các sếp mới vốn đã có kinh nghiệm làm việc rất dễ nhận ra sự hăng hái giả tạo từ những nhân viên xung quanh
Đọc thêm: 5 đặc điểm của người có trách nhiệm trong công việc và cuộc sống
9. Đồng cảm
Khi bạn đang lo lắng về việc chứng minh năng lực hay giá trị của mình trước một vị sếp mới thì cũng nên nhìn mọi vấn đề từ góc độ của sếp. Khi đó, bạn sẽ hiểu rằng sếp mới thường gặp rất nhiều áp lực và sẽ thông cảm hơn với sếp. Hãy tìm hiểu sếp đang gặp những thách thức gì và hỗ trợ họ vượt qua thử thách ấy.
10. Hãy là chính mình
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp không có nghĩa là bạn phải nịnh nọt hay trở thành một con người khác. Ngược lại, một người sếp tốt sẽ luôn trân trọng một nhân viên chân thật và tự tin vào bản thân. Vì vậy, hãy là chính mình khi ở cạnh sếp, về lâu dài điều này sẽ giúp bạn thoải mái và hòa nhập tốt hơn đấy.
Đọc thêm: Visual Storytelling là gì? Các ứng dụng của Visual Storytelling vào trong cuộc sống
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã giới thiệu đến bạn đọc các xây dựng quan hệ tốt đẹp với Sếp thế nào? 10 Kỹ năng tạo quan hệ với cấp trên hữu ích. Hi vọng, với những kiến thức này sẽ giúp bạn vận dụng một cách hiệu quả!