1. 4Ps trong marketing là gì ?
4Ps trong Marketing là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm 4 yếu tố cơ bản: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Distribution), xúc tiến (Promotion). Chiến lược 4Ps được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu trong ra mắt sản phẩm mới.
Để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia marketing cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. 4 yếu tố này được gọi là marketing hỗn hợp hoặc 4P trong marketing:
- Product(Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
- Price(Giá): Bạn tính phí bao nhiêu cho sản phẩm?
- Place(Địa điểm): Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
- Promotion(Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?
Tìm hiểu thêm: 7Ps Marketing là gì? Top trường đào tạo Marketing
2. Các yếu tố quan trọng có trong 4Ps
Product - Sản phẩm
Product (P1) hay chính là sản phẩm. Sản phẩm là nền tảng đầu tiên trong chiến lược marketing của mọi hoạt động kinh doanh, là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều sẽ thất bại.
Sản phẩm ở đây sẽ bao gồm cả những đối tượng hữu hình và cả những dịch vụ vô hình. Những sản phẩm hữu hình chẳng hạn như những chiếc xe hơi, những chiếc dao cạo râu, quần áo, váy vóc và những sản phẩm vô hình chẳng hạn như dịch vụ du lịch, nạp tiền điện thoại, tín dụng… Để chọn được sản phẩm của mình bạn cần xem xét một số thiết kế sau đây:
Sản phẩm sản xuất theo đơn hay hàng loạt
Bạn cần xác định được sản phẩm của mình sẽ được sản xuất theo đơn hàng hay sản xuất hàng loạt hay sẽ chỉ cung cấp một sản phẩm riêng biệt đến khách hàng. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức chi phí và doanh thu của bạn
Loại sản phẩm của bạn
Bạn có đang muốn bán những sản phẩm này:
- Những hàng hóa tiện dụng: Đây là sản phẩm khách hàng phải mua thường xuyên với chi phí thấp hơn các loại sản phẩm khác. Chẳng hạn: Đồ ăn, thức uống, tạp chí, rượu, thuốc lá…
- Sản phẩm mua sắm: Đây là những thứ không phải thiết yếu nhưng khách hàng sẽ có cân nhắc mua các sản phẩm thuộc thương hiệu khác nhau như: quần áo, túi xách, nội thất, thiết bị điện tử…
- Sản phẩm đặc biệt: Đây là sản phẩm khách hàng sẽ mua rất ít lần, tập khách hàng cũng nhỏ. Đó là những món đồ hàng hiệu đắt tiền, đồ xa xỉ, đồ cổ…
- Hàng hóa thụ động: Là loại hàng hóa khách hàng không hề biết đến, không mong muốn sở hữu trừ trường hợp đặc biệt như tai nạn, cháy nổ, ma chay…
Sản phẩm đã tồn tại hay mới hoàn toàn
Bạn cũng cần xác định rõ là sản phẩm của mình là mới hoàn toàn hay đã tồn tại trên thị trường rồi.Nếu là một sản phẩm hoàn toàn mới, bạn cần phải cung cấp thông tin sản phẩm đến thị trường (giáo dục thị trường), thuyết phục khách hàng rằng họ cần đến nó và có nhu cầu sử dụng nó
Nếu là một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường bạn cần tạo ra phiên bản cải tiến, chỉ ra những điểm mạnh hơn của sản phẩm so với trước đây. Có thể về chi phí, về một tính năng nào đó với các sản phẩm đối thủ trên thị trường.
Kiểm tra sản phẩm mình cung cấp
Bất kỳ một sản phẩm nào dù bị lỗi lớn hay nhỏ đều gây thất vọng cho người sử dụng. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả doanh thu sản phẩm. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng và chắc chắn một điều rằng sản phẩm của bạn không bị lỗi dù chỉ là nhỏ nhất để có được phản hồi tốt từ khách hàng.
Dưới đây là một vài câu hỏi để hạn chế những lỗi có thể xảy ra với sản phẩm:
- Sản phẩm của bạn có đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng hay không
- Sản phẩm có tính năng gì, đáp ứng nhu cầu nào
- Bao bì đã đũng tiêu chuẩn chưa
- Khách hàng có được trải nghiệm thử sản phẩm hay không
- Màu sắc kích cỡ đã chuẩn theo thiết kế chưa
- Sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ…
Đọc thêm: Chuyên viên phát triển sản phẩm làm những gì, có khoảng lương bao nhiêu?
Price - Giá
Trong chiến lược 4Ps, Price (P2) là giá bán của sản phẩm đến ta người tiêu dùng. Khi xác định giá bán, chủ doanh nghiệp xác định kỹ các khoản chi phí để hoàn thiện sản yphẩm: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển, thiết kế… để sao cho có lãi là được. Mức lãi thường có tỷ lệ 15 - 20% tổng giá trị sản phẩm.
Nếu như mức giá bạn đưa ra là quá thấp, lợi nhuận sẽ không cao mà lại tạo cho khách hàng suy nghĩ tiêu cực đó là sản phẩm có chất lượng kém thì mức giá mới thấp như thế.
Còn nếu đưa ra một mức giá quá cao sẽ khiến tập khách hàng nhỏ đi. Với só lượng nhỏ sản phẩm bán được thì doanh thu cũng sẽ không cao.
Để có thể xác định chi phí của sản phẩm bạn nên xem xét các tiêu chí sau đây:
- Chi phí sản phẩm (gồm chi phí cố định và chi phí chiết khấu)
- Mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng của bạn
- Mức chi phí khách hàng tiềm năng sãn sàng bỏ ra cho sản phẩm của bạn.
Place - Phân phối
Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu? Hay nói cách khác, hệ thống phân phối sản phẩm sẽ phát triển như thế nào? Place là nơi bạn sẽ bán sản phẩm của mình và là cách bạn phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng. Việc cung cấp đến nơi và thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong 4P marketing. Vậy thì:
- Bạn sẽ bán sản phẩm của mình trực tiếp cho tập khách hàng của mình hay sẽ phân phối cho các đại lý bán lẻ để họ bán thay cho mình.
- Nếu tự mình bán sản phẩm thì bạn lựa chọn hình thức bán hàng qua internet, qua các sàn thương mại điện tử hay qua một cửa hàng trực tiếp?
- Địa điểm bán hàng có thuận tiện cho khách hàng tiềm năng đến mua sản phẩm hay không?
Dù bạn mới bắt đầu kinh doanh sản phẩm hay đã kinh doanh lâu năm thì việc xem xét địa điểm bán hàng hay hình thức phân phối cũng là những điểm quan trọng:
- Lựa chọn thiết lập địa điểm bán hàng: Cố gắng chọn địa điểm kinh doanh có thể tiếp cận được nhiều tập khách hàng nhất, như vậy cửa hàng và sản phẩm của bạn sẽ nhanh ổn định nhất.
- Quản lý: Có cách quản lý chuỗi cung ứng ngay từ đầu giúp doanh nghiệp của bạn có được một quy trình liền mạch cho sản xuats và tiêu thụ sản phẩm.
- Xuất nhập khẩu: Có thể phát triển công ty, sản phẩm của mình đến các nước lân cận để thu nhiều lợi nhuận hơn.
Promotions - Xúc tiến thương mại
Chữ P thứ 4 trong chiến lược 4Ps là Promotion (P4) có thể hiểu là truyền thông, tiếp thị. Đây là cách để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Các công cụ của Promotion như: quảng cáo (quảng cáo trên truyền hình, báo đài, Internet), tiếp thị (giới thiệu sản phẩm tận nhà, gửi catalog cho khách hàng), quan hệ công chúng (họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện), tổ chức bán hàng,…
Hiểu một cách đơn giản, bạn muốn khách hàng mua sản phẩm của mình, bạn phải cho họ biết về sản phẩm của mình qua những thông tin sản phẩm tích cực.
Có nhiều chiến lược truyền thông bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng tiềm năng, chẳng hạn:
- Quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh hoặc các phương tiện truyền thống như báo chí, tạp chí…
- Quảng cáo trên phương tiện internet, social media, các kênh quảng cáo online khác
- Các sự kiện triển lãm, hội chợ.
- Quảng bá qua việc in tờ rơi quảng cáo
- Marketing qua mail hoặc qua điện thoại
Đọc thêm: Việc làm chuyên viên Marketing đang tuyển dụng
Việc làm Trade marketing đãi ngộ tốt
3. Ý nghĩa của 4Ps trong marketing
Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng
Chiến lược Marketing mix 4Ps đạt hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ càng thị trường, nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Nâng cao giá trị thương hiệu
Chiến lược marketing 4Ps giúp sản phẩm và thương hiệu phổ biến trên thị trường, duy trì mối quan hệ và gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị, uy tín của thương hiệu mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và trở thành lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Mức độ cạnh trên thị trường ngày càng cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực, do đó các doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo, nâng cao giá trị cung cấp đến khách hàng.
Chiến lược marketing mix sẽ giúp thương hiệu hiện thực điều này một cách hiệu quả.
Gia tăng lợi ích của người tiêu dùng
Bằng việc thực hiện chiến lược Marketing 4Ps, người tiêu dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ sản phẩm, giá bán, sự thuận tiện trong việc mua hàng, thông tin hữu ích, v.v.
Khám phá thêm: Việc làm Chuyên viên Brand Marketing hiện tại
4. 6 Bước phát triển 4Ps trong Marketing Mix
Xác định điểm bán hàng độc đáo của thương hiệu
Thuật ngữ điểm bán hàng độc đáo hay còn được biết đến là Unique Selling Point (USP) là những giá trị mà chỉ doanh nghiệp của bạn sở hữu.
USP của sản phẩm hay thương hiệu đây là điểm nổi bật của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào các đặc điểm này để tiếp cận, thu hút khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Thấu hiểu khách hàng
Với bất kỳ chiến lược marketing nào cũng vậy, việc thấu hiểu khách hàng vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, hành vi hay các đặc điểm của khách hàng hiện tại như thế nào
Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định hướng tiếp cận khách hàng sao cho phù hợp nhất. Điều này giúp cho các công việc sau đó của bạn đi theo một định hướng rõ ràng. Hãy đặt ra những câu hỏi “WHO” như:
- Đối tượng khách hàng là ai?
- Ai là người sẽ mua sản phẩm của tôi
- Vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
Tìm hiểu đối thủ
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Bạn có thể tham khảo từ phía đối thủ của mình xem họ đang vận hành hệ thống như thế nào, chi phí và các dịch vụ đi kèm như bảo hành, ưu đãi. Hãy biết cách kế thừa và phát triển những điều tích cực và sàng lọc những điểm chưa hay để mang lại thành công cho sản phẩm.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường là rất lớn, chỉ cần lơ là một phút cũng khiến các doanh nghiệp đánh mất thị phần, cơ hội kinh doanh của mình. Do đó, việc tìm hiểu đối thủ nói chung là điều mà các doanh nghiệp nên thực hiện
Trong marketing, doanh nghiệp nên theo sát các hoạt động marketing của đối thủ có gì mới hay không, ưu điểm chiến lược marketing là gì để có thể học hỏi, hạn chế của chiến lược marketing là gì để có thể rút kinh nghiệm, v.v. Việc phân tích đối thủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các quyết định marketing của doanh nghiệp.
Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng
Bước tiếp theo bạn cần tìm hiểu xem: Khách hàng tiềm năng của mình thường sẽ mua hàng ở địa điểm nào, họ thường mua trực tiếp tại các đại lý hay sẽ mua qua các kênh Social Media. Việc này giúp bạn lựa chọn ra một kênh bán hàng hiệu quả nhất, có thể thu hút nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể cần được cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, và đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Xem thêm: Làm Sales Marketing lương bao nhiêu?
Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)
Dựa trên các bước đã tìm hiểu từ trên: nhu cầu khách hàng, địa điểm mua hàng, tìm hiểu đối thủ bạn sẽ dễ dàng đưa ra phương án phát triển truyền thông cho sản phẩm. Có thể sử dụng bất kỳ phương tiện truyền thông nào phù hợp, tuy nhiên hãy nhớ nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng từng kênh truyền thông để có cách tiếp cận tự nhiên nhất
Kiểm tra và vận hành các yếu tố
Do các yếu tố 4P đều có liên quan và hỗ trợ cho nhau để tạo ra một chiến lược thành công. Chính vì thế, bạn cần review và kiểm tra lại từng bước vận hành để kịp thời sửa chữa những lỗi sai. Bạn cần:
- Thường xuyên kiểm tra các kênh phân phối, kênh marketing từ những review khách hàng xem có cần củng cố giá trị nào của sản phẩm hay không
- Chiến lược quảng cáo có thu hút khách hàng không? có phù hợp với kênh phân phối
Marketing hiện đại mang đến nhiều lợi ích trong đó là việc tiếp cận dễ dàng với khách hàng tiềm năng nhất là khi áp dụng 4Ps. Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về 4Ps trong Marketing. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của 4Ps trong Marketing và thực hành hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm các công việc ngành Marketing:
Việc làm Brand Manager mới nhất
Việc làm thực tập sinh Marketing mới nhất
Việc làm thực tập sinh Content Marketing đang tuyển dụng
Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?