1. Những điều nên làm trong thời gian đợi phỏng vấn
1.1. Hỏi thăm kết quả phỏng vấn
Để luôn chủ động nắm bắt thông tin của tiến trình tuyển dụng, bạn cần phải biết được ngày mà công ty sẽ phản hồi thông qua cuộc phỏng vấn trước đó. Bạn có thể làm được điều này qua việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cuối buổi phỏng vấn.
Khi đã được biết ngày chính xác, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến ngày hẹn. Tuy nhiên, sau ngày hẹn vẫn chưa có thông tin, bạn có thể chủ động liên lạc lại để hỏi về kết quả.
Phương tiện và cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn tốt nhất chính là gửi email tới nhân viên phụ trách tuyển dụng hoặc người trực tiếp phỏng vấn bạn (nếu bạn được cho thông tin).
Hãy hạn chế việc gọi điện trực tiếp vì tiến trình lựa chọn nhân lực không đến từ một người nào cụ thể, họ sẽ rất khó để cho bạn câu trả lời chính xác ngay tại thời điểm cuộc gọi.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
1.2. Viết email cảm ơn sau khi phỏng vấn
Hành động này thường xuyên bị bỏ qua nhưng lại là một trong những việc cần làm sau khi phỏng vấn.
Rất ít bạn để ý đến việc nắm bắt cơ hội tạo ấn tượng cuối cùng sau buổi phỏng vấn bằng một lá thư cảm ơn. Thế nhưng đây lại là công việc cần làm để thể hiện sự chuyên nghiệp, cũng như giúp nhà tuyển dụng ghi nhớ tới bạn lâu hơn.
Nên giữ nội dung thư đơn giản bằng việc cảm ơn họ đã dành thời gian gặp bạn và trao đổi với bạn những kinh nghiệm quý báu.
Hãy bày tỏ ngắn gọn điều bạn cảm thấy thích thú ở những người phỏng vấn, vị trí ứng tuyển và công ty sau khi gặp gỡ, sau đó kết thư với một lời bỏ ngỏ sẽ chờ thông tin từ phía họ.
Thư cảm ơn sau phỏng vấn này cũng sẽ tạo cho bạn cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn tự nhiên nhất sau này. Bởi vì bạn chỉ cần trả lời tiếp vào email này, thay vì viết một email hoàn toàn mới.
1.3. Tìm kiếm và kết nối với người phỏng vấn
Người đã phỏng vấn bạn rất có thể sẽ là cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn trong trường hợp bạn được chọn.
Nếu bỏ lỡ cơ hội việc làm đó, thì người đó vẫn là một người đi trước trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Chính vì vậy, kết nối với họ có thể là một trong những việc cần làm sau khi phỏng vấn.
Nếu người phỏng vấn cho bạn danh thiếp hoặc giới thiệu rõ họ tên, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin của họ trên nền tảng mạng xã hội.
Thế nhưng, tốt nhất chỉ nên kết nối trên nền tảng có liên quan tới công việc, ví dụ như Linkedin. Tránh việc kết bạn tràn lan trên tất cả các mạng xã hội để không làm phiền tới cuộc sống riêng tư của họ.
Đọc thêm: 7 thông tin hữu ích khi tham gia phỏng vấn xin việc
1.4. Chuẩn bị tâm lý cho buổi phỏng vấn khác
Nếu bạn nhận được lời mời phỏng vấn liên tiếp của nhiều công ty khác nhau, hãy điều chỉnh lại tâm lý và cảm xúc sau mỗi lần phỏng vấn.
Bạn có thể thể hiện không tốt trong một buổi phỏng vấn. Đừng để cảm xúc tiêu cực sau đó ảnh hưởng đến những lần tiếp theo.
1.5. Trả lời email thông báo không trúng tuyển
Đôi khi mọi chuyện không được thuận lợi, nhưng chúng ta phải luôn đón nhận chúng một cách tích cực, đặc biệt là khi đi xin việc, nơi đòi hỏi bạn phải luôn hành xử một cách chuyên nghiệp nhất.
Nếu nhận được email từ chối tuyển dụng từ nhân sự hoặc người đã phỏng vấn bạn, hãy trả lời lại thật lịch sự bằng cách cảm ơn vì cơ hội được trao đổi và mong muốn có thể hợp tác trong tương lai.
Nhiều công ty có truyền thống lưu lại hồ sơ ứng viên và kết quả phỏng vấn để đề xuất cho những vị trí khác trong tương lai. Vậy nên, bạn cũng đừng quá buồn mà nảy sinh cảm giác tiêu cực với nhà tuyển dụng. Có thể cơ hội tốt nhất chưa tới với bạn mà thôi!
Tuy nhiên, bạn không cần phải làm bước này nếu bạn nhận được email từ chối từ hộp thư tự động của công ty. Đây không phải là những địa chỉ email cá nhân, vì vậy, dù bạn có trả lời lại cũng sẽ không có ai đọc.
2. Những việc không nên làm sau phỏng vấn
2.1. Hỏi thăm kết quả phỏng vấn quá nhiều
Bạn hoàn toàn có quyền được hỏi thăm về kết quả phỏng vấn, tuy nhiên hãy thực hiện nó đúng cách. Hối thúc nhà tuyển dụng bằng cách gửi quá nhiều email không phải là cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn tinh tế.
Bên cạnh đó, ở một số các công ty, họ cũng không có văn hóa phản hồi lại cho ứng viên không được chọn. Vì vậy, khi đã quá thời hạn phản hồi và bạn thậm chí đã chủ động hỏi nhưng vẫn không có hồi đáp thì hãy tự hiểu rằng bạn không phải là người được chọn.
Hãy tiếp tục hành trình tìm việc của mình với những lựa chọn khác, thay vì liên tục hối thúc, hỏi thăm cho đến khi có câu trả lời.
Đọc thêm: 7 thông tin hữu ích khi tham gia phỏng vấn xin việc
2.2. Ngừng tìm kiếm việc làm
Cho dù kết quả buổi phỏng vấn bạn vừa tham gia như thế nào, việc ngừng tìm kiếm việc làm để chờ kết quả không phải là hành động khôn ngoan.
Trên thực tế, một trong những việc cần làm sau khi phỏng vấn chính là bỏ chuyện kết quả sang một bên, và tập trung trở lại vào việc tìm kiếm các cơ hội khác.
Có thể bạn cảm thấy mình đã thể hiện tốt sau buổi phỏng vấn và tự tin vào cơ hội của mình. Tuy nhiên, không điều gì là chắc chắn cho đến khi bạn nhận được thông báo từ nhà tuyển dụng. Việc tiếp tục tìm kiếm việc làm là để chuẩn bị khi trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn sẽ vẫn có những phương án dự phòng thay thế.
Đừng dừng lại trước khi bạn chắc chắn được nhận bởi một công ty nào đó. Vì biết đâu trong thời gian dừng lại để chờ đợi, bạn đã bỏ lỡ mất những cơ hội việc làm cũng thú vị không kém thì sao?
2.3. Nói xấu công ty
Nếu trải nghiệm của bạn trong buổi phỏng vấn không được tích cực, hãy nghĩ tới việc phản hồi lại với bộ phận nhân sự của công ty, thay vì đăng đàn chỉ trích họ trên mạng xã hội. Hãy thêm điều này vào một trong những việc cần làm sau khi phỏng vấn của mình.
Nói xấu nhà tuyển dụng không phải là một hành động thể hiện sự chuyên nghiệp và còn có thể làm mất đi cơ hội được chọn của bạn nếu họ biết được.
Đọc thêm: Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm làm việc
Những việc cần làm sau khi phỏng vấn trên đây, cùng những điều bạn nên tránh, có thể sẽ lấy thêm một chút thời gian của bạn. Tuy nhiên, chúng đều là những hành động tinh tế cần thiết để giữ một phong thái chững chạc và chuyên nghiệp cho bản thân bạn.
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về phỏng vấn. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!