1. Giữ bình tĩnh
Khi xung đột với người khác, chúng ta thường sẽ có xu hướng mất bình tĩnh, thậm chí thốt ra những lời nói thô tục và có những hành động không hay cho lắm. Nhưng khi mâu thuẫn với đồng nghiệp thì bạn cần giữ bình tĩnh, vì ít ra mình cũng đang ở trong công ty, có camera ghi hình, xung quanh còn có nhiều đồng nghiệp khác đang chứng kiến, thậm chí có thể cấp trên của bạn cũng đang có mặt.
Bên cạnh đó, nếu thiếu bình tĩnh và để xảy ra xô xát với đồng nghiệp ngay trong công ty, thì cả đôi bên sẽ bị kỷ luật, thậm chí có thể bị sa thải và phải làm việc với cảnh sát vì có lời nói, hành vi không đúng mực trong công ty. Chính vì thế, lúc đó mặc dù rất tức giận, nhưng bạn vẫn phải kiềm chế lại. Hãy nói chuyện đàng hoàng, lịch sự, không lớn tiếng, không văng tục, chửi thề, không đụng tay đụng chân, không xô xát khi xung đột với đồng nghiệp.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Tạm gác cái tôi sang một bên
Khi xung đột nhóm xảy ra, vấn đề lớn nhất chưa chắc đã đến từ những bất đồng trong quan điểm, mà chính là “cái tôi” của mỗi người.
Bất kỳ tranh cãi nào cũng không thể giải quyết nếu một trong hai bên không ai chịu đặt “cái tôi” của mình xuống trước.
Việc buông bỏ “cái tôi” của mình không có nghĩa là bạn thừa nhận mình đã sai hay đã thua cuộc khi tranh cãi, mà chỉ đơn giản là giúp bạn có thể nhìn nhận ý kiến của đối phương một cách khách quan hơn.
Vì vậy, bước đầu tiên trong cách giải quyết xung đột trong nhóm là hãy thử ngồi lại và lắng nghe nhiều hơn. Trước khi phản biện điều gì, hãy tìm cách hiểu vấn đề của người đối diện.
Một khi bạn chịu lắng nghe thì đối phương cũng sẽ bớt nóng giận; và cùng bạn suy xét vấn đề.
3. Làm rõ vấn đề nằm ở đâu
Kỹ năng giải quyết xung đột với đồng nghiệp trong tổ chức nhóm bao gồm cả việc bạn phải biết vấn đề của hai bên ở đâu? Tại sao lại có những xung đột nhóm này? Chúng ta có đang hành xử vì một mục tiêu chung của nhóm hay không?
Hãy liên tục đặt những câu hỏi xoay quanh việc xung đột khi làm việc nhóm để tìm hiểu chính xác đâu là vấn đề và đâu là giải pháp cho tất cả.
Chỉ khi tìm ra được nguyên nhân cốt lõi, bạn và đồng đội mới đủ bình tĩnh để đánh giá phương án giải quyết.Nhớ nhé, hãy cùng nhau làm rõ vấn đề. Đừng im lặng và bỏ qua, vì vấn đề nhỏ nếu tích tụ lâu dần sẽ hình thành vấn đề lớn; khiến những xung đột nhóm bùng nổ căng thẳng và khó giải quyết hơn.
Đọc thêm: Xung đột tại nơi làm việc là gì? 4 bước giải quyết xung đột tại nơi làm việc
4. Tìm giải pháp hoà giải
Bạn muốn có thêm một người bạn hay có thêm một kẻ thù trong công ty? Khi xảy ra xung đột, dù với bất kỳ lý do gì, thì hãy bình tĩnh cùng nhau tìm ra tiếng nói chung và hoà giải với đồng nghiệp, vì khi đó ai thắng ai thua sẽ không quan trọng, mà điều quan trọng là đôi bên sẽ vẫn còn làm chung công ty và gặp mặt nhau mỗi ngày, không nên để việc xung đột đó khiến mỗi ngày đi làm mình đều cảm thấy bực bội, khó chịu khi nhìn mặt đối phương.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ không biết trước được rằng trong tương lai mình phải nhờ sự hỗ trợ gì từ đối phương, lỡ trong tương lai mình có điều gì cần họ trợ giúp, cùng phối hợp trong công việc thì sao? Nếu như bây giờ xung đột với đồng nghiệp và không chịu hoà giải, thì trong tương lai họ có chịu hỗ trợ bạn khi bạn cần không? Khó đấy, căng đấy, nên tốt nhất là bạn nên hoà giải, vì bạn, và vì công việc của bạn. Trừ khi đối phương không có thiện chí hoà giải, thì bắt buộc bạn phải trình bày sự việc lên cấp trên, để công ty có hướng xử lý phù hợp.
Vậy là khi lỡ xảy ra xung đột với đồng nghiệp thì bạn cũng đã biết cách để kiềm chế và cố gắng hoà giải rồi. Hãy giữ môi trường làm việc của mình lành mạnh, với những đồng nghiệp luôn hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ nhau, tránh trường hợp để xung đột tùm lum với hết người này tới người khác nhé!
5. Chủ động lắng nghe
Thay vì là người góp ý, sao bạn không thử trở thành người lắng nghe? Hãy tập cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.
Dưới vai trò làm người nghe, bạn có thể chậm rãi phân tích và so sánh với quan điểm của mình qua góc nhìn toàn diện nhất. Từ đó, bạn sẽ có thể tự nhận xét lợi thế của các ý tưởng và đưa ra lời góp ý công tâm, hướng đến sự hoà giải cuối cùng.
Đọc thêm: Nguyên nhân và 6 cách quản lý, khắc phục vấn đề xung đột tại nơi làm việc
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về 5 quy tắc "vàng" cần nhớ khi xử lý xung đột với đồng nghiệp. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!