73 Câu hỏi trắc nghiệm Dược động học (có đáp án) | Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ 73 Câu hỏi trắc nghiệm DƯỢC ĐỘNG HỌC (có đáp án) được biên soạn tại Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

TRẮC NGHIỆM DƯỢC ĐỘNG HỌC (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Vận tốc hòa tan của một acid yếu có thể gia tăng bởi:

a. Sự gia tăng pH môi trường

b. Sự gia tăng kích thước các tiểu phân thuốc rắn

c. Sự gia tăng độ nhớt của môi trường

d. Câu a và b đúng

e. Câu a, b và c đúng

Câu 2. Chọn một phát biểu đúng dưới đây:

a. Thuốc là base yếu được hấp thu tốt qua niêm mạc dạ dày

b. Việc sử dụng đồng thời Atropin sẽ làm tăng vận tốc hấp thu của thuốc thứ hai

c. Thuốc có thể tích phân bố V lớn được loại trừ dễ dàng bằng phương pháp thẩm phân máu

d. Cảm xúc mạnh hay stress có thể làm chậm hấp thu của thuốc

e. Nếu V của thuốc nhỏ, phần lớn thuốc sẽ hiện diện ở các mô được tưới nhiều máu.

Câu 3. Đặc tính nào sao đây liên quan đến hiệu ứng vượt qua lần đầu khi cho bằng đường uống:

a. Thành phần thuốc hấp thu toàn thân nhỏ hơn 100%

b. Thuốc bị ly trích mạnh ở gan

c. Thuốc có tỉ lệ gắn kết cao ở protein huyết tương

d. Câu b và c đúng

e. Câu a và b đúng

Câu 4. Sinh khả dụng từ một thuốc viên dạng phóng thích nhanh thường liên quan nhiều đến:

a. Sự phân rã của viên thuốc

b. Sự hòa tan của thuốc

c. Thời gian bán thải của thuốc

d. Tỉ lệ gắn kết với protein của thuốc

e. kích thước của viên

Câu 5. Ba thuốc A, B và C đều có tính khả dụng bằng 1 (100%), có thời gian bán thải và thể tích phân bố giống nhau. Vận tốc hấp thu qua đường tiêu hóa của thuốc A nhanh hơn B và của thuốc B nhanh hơn C. Chọn phát biểu không đúng về dược động học của 3 thuốc trên:

a. Cmax của thuốc B cao hơn Cmax của thuốc C

b. Cmax của thuốc A thấp hơn Cmax của thuốc B

c. Diện tích dưới đường cong của A, B và C tương đương nhau.

d. Tmax của thuốc A ngắn hơn thuốc B.

e. Tmax của thuốc C dài hơn B

Câu 6. Sự gắn thuốc ở mô tùy thuộc:

a. Số receptor (thụ thể) ở mô.

b. Ái lực của thuốc dối với mô

c. Sự phát triển mao mạch ở mô.

d. Tình trạng bệnh lý ở mô.

e. Tất cả các yếu tố trên

Câu 7. Hai chất A và B có T1/2 khác nhau nhưng có cùng sinh khả dụng F% = 1 hay 100%, Có cùng vận tốc hấp thu qua ruột và thể tích phân bố giống nhau được cho dùng liều duy nhất như nhau. Đo các nồng độ trong huyết tương theo thời gian và vẽ AUC của mỗi chất. Nếu T1/2 của chất A là 5h và chất B là 10h. Phát biểu nào sao đây là phù hợp:

a. AUC của chất A và B giống như nhau

b. AUC của chất B gấp đôi chất A

c. AUC của chất A gấp đôi chất B

Câu 8. Khi sử dụng thuốc lặp lại nhiều lần, nồng độ trung bình của thuốc đạt được ở trạng thái cân bằng:

a. Tỉ lệ thuận với liều sử dụng và độ thanh lọc toàn phần của thuốc

b. Tỉ lệ thuận với liều sử dụng và tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian giữa hai lần dùng thuốc

c. Tỉ lệ nghịch với liều sử dụng và tỉ lệ thuận với khoảng thời gian giữa hai lần dùng thuốc

Câu 9. Một thuốc được tiêm truyền tĩnh mạch, Nồng độ ở trạng thái cân bằng của thuốc sẽ tăng gấp đôi trong trường hợp nào sau đây:

a. Tăng gấp đôi vận tốc tiêm truyền

b. Tăng gấp đôi vận tốc tiêm truyền và gấp đôi nồng độ tiêm truyền

Câu 10. Một thuốc B có các đặc tính dược động sau:

- Biến đổi sinh học ở gan mạnh

- Có sự tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính

- Có sự thải trừ chất chuyển hóa vào nước tiểu

Trong trường hợp nào cần hiệu chỉnh giảm liều lượng của thuốc trên:

a. Suy gan

b. Suy thận

Câu 11. Một thuốc M có hệ số ly trích ở gan EH = 0.9, được dùng cho người suy thận. Trường hợp nào xảy ra đối với nồng độ của thuốc M trong huyết tương:

a. Nồng độ M trong huyết tương lớn hơn so với người bình thường

b. Nồng độ M trong huyết tương nhỏ hơn so với người bình thường

c. Nồng độ M trong huyết tương giống như ở người bình thường

Câu 12. Hiệu lực cảm ứng enzym gan của một thuốc M đồng loại với Phenobarbital không dẫn đến hậu quả nào sau đây:

a. Sự gia tăng tốc độ chuyển hóa của một số thuốc khác

b. Sự gia tăng tốc độ chuyển hóa của M

c. Sự gia tăng tác động của M

d. Sự rút ngắn thời gian bán thải của M

Câu 13. Phát biểu nào không đúng đối với động học của thuốc ở người cao tuổi:

a. thời gian bán thải của thuốc bị kéo dài

b. Độ thanh lọc của thuốc ở thận bị giảm

c. Biến đổi sinh học của thuốc giảm do lượng máu đến gan giảm

d. Nồng độ của thuốc trong huyết tương thường thấp hơn so với ở người trẻ tuổi

Câu 14. Một thuốc M có hệ số ly trích ở gan = 0,8, Phát biểu nào đúng đối với động học của thuốc M:

a. Độ thanh lọc của M thay đổi tùy theo thành phần của thuốc tự do và hoạt tính enzyme gan

b. Thuốc M nhạy cảm với hiện tượng cảm ứng hay ức ché men gan

c. Thuốc M chịu hiệu ứng vượt qua lần đầu đáng kể ở gan và có sinh khả dụng thấp

Câu 15. Tìm phát biểu đúng trong sự phối hợp của Tetracyclin và Cimetidin:

a. Cimetidin làm tăng hấp thu Tetracyclin

b. Tetracyclin bị giảm hòa tan

c. Cimetidin có nguy cơ bị mất hiệu lực

d. Có sự thành lập phức chất ở dạ dày

e. Tetracyclin làm giảm hấp thu Cimetidin

Câu 16. Độ thanh lọc toàn phần của một thuốc là:

a. Số lượng thuốc không bị biến đổi được thải trừ vào nước tiểu

b. Số lượng thuốc bị biến đổi ở gan

c. Thể tích huyết tương được lọc sạch thuốc trong một đơn vị thời gian

d. Lượng thuốc không biến đổi được thải trừ vào mật và nước tiểu

Câu 17. Điều nào không đúng đối với sự tái hấp thu thuốc ở tiểu quản thận

a. Quá trình tái hấp thu thường theo cơ chế thụ động

b. Muốn được tái hấp thu thuốc cần được ion – hóa ở pH nước tiểu

c. Cường độ tái hấp thu tùy thuộc tính chất lý hóa của thuốc

d. Sự tái hấp thu còn tùy thuộc lưu lượng máu ở thận

Câu 18. Gentamicin đc tiêm IV với liều 100mg x3 lần/j. Ở trạng thái ổn định, nồng độ đỉnh đạt được là 5mg/L. Thuốc này thải trừ chủ yếu qua thận và có độ thanh lọc là 5,4 L/giờ. Với trhợp bệnh nhân có độ thanh lọc creatinin chỉ bằng 1/3 của người bình thường thì chế độ liều sdụng ban đầu có thể là:

a. 20mg x 3 lần/ngày

b. 33mg x 3 lần/ngày

c. 72mg x 3 lần/ngày

d. 100mg x 2 lần/ngày

e. 150mg x 2 lần/ngày

Câu 19. Thời gian bán thải của một thuốc được thải trừ qua gan có thể:

a. Tăng do các chất cảm ứng men gan

b. Giảm do các chất ức chế men gan

c. Tăng do các chất ức chế men gan

d. a và b đúng

Câu 20. Các chất sau đây gây tương tác thuốc do hiệu lực cảm ứng men gan, ngoại trừ:

a. Phenobarbital

b. phenytoin

c. Rifampicin

d. Sulfamethoxazol

e. Carbamazepin

Câu 21. Khi không có sự tuyên quan tuyến tính giữa Cmax và liều sử dụng của một thuốc, động học của thuốc được gọi là:

a. Động học bậc 1

b. Động học bậc 0

c. Động học bão hòa

d. Động học tự do

e. b và c đúng

Câu 22. Một thuốc có T1/2 là 24h được sử dụng bằng đường uống với liều 100mg mỗi ngày, dùng một lần duy nhất vào buổi sáng. Sau 10 ngày, kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ thuốc chưa đủ cho đáp ứng trị liệu, do đó bác sĩ cho dùng liều gấp đôi: 100mg buổi sáng và 100mg buổi chiều. Chọn phát biểu đúng sau khi có sự thay đổi cách dùng thuốc:

a. Thời gian bán thải của thuốc bị giảm đi một nửa

b. Thời gian cần thiết để đạt nồng độ ổn định sẽ tăng gấp đôi

c. Ở trạng thái ổn định, nồng độ trung bình của thuốc tăng gấp đôi

d. Ở trạng thái ổn định, nồng độ trung bình của thuốc không thay đổi

e. Thời gian bán thải của thuốc tăng gấp đôi

Câu 23. Chọn phát biểu đúng về độ thannh lọc ClT

a. Là thể tích tính bằng ml huyết tương đc 1 cơ quan loại bỏ hoàn toàn chất đó trg thời gian một giờ

b. Là hằng số ổn dịnh của một thuốc áp dụng cho bất kỳ đối tượng khảo sát nào

c. Trên cùng một đối tượng khảo sát, ClT thay đổi tùy theo liều sử dụng.

d. ClT của một thuốc không thay đổi theo liều dùng nhưng có thể thay đổi theo đối tượng khảo sát

Câu 24. Sự bảo hòa các điểm gắn thuốc trên protein huyết tương dễ xảy ra đối với phân tử thuốc

a. Có số điểm gắn trên protein nhỏ hơn 4

b. Có số điểm gắn trên protein nhiều hơn 30

c. Có bản chất là một base yếu

d. Là chất không ion hóa

Câu 25. Điều có thể xảy ra khi một thuốc có hệ số ly trích ở gan EH = 0,85 được sử dụng bởi người suy gan

a. Sinh khả dụng của thuốc tăng

b. Tmax của thuốc kéo dài

c. Tmax của thuốc rút ngắn

d. a và b đúng

e. a và c đúng

Câu 26. Chọn phát biểu đúng trong trường hợp động học bậc 0 hay không tuyến tính

a. Vận tốc thải trừ gia tăng theo sự gia tăng nồng độ thuốc trong máu

b. Vận tốc thải trừ của thuốc độc lập với nồng độ của thuốc trong máu

c. Có tương quan thuận giữa AUC của thuốc với liều dùng

d. Có tương quan thuận giữa Cmax của thuốc với liều dùng

e. b và c đều đúng

Câu 27. Thời gian lưu giữ thuốc ở dạ dày bị kéo dài dưới ảnh hưởng của chất nào sau đây:

a. Cimetidin

b. Morphin

c. Metoclopramid

d. Reserpin

Câu 28. Thời gian lưu giữ thuốc ở dạ dày bị rút ngắn dưới ảnh hưởng của chất nào sau đây:

a. Atropin

c. Metoclopramid

b. Morphin

d. Buscopan

Câu 29. Phân tử thuốc là acid có pKa = 8,5 thì mức hấp thu qua đường uống của thuốc này sẽ:

a. Độc lập với pH ở môi trường dạ dày ruột

b. Thay đổi đáng kể theo pH của môi trường

c. Rất thấp, do tỷ lệ ion hóa không đáng kể

d. Hoàn toàn, do không bị ion hóa

Câu 30. Ở đối tượng béo phì thường có sự kéo dài thời gian bán thải của thuốc. Hiện tượng này có thể giải thích do:

a. Sự gia tăng thể tích phân bố

b. Sự giảm độ thanh lọc

Câu 31. Điều nào KHÔNG là đặc điểm của các chất nhạy cảm nhất với hiện tượng di chuyển khỏi protein huyết tương :

a. Bản chất là acid yếu

b. Có ái lực mạnh với protein huyết tương

c. Có số điểm gắn > 30

d. Có thể tích phân bố yếu

e. Có hệ số ly trích ở gan cao (E > 0,7)

Câu 32. Sự di chuyển khỏi gắn kết với protein huyết tương có ý nghĩa quan trọng đối với một thuốc:

a. Có bản chất là base yếu

b. Có bản chất là acid yếu

c. Có hệ số ly trích ở gan thấp

d. Có số điểm gắn nhiều (> 30) trên albumin huyết tương

Câu 33. Đặc tính nào sau đây liên quan đến hiệu ứng vượt qua lần đầu khi cho bằng đường uống:

a. Thành phần thuốc hấp thu toàn thân nhỏ hơn 100%

b. Thuốc bị ly trích mạnh ở gan

c. Thuốc có tỉ lệ gắn kết cao với protein huyết tương

d. b và c đúng

e. a và b đúng

Câu 34. Điều nào không phù hợp với động học không tuyến tính của một thuốc:

a. Còn được gọi là động học bậc 0

b. Có sự gia tăng vận tốc thải trừ theo với sự tăng nồng độ thuốc

c. Sự gia tăng AUC của thuốc độc lập với sự gia tăng liều

d. Nồng độ của thuốc tăng có thể chậm hay nhanh hơn sự tăng liều dùng

e. Thường xảy ra khi có hiện tượng bão hoà ở giai đoạn thải trừ hay biến đổi sinh học

Câu 35. Vận tốc hoà tan của một acid yếu có thể gia tăng bởi:

a. Sự gia tăng pH môi trường

b. Sự gia tăng kích thước các tiểu phân của thuốc rắn

c. Sự gia tăng độ nhớt của môi trường

d. Câu a và b đúng

e. Câu a, b và c đúng

Câu 36. Giá trị đáng tin cậy phản ánh số lượng thuốc vào cơ thể của một thuốc sử dụng bằng đường uống là:

a. Nồng độ đỉnh Cmax

b. Thời gian đạt nồng độ tối đa Tmax

c. Thể tích phân bố V

d. Độ thanh lọc Cl

e. Diện tích dưới đường cong AUC

Câu 37. Chọn phát biểu phù hợp với 1 thuốc có động học không tuyến tính hay động học bậc 0

a. Có thời gian bán thải tăng khi liều dùng gia tăng

b. AUC của thuốc gia tăng tỉ lệ với sự tăng liều dùng

c. C ở trạng thái ổn định tăng tỉ lệ với sự gia tăng liều

d. Dù liều dùng thấp hay cao, nồng độ của thuốc đều thay đổi theo động học bậc 1

e. Tỉ lệ thuốc chuyển hóa ở gan không đổi khi liều dùng gia tăng

Câu 38. Chọn một phát biểu đúng dưới đây:

a. Thuốc là base yếu được hấp thu tốt qua niêm mạc dạ dày

b. Việc sử dụng đồng thời atropin sẽ làm tăng vận tốc hấp thu của thuốc thứ hai

c. Thuốc có thể tích phân bố V lớn được loại trừ dễ dàng bằng phương pháp thẩm phân máu

d. Cảm xúc mạnh hay stress có thể làm chậm sự hấp thu của thuốc

e. Nếu V của thuốc nhỏ, phần lớn thuốc sẽ hiện diện ở các mô được tưới nhiều máu

Câu 39. Sinh khả dụng từ một thuốc viên dạng phóng thích nhanh thường liên quan nhiều nhất đến:

a. Sự phân rã của viên thuốc

b. Sự hòa tan của thuốc

c. Thời gian bán thải của thuốc

d. Tỉ lệ gắn với protein của thuốc

e. Kích thước của viên

Câu 40. Một thuốc được tiêm truyền tĩnh mạch. Nồng độ ở trạng thái cân bằng của thuốc sẽ tăng gấp đôi trong trường hợp nào sau đây:

a. Tăng gấp đôi vận tốc tiêm truyền

b. Tăng gấp đôi vận tốc tiêm truyền và gấp đôi nồng độ tiêm truyền

Câu 41. Pethidin là thuốc có hệ số ly trích cao (EH > 0.7) ở gan, độ thanh lọc gan ClR của thuốc này chủ yếu tùy thuộc vào:

a. Hoạt tính enzym gan

b. Lưu lượng máu đến gan

c. Tỉ lệ thuốc gắn kết với protein huyến tương

d. Tỉ lệ thuốc dạng tự do và hoạt tính enzym gan

e. Hoạt tính enzym gan và lưu lượng máu đến gan

Câu 42. Chọn phát biểu không đúng về sự gắn thuốc với protein huyết tương:

a. Các thuốc có bản chất base yếu thường gắn với α1-glycoprotein acid

b. Gắn kết thuốc – protein có tính chất hoàn nghịch

c. Các thuốc là acid yếu thường có số điểm gắn kết với protein thấp

d. Thuốc là base yếu có ái lực gắn kết với protein huyết tương mạnh

e. Sự gắn thuốc với protein huyết tương mạnh có thể giới hạn sự phân bố thuốc ở mô

Câu 43. Chọn phát biểu không đúng về sự chuyển hóa thuốc ở gan:

a. Chất chuyển hóa có thể là chất có độc tính

b. Chất chuyển hóa có thể là chất có hoạt tính

c. Chất chuyển hóa hình thành từ giai đoạn II thường không có hoạt tính

d. Mỗi thuốc đều lần lượt được chuyển hóa qua giai đoạn I và II

e. CYP 3A4 là enzym tham gia nhiều nhất vào sự chuyển hóa các thuốc

Câu 44. Sự phân bố thuốc ở mô không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây:

a. Vận tốc máu đến mô

b. Ái lực của thuốc đối với mô

c. Tốc độ làm rỗng dạ dày

d. Tốc độ lọc ở quản cầu thận

e. Ái lực của thuốc đối với protein huyết tương

Câu 45. Phenytoin có hệ số ly trích ở gan là 0,03 và tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương là 90 %. Độ thanh lọc thuốc ở gan của thuốc này như vậy chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố nào:

a. Thành phần thuốc tự do trong máu

b. Lưu lượng máu tới gan

c. Hoạt tính enzym gan

Câu 46. Ông X dùng thuốc B với liều 150 mg. Ông được chẩn đoán là có bệnh về thận và kết quả độ thanh lọc creatinin của ông là 30 ml/phút. Được biết thuốc B đào thải chủ yếu qua thận. Hãy dự tính và chọn liều thuốc B phù hợp với tình trạng ông X nếu không thay đổi khoảng cách giữa 2 liều:

a. 10 mg

b. 50 mg

c. 75 mg

d. 100 mg

Câu 47. Khi sử dụng thuốc lặp lại nhiều lần, nồng độ trung bình của thuốc đạt được ở trạng thái cân bằng:

a. Tỉ lệ thuận với liều sử dụng và độ thanh lọc toàn phần của thuốc

b. Tỉ lệ thuận với liều sử dụng và tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian giữa 2 lần dùng thuốc

c. Tỉ lệ nghịch với liều sử dụng và tỉ lệ thuận với khoảng thời gian giữa 2 lần dùng thuốc

Câu 48. Một thuốc B có các đặc tính dược động sau:

- Chất B được biến đổi sinh học ở gan thành chất chuyển hóa mất hoạt tính.

- Có sự thải trừ chất chuyển hóa vào nước tiểu

Trong trường hợp này cần hiệu chỉnh giảm liều của thuốc B ở đối tượng:

a. Suy gan

b. Suy thận

Câu 49. Chọn phát biểu sai về dược động học của thuốc ở người cao tuổi

a. Thời gian bán thải của các thuốc thường bị kéo dài

b. Nồng độ của thuốc thường ở mức cao hơn so với người trẻ tuổi

c. Thể tích phân bố thường gia tăng với các thuốc dễ tan trong lipid

d. Thường có sự giảm sinh khả dụng đối với các thuốc chịu chuyển hóa lần đầu quan trọng ở gan

Câu 50. Chọn phát biểu đúng về dược động ở trẻ sơ sinh:

a. Độ thanh lọc thuốc ở thận thường rất cao so với người lớn

b. Thời gian bán thải của thuốc thường bị rút ngắn

c. Tỷ lệ gắn kết thuốc với albumin huyết tương thường gia tăng

d. Sự chuyển hóa theophylin cho cafein nhiều hơn so với người lớn

e. Phản ứng hydroxyl hóa chất chuyển hóa có hoạt tính nordiazepam thường gia tăng

Câu 51. Một bệnh nhân được điều trị liên tục bằng thuốc M1, thuốc này được chuyển hóa bởi cytochrom CYP 3A4. Nồng độ M1 trong huyết tương được ổn định. Sau đó, bác sĩ co bệnh nhân dùng thêm thuốc M2cos đặc tính cảm ứng CYP 3A4. Cho biết hậu quả có thể xảy ra là:

a. Thời gian bán thải của M1 bị kéo dài

b. Nồng độ trong huyết tương của M1 bị suy giảm

c. Thể tích phân bố của M1 gia tăng

d. b và c đúng

e. a và b đúng

Câu 52. Khi tiêm truyền 1 thuốc, Css (nồng độ thuốc trong huyết tương ở trạng thái ổn định) đạt được khi:

a. Ngừng tiêm truyền

b. Ngay sau khi bắt đầu tiêm truyền

c. Hai giờ sau khi bắt đầu tiêm truyền

d. Khi vận tốc tiêm truyền bằng vận tốc thải trừ

Câu 53. Tỉ lệ hấp thu qua ruột của verapamil dùng uống liều 80 mg là 95 % ở một đối tượng thử nghiệm nặng 70 kg. Tuy nhiên, do hiệu ứng vượt qua lần đầu rất cao, sinh khả dụng của thuốc này chỉ có 25 %. Hãy cho biết độ thanh lọc qua gan của verapamil trong trường hợp này, biết rằng lưu lượng máu qua gan QH 1500 ml/ph.

a. 60 ml/ph

b. 375 ml/ph

c. 740 ml/ph

d. 1110 ml/ph

e. 1425 ml/ph

Câu 54. Chọn phát biểu sai đối với tương tác thuốc về mặt dược động học:

a. Thuốc làm giảm nhu động dạ dày – ruột có thể gây tương tác về hấp thu của thuốc khác

b. Quá trình lọc qua quản cầu không liên quan đến các tương tác thuốc

c. Tương tác thường xảy ra trong quá trình thuốc được tái hấp thu qua ống thận

d. Các thuốc có hệ số ly trích thấp thường rất nhạy cảm với sự biến đổi hoạt tính enzym gan.

Câu 55. Tìm phát biểu đúng trong sự phối hợp của cyclosporin và ketoconazol:

a. Ketoconazol làm giảm hấp thu cyclosporin.

b. Cyclosporin bị gia tăng chuyển hóa

c. Cyclosporin có nguy cơ bị mất hiệu lực

d. Có nguy cơ xảy ra độc tính do cyclosporin

e. Cyclosporin làm hiarm hấp thu ketoconazol

Câu 56. Hãy chọn một cặp tương tác có thể gây ra sự biến đổi phân bố thuốc:

a. Tetracyclin – Cimetidin

b. Penicillin – Probenecid

c. Digoxin – Quinidin

d. Paracetamol – Metoclopramid

e. Lidocain – Propranolol

Câu 57. Chọn phát biểu không phù hợp về biến đổi sinh học của thuốc ở thời kỳ sơ sinh:

a. Có sự giảm hoạt tính của hệ thống enzym gan

b. Sự chuyển hóa theophylin sẽ dẫn đến sự thành lập nhiều cafein hơn so với người trưởng thành

c. Do ảnh hưởng bởi biến đổi sinh học ở gen, thời gian bán thải của thuốc thường bị kéo dài

d. Sự giảm phản ứng hydroxyl hóa diazepam ở gan dẫn đến sự giảm thành lập chất nordiazepam

Câu 58. Dùng rượu mãn tính có thể đưa đến các biến đổi sau, ngoại trừ:

a. Sự gia tăng thải trừ thuốc, rút ngắn T1/2

b. Kéo dài thời gian bán thải của nhiều thuốc

c. Tăng sinh hệ thống chuyển hóa thuốc trong cơ thể

d. Sự giảm gắn kết với protein do giảm nồng độ albumin trong máu

Câu 59. Độ thanh lọc toàn phần của một thuốc là:

a. Số lượng thuốc không biến đổi được thải trừ vào nước tiểu

b. Số lượng thuốc bị biến đổi ở gan

c. Thể tích huyết tương được lọc sạch thuốc trong một đơn vị thời gian

d. Lượng thuốc không biến đổi được thải trừ vào mật và nước tiểu

Câu 60. Độ thanh lọc ở thận của creatinin được dùng đánh giá chức năng lọc của quản cầu thận vì:

a. Creatinin có thời gian bán thải ngắn

b. Creatinin không bị tái hấp thu và bài tiết qua ống thận

c. Creatinin không gắn vào protein huyết tương

d. a và c đúng

e. b và c đúng

Câu 61. Phát biểu nào không đúng đối với động học của thuốc ở người cao tuổi

a. Thời gian bán thải của thuốc bị kéo dài

b. Độ thanh lọc của thuốc ở thận bị giảm

c. Biến đổi sinh học của thuốc giảm do lượng máu đến gan giảm

d. Nồng độ của thuốc trong huyết tương thường thấp hơn so với ở người trẻ tuổi

Câu 62. Phát biểu nào sau đây bạn cho là đúng:

a. Liều ban đầu hay “loading dose” thường được dùng đối với thuốc có t1/2 dài

b. “Loading dose” thường được dùng đối với thuốc có t1/2 ngắn và sinh khả dụng thấp

c. Loading dose được dùng để nhanh chóng đạt nồng độ ổn định

d. b và c đúng

e. a và c đúng

Câu 63. Điều nào không đúng đối với sự tái hấp thu thuốc ở tiểu quản thận:

a. Quá trình tái hấp thu thường theo cơ chế thụ động

b. Muốn được tái hấp thu thuốc cần được ion hóa ở pH nước tiểu

c. Cường độ tái hấp thu tùy thuộc tính chất lý hóa của thuốc

d. Sự tái hấp thu còn tùy lưu lượng máu ở thận

Câu 64. Gentamicin được tiêm IV với liều 100 mg x 3 lần/ ngày. Ở trạng thái ổn định, nồng độ đỉnh đạt được là 5 mg/l. Thuốc này được thải trừ chủ yếu qua thận và có độ thanh lọc là 5.4 l/giờ. Với trường hợp bệnh nhân cso độ thanh lọc creatinin chỉ bằng 1/3 của người bình thường thì chế độ liều sử dụng ban đầu có thể là:

a. 20 mg x 3 lần/ngày

b. 33 mg x 3 lần/ngày

c. 72 mg x 3 lần/ngày

d. 100 mg x 2 lần/ngày

e. 150 mg x 2 lần/ngày

Câu 65. Các chất sau đây gây tương tác thuốc do hiệu lực cảm ứng men gan, ngoại trừ:

a. Phenobarbital

b. Phenytoin

c. Rìampicin

d. Acid valproic

e. Carbamazepin

Câu 66. Chọn phát biểu sai về các yếu tố ảnh hưởng trên dược động học của thuốc:

a. Dùng thuốc lá có thể làm gia tăng độ thanh lọc của một số chất

b. Thức ăn có thể làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc do ảnh hưởng đến hiệu ứng vượt qua lần đầu

c. Một lượng rượu dùng không thường xuyên có thể cảm ứng enzym gan, rút ngắn t1/2 của thuốc khác

d. Tình trạng béo phì thường gây tăng thể tích phân bố và kéo dài t1/2 của các chất dễ tan trong lipid

Câu 67. Khi không có sự tương quan tuyến tính giữa Cmax với liều sử dụng của 1 thuốc, động học của thuốc được gọi là:

a. Động học bậc 1

b. Động học bậc 0

c. Động học bão hòa

d. Động học tự do

e. b và c đúng

Câu 68. Đặc điểm nào không phù hợp với động học của thuốc ở người béo phì:

a. Thời gian bán thải của diazepam bị rút ngắn

b. Có sự gia tăng rõ rệt thể tích phân bố của diazepam

c. Khi chỉ định liều gentamicin trong điều trị cần tính lại trong lượng của bệnh nhân béo phì

d. Các aminoglycosid phân bố kém trong mô mỡ.

Câu 69. Trong chứng suy thận, tỉ lệ gắn với albumin của thuốc acid yếu có thể thay đổi do các nguyên nhân sau đây, ngoại trừ:

a. Do lượng protein trong máu giảm trong bệnh lý thận

b. Protein bị biến đổi cấu trúc giảm ái lực gắn thuốc với albumin

c. Sự tương tranh gắn thuốc của các chất nội sinh bị tích tụ như acid béo, creatinin

d. Lưu lượng máu đến thận suy giảm

Câu 70. Sự bão hòa các điểm gắn thuốc trên protein huyết tương dễ xảy ra đối với phân tử thuốc:

a. Có số điểm gắn trên protein nhỏ hơn 4

b. Có số điểm gắn trên protein nhiều hơn 30

c. Có bản chất là 1 base yếu

d. Là chất không ion hóa

Câu 71. Ở người béo phì, có các thay đổi sau đây về dược động học của diazepam, ngoại trừ:

a. Sự gia tăng rõ rệt thể tích phân bố của thuốc

b. Sự gia tăng có ý nghĩa độ thanh lọc của thuốc qua thận

c. Thời gian bán thải bị kéo dài

d. Sự giảm tốc độ thành lập chất chuyển hóa có hoạt tính ở gan

Câu 72. Điều nào có thể xảy ra khi 1 thuốc có hệ số ly trích ở gan EH = 0.85 được sử dụng bởi người suy gan:

a. Sinh khả dụng của thuốc tăng

b. T max của thuốc kéo dài

c. T max của thuốc rút ngắn

d. a và b đúng

e. a và c đúng

Câu 73. Tìm phát biểu đúng trong sự phối hợp của theophylin và carbamazepin:

a. Carbamazepin làm tăng hấp thu theophylin

b. Theophylin bị giảm chuyển hóa ở gan

c. Carbamazepin tạo phức với theophylin ở dạ dày

d. Theophylin có nguy cơ bị mất hiệu lực

e. Có sự gia tăng tác dụng của theophylin

Câu 74. Thời gian lưu giữ thuốc ở dạ dày bị kéo dài dưới ảnh hưởng của chất nào sau đây:

a. Cimetidin

b. Morphin

c. Metoclopramid

d. Reserpin

 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh dược mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm dược sĩ mới nhất

Mức lương của thực tập sinh dược là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A D E B B E B B A B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C B D C B C B B C D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
E C C A A B B C A A
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
C B E B A E D D B A
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
B D D C A C B A D D
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
C D E B D C D B C E
61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
D C B B D C E A D A
71 72 73              
B E D              
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!