Bài học từ câu tục ngữ “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề ”

Có thể đôi lần trong cuộc sống bạn đã từng nghe bố mẹ hoặc ông bà nói với mình rằng “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề”. Đây là câu tục ngữ được sử dụng rất thường xuyên, ngụ ý muốn khuyên bảo người khác tu chí, chăm chút cho một công việc nào đó, không nên đứng núi này trông núi nọ.

1. “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề ” nghĩa là gì?

Có thể đôi lần trong cuộc sống bạn đã từng nghe bố mẹ hoặc ông bà nói với mình rằng “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề”. Đây là câu tục ngữ được sử dụng rất thường xuyên, ngụ ý muốn khuyên bảo người khác tu chí, chăm chút cho một công việc nào đó, không nên đứng núi này trông núi nọ. Đối với mỗi câu tục ngữ sẽ có nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Để hiểu rõ hơn về câu này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở trong nội dung phần sau.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Nghĩa đen của câu tục ngữ 

Từ “chín” ý nói sự thành thạo, thông thạo, am hiểu của một người về một lĩnh vực, công việc cụ thể nào đó. 9 nghề: Ý muốn nói một người làm nhiều công việc cùng lúc.

Nghĩa bóng của câu tục ngữ 

Câu tục ngữ này ý muốn nói chúng ta chỉ nên tập trung vào một công việc nhất định và làm cho tốt nó. Không nên có suy nghĩ làm nghề này rồi lại chuyển nghề khác. Nếu không bạn vẫn mãi nằm trong vòng luẩn quẩn và không có một nghề cố định nào. Mỗi chúng ta khi bước đến giai đoạn lập nghiệp cần phải xác định mục tiêu, đích đến mà mình mong muốn với công việc mình đã lựa chọn. Bạn cần phải cố gắng học hỏi, theo đuổi và phấn đấu cho công việc đó. Một khi bạn đã lựa chọn là phải chinh phục được nó và có những hài lòng nhất định.

2. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề ”

Câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” khuyên chúng ta có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp và nên cố gắng cho công việc mình đã chọn. Cụ thể là:

Một khi bản thân đã lựa chọn một công việc nào đó, cần cố gắng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng để đạt được trình độ nhất định cho công việc. Bên cạnh đó, bạn cần phải đặt cái tâm vào nó và làm một cách thật nghiêm túc để đạt được những thành quả như bạn mong muốn.

Ngoài ra, câu tục ngữ còn khuyên chúng ta không nên có tâm lý đứng núi này trông núi nọ, đừng vì những “thành tích của người khác” mà ảnh hưởng đến sự quyết tâm của bản thân và ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Hãy cố gắng tôn trọng công việc hiện tại, cố gắng làm thật tốt công việc hiện tại, rồi bạn sẽ thành công.

Cho dù là nghề nào thì đó cũng là công sức của bạn. Nên chọn những công việc phù hợp với sở trường và năng lực của bản thân, vì khi đó bạn sẽ phát huy được hết khả năng của bạn thân và hoàn thành nó bằng cả tâm huyết.

Đọc thêm: Personal Branding là gì? 6 bước xây dựng thương hiệu cá nhân không thể bỏ qua

3. Ý nghĩa của câu tục ngữ trong lựa chọn công việc 

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề đã khuyên chúng ta những điều có liên quan tới nghề nghiệp. Chi tiết ý nghĩa cụ thể của câu tục ngữ đối với việc khuyên răn con nguời lựa chọn nghề nghiệp như sau:

  • Khi đã lựa chọn nghề nghiệp nào đó thì chúng ta nên đầu tư công sức, thời gian để tập trung cho công việc đó, dùng sự tận tâm để làm việc cho thuần thục, thành thạo công việc đó, hiểu tường tận về tính chất công việc đó
  • Khuyên con người không nên có tâm thái làm việc đứng núi này trông núi nọ đang làm việc này lại muốn chú ý tới công việc khác, ngó ngàng tới việc khác và không nên thay đổi công việc liên tục

Nghề nào cũng đều đáng quý cả, chúng ta nên lựa chọn một nghề phù hợp nhất, có được sự hiểu biết và năng lực. Khi chọn một nghề và quyết tâm với nghề đó, chinh phục nghề đó để có thể luôn hoàn thành tốt nhiệm vụTài liệu VietJack

Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì? 5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng

4. Bài học từ câu tục ngữ 

Bước chọn nghề là bước đầu tiên và cũng là bước gây khó khăn đối với các bạn. Nếu chọn nhầm nhiều thì thật sự sự nhụt chí của bạn càng cao và lòng nhiệt huyết cũng sẽ lụi tàn đi. Chính vì vậy quả thực không dễ dàng gì để có thể khiến cho một nghề thật sự “chín”. Từ ý nghĩa của câu tục ngữ được phân tích thì chúng ta có thể rút ra được bài học về sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi chúng ta, cách thức mà chúng ta làm việc đối với công việc mà mình đã lựa chọn

  • Định hướng nghề nghiệp rõ ràng: Từ đó chúng ta có thể định hướng được cho bản thân mình đối với việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Ngay từ khi chúng ta bắt đầu lên học cấp III thì lúc đó đã có ý niệm về việc lựa chọn nghề nghiệp Tuy nhiên, lúc này các bạn lại chưa thật sự hiểu rõ mình phù hợp với công việc như thế nào? Phần lớn lựa chọn nghề nghiệp chỉ dựa vào cảm xúc đầu đời, sự tò mò của các em mà không thật sự xuất phát từ năng lực bên trong và quá trình rèn luyện về sau
  • Rèn luyện, nâng cao năng lực: Tuy nhiên trong xã hội hiện đại phát triển ngày nay thì “chín nghề” lại có những điều khá là hợp lý. Nhiều người có thời gian, có điều kiện, họ lại muốn thử sức mình trong nhiều lĩnh vực ngành nghề với mong muốn làm cho bản thân năng động, toàn diện hơn, họ muốn bản thân mình biết nhiều và phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ khi trải nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì bạn mới có thể biết được thật sự mình phù hợp với công việc nào, say mê với công việc nào và sẵn sàng cống hiến cho công việc ra sao?
  • Sẵn sàng cho những tình huống khác nhau: Ngoài ra, các bạn trẻ cũng nên hiểu “chín nghề” theo hướng là hãy luôn chủ động chuẩn bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng khác nhau để có thể luôn sẵn sàng làm tốt những nhiệm vụ khác nhau Với xã hội ngày nay thì việc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó là điều quan trọng, cần thiết, thế nhưng nếu như chúng ta có thể trở thành người đa năng, giỏi toàn diện, hiểu biết nhiều thì sẽ là rất tốt để có thể hội nhập và phát triển. Trường học là nơi giúp chúng ta trang bị nền tảng, còn cuộc sống thì lại là nơi để chúng ta trải nghiệm và rèn luyện bản thân mình tốt hơn. Mỗi cá nhân nếu có ý thức tự rèn luyện bản thân trở nên sáng tạo, năng động và chủ động hơn. Đích đến cuối cùng của chúng ta chính là hoàn thiện bản thân mình thật tốt

“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” quả thật là rất  cần thiết, tuy nhiên các bạn phát huy sự chín muồi của từng nghề để có thể năng động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác nhau cho dù bạn có chọn nhiều hơn một nghề.

Đọc thêm: Nắm bí kíp chọn nghề phù hợp? Top ngành nghề"khát" nhân lực trong tương lai

"Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" là câu tục ngữ hay, nhiều ý nghĩa trong công việc và cuộc sống. Trên đây là những thông tin về ý nghĩa câu tục ngữ mà 1900 - tin tức việc làm muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích! 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!