1. Khái quát về bằng Thạc sĩ
- Muốn biết bằng Thạc sĩ có xếp loại hay không chúng ta cần tìm hiểu khái quát về Thạc sĩ và tấm bằng Thạc sĩ. Cụ thể, Thạc sĩ là một học vị cấp bậc đo lường trình độ học vấn của một người nào đó. Người sở hữu tấm bằng Thạc sĩ là người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực với bề dày kiến thức sâu rộng, có tư duy chiến lược, tầm nhìn dài lâu và khả năng phán đoán chính xác. Họ có thể trở thành những nhà quản trị tài ba hoặc chuyên viên tài giỏi trong một lĩnh vực nhất định.
- Bằng Thạc sĩ cũng là một trong các yếu tố tiên quyết giúp học viên muốn học lên Tiến sĩ và Giáo sư.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Ưu điểm của học Thạc sĩ
- Nâng cao kiến thức chuyên môn, những vấn đề lý thuyết được nêu trong trường Đại học sẽ được phân tích sâu hơn theo nhiều khía cạnh và vận dụng thực tế vào từng vấn đề, từ đó học viên dễ dàng tiếp thu và vận dụng hơn.
- Kỹ năng được nâng cao: Anh văn hay Tin học thôi chưa đủ với một chuyên viên hay nhà quản trị tài ba, cách xử lý vấn đề, giao tiếp chuyên nghiệp với khách hàng, cấp trên hay với những người xung quanh… đều rất cần thiết. Tất cả đều có và sẽ dần hình thành trong quá trình học Thạc sĩ. Chúng không chỉ được dạy từ Giảng viên/Giáo sư mà còn từ các học viên khác – có thể đang là những nhà quản lý, quản trị tại một doanh nghiệp nào đó.
- Áp dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn nhanh chóng: bạn vừa đi làm vừa học thêm bằng Thạc sĩ, chắc chắn có rất nhiều ý kiến hoặc khía cạnh được đề cập trong quá trình học sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục sự nghiệp và phát triển bản thân. Ngoài ra, nếu có vấn đề nào chưa giải quyết thấu đáo bạn vẫn có thể nêu ý kiến trong giờ học nếu liên quan đến môn học hôm đó, sẽ có nhiều ý kiến thảo luận giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và đưa ra biện pháp xử lý nhanh nhất.
- Tạo dựng mối quan hệ: như đã nói ở trên, rất có thể các học viên trong lớp học Thạc sĩ đang là những doanh nhân và các nhà quản trị hiện hành, họ cùng chung chí hướng với bạn và để thuận lợi hơn trên con đường phát triển sự nghiệp sau này, có mối quan hệ tốt với những người cùng chung suy nghĩ và mục tiêu thúc đẩy bạn đạt mục tiêu nhanh hơn. Họ có thể trở thành những người bạn, người thầy hoặc những cộng tác xuất sắc sau này.
Đọc thêm: Bằng cấp có đáng tin cậy với HR? Nên ưu tiên học vấn hay kinh nghiệm trước
3. Điều kiện học Thạc sĩ
- Điều kiện bắt buộc của tất cả các chuyên ngành Thạc sĩ: trình độ ngoại ngữ, theo đó dù bạn chọn học Thạc sĩ về lĩnh vực nào đều phải đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào ngoại ngữ do trường quy định.
- Đã tốt nghiệp đại học chính quy. Đối với chuyên ngành đúng bạn sẽ được dự thi trực tiếp. Với chuyên ngành gần hoặc khác bạn phải học bổ sung từ 3 – 11 môn theo quy định trước khi được dự thi xét tuyển.
- Kinh nghiệm làm việc: tùy vào lĩnh vực con số sẽ khác nhau, với MBA là 2 năm.
- Ngoài ra, để đảm bảo yếu tố đầu ra, nhiều trường đại học sẽ có thêm quy định xét tuyển riêng, hãy tìm hiểu và nhận tư vấn riêng của các trường.
4. Bằng Thạc sĩ có xếp loại không?
- Xếp loại Thạc sĩ không còn là yếu tố bắt buộc kể từ Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT được ban hành từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cụ thể các thông tin trên Bằng Thạc sĩ gồm:
+ Tên văn bằng;
+ Ngành đào tạo;
+ Tên cơ sở GD cấp văn bằng;
+ Ngày tháng năm sinh của người nhận;
+ Hạng tốt nghiệp (nếu có);
+ Địa chỉ và ngày tháng năm cấp bằng;
+ Chức năng, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp bằng và dấu mộc đóng theo quy định;
+ Số hiệu, sổ vào sổ gốc cấp văn bằng.
Đọc thêm: Tốt nghiệp Đại học bạn là kỹ sư hay cử nhân? Phân biệt chính xác bằng kỹ sư và bằng cử nhân
5. Có nên học cao học lấy bằng Thạc sĩ?
- Đứng trước rất nhiều lợi thế ấy, bạn quyết định thế nào, liệu có nên học cao học lấy bằng thạc sĩ không? Đồng ý rằng bằng Thạc sĩ sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích đã kể trên nhưng song song đó vẫn có rất nhiều thử thách, rất nhiều điều bạn phải đánh đổi để theo đuổi tấm bằng thạc sĩ ấy. Bạn phải đầu tư thời gian, công sức, tiếp tục ngồi trên ghế nhà trường, tiếp tục phải đối mặt với áp lực học hành, thi cử, điểm số… Lúc này, tự mỗi người sẽ đặt lên bàn cân xem liệu bên nào sẽ nặng hơn, phù hợp hơn với mình, rồi tự quyết định xem có nên học cao học lấy bằng thạc sĩ không?
- Mỗi người một lựa chọn, không ai có thể bắt chước ai, và càng không nên so sánh quyết định của mình với người khác, không thể tự cho rằng học cao học là sang xịn mịn, là tài giỏi, rồi đi chê bai những người không học Thạc sĩ. Ngoài ra, nếu bạn quản lý thời gian tốt, thì vẫn có thể chọn phương án vừa học vừa làm, ban ngày thì đi làm như mọi người, còn buổi tối thì dành thời gian học lên cao học, cố gắng ôn bài, làm bài, trau dồi kiến thức để lấy thêm bằng Thạc sĩ. Đây thật sự là một thử thách rất khó, nhưng nếu đủ nỗ lực và quyết tâm thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục được.
Người sở hữu tấm bằng Thạc sĩ là người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực với bề dày kiến thức sâu rộng, có tư duy chiến lược, tầm nhìn dài lâu và khả năng phán đoán chính xác. Họ có thể trở thành những nhà quản trị tài ba hoặc chuyên viên tài giỏi trong một lĩnh vực nhất định.1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Bằng Thạc sĩ có xếp loại không? Gợi ý về lựa chọn học Thạc sĩ hữu ích. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.
Đọc thêm: Bằng đại học gồm những xếp loại nào?Tại sao bằng đại học quan trọng khi xin việc
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về bằng Thạc Sĩ. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!