BỆNH ÁN SUY THẬN MẠN
1. Khái niệm
Suy thận mạn là giai đoạn 5 – giai đoạn cuối – của bệnh thận mạn. Đây là giai đoạn nặng nhất với mức lọc cầu thận (GFR) < 15mL/ph/1,73 m2, biểu hiện bằng hội chứng urê máu cao. Tình trạng này có thể sẽ gây tử vong, nếu không được điều trị thay thế thận.
Người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Một số người bệnh cũng có thể chọn chăm sóc bảo tồn để kiểm soát các triệu chứng, nhằm mục đích đạt được chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể trong thời gian còn lại hoặc trong giai đoạn chờ lọc máu hay ghép thận.
Số liệu thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 3 triệu người bị suy thận ở giai đoạn mạn tính đang được điều trị thay thế thận và đang có khuynh hướng tăng nhanh. Trên thực tế, các biện pháp điều trị thay thế thận chỉ phổ biến ở các nước phát triển (chiếm tới 80%). Ở các nước đang phát triển, chỉ 10-20% người bệnh được điều trị thay thế thận và thậm chí không được điều trị, dẫn đến tỷ lệ tử vong khá cao.
2. Nguyên nhân
Theo các chuyên gia Thận học, Trung tâm Tiết niệu Thận học, 3 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn trên thế giới là đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh cầu thận. Cụ thể, các loại bệnh và tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Bệnh đái tháo đường loại 1 hoặc loại 2
- Huyết áp cao
- Viêm cầu thận, tình trạng viêm ở các đơn vị lọc của thận
- Viêm kẽ thận, tình trạng viêm các ống thận và các cấu trúc xung quanh
- Bệnh thận đa nang, tình trạng các u nang xuất hiện khiến thận bị phì đại
- Sự tắc nghẽn kéo dài của đường tiết niệu do các bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư
- Trào ngược, tình trạng sẽ khiến nước tiểu trào ngược vào thận
- Nhiễm trùng thận tái phát, còn được gọi khác là viêm bể thận
- Tình trạng dùng thuốc điều trị kéo dài, không kiểm soát chặt chẽ
Tại các nước phát triển, tỷ lệ người suy thận mạn từ nguyên nhân đái tháo đường chiếm ưu thế. Nguyên nhân “tại thận” chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng tỷ lệ này sẽ cao hơn ở các nước kém phát triển.
Các yếu tố có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính bao gồm:
- Người hút thuốc lá
- Người thừa cân, béo phì
- Người da đen, người Mỹ gốc Á hoặc người Mỹ bản địa
- Người có tiền sử gia đình bị mắc bệnh thận
- Người có cấu trúc thận bất thường
3. Dấu hiệu
Ở giai đoạn đầu của bệnh thận mạn, người bệnh có thể có ít triệu chứng, nên không nhận ra cho đến khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Theo đó, các triệu chứng của bệnh thận mạn tính phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất chức năng thận mà người bị suy thận mạn tính có những triệu chứng sau đây:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Ăn uống kém ngon miệng
- Mệt mỏi, suy nhược, uể oải
- Gặp các vấn đề về giấc ngủ
- Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn, tiểu đêm
- Chuột rút các cơ bắp
- Sưng phù bàn chân và mắt cá chân hoặc phù toàn thân.
- Da ngứa, khô, nhợt nhạt xanh xao do thiếu máu
- Tăng huyết áp khó kiểm soát
- Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi
- Đau ngực, chất lỏng tích tụ ở màng tim
- Giảm khả năng tình dục
Các triệu chứng của tình trạng này thường không đặc hiệu, nghĩa là cũng có thể do một vài bệnh khác gây ra, nên dễ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị.
4. Mẫu bệnh án Suy thận mạn
Bệnh án Suy thận mạn cần những nội dung sau
A. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
- Họ tên, tuổi, nghề nghiệp của người thân
B. Phần chuyên môn
- Lý do vào viện
- Tiền sử: Gia đình; bản thân: nội khoa, ngoại khoa
- Bệnh sử
- Tình trạng hiện tại
- Khám: Khám toàn thân; khám bộ phận: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa; thận - tiết niệu, cơ xương khớp
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán sơ bộ
- Chẩn đoán phân biệt
- Xác định cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định
- Điều trị và tiên lượng
- Dự phòng
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm bác sĩ khoa nội
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm điều dưỡng viên
Mức lương của bác sĩ khoa nội là bao nhiêu?
Được cập nhật 27/03/2024
199 lượt xem