BỆNH ÁN TRẦM CẢM
1. Trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
2. Nguyên nhân
2.1 Do sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như bị sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống.
2.2 Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh
Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy... đều có đặc điểm chung là gây kích thích, sảng khoái hưng phấn tạm thời. Sau đó các chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế.
2.3 Do bệnh thực thể ở não
Bệnh nhân từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não... có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương. Người bệnh có dấu hiệu rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng stress kém, chỉ cần một chút căng thẳng nhỏ cũng sẽ gây ra các rối loạn về cảm xúc.
Trầm cảm gây ra rất nhiều nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh, cũng là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp hơn như: Tim mạch, dạ dày, tuyến giáp.
Nếu một khi gặp những tình trạng như trên thì không nên chủ quan, bởi trầm cảm cho dù ở mức độ nhẹ cũng cần có phương pháp điều trị. Nhiều bệnh nhân vì ngại ngùng, hay vì nghĩ tự mình có thể chịu đựng được khiến cho tình trạng ngày càng tệ hơn. Vì cuộc sống cũng như hạnh phúc của bản thân mình và những người xung quanh, bạn không nên làm thế. Một phương pháp điều trị tốt, một người bác sĩ hỗ trợ, sự chia sẻ của người thân có thể giúp bạn vượt qua trầm cảm nhẹ dễ dàng hơn nhiều.
3. Biểu hiện
Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ sẽ không có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:
- Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
- Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Ngoài 2 triệu chính đó, bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nhẹ còn có 7 triệu chứng khác liên quan là:
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi khẩu vị
- Mệt mỏi
- Chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động
- Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
- Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
- Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
Dựa vào những triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và có ít hơn 4 triệu chứng liên quan. Những người trầm cảm nhẹ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng tự lắng xuống.
4. Mẫu bệnh án Trầm cảm
Bệnh án Trầm cảm cần đảm bảo những nội dung sau
A. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
- Họ tên, tuổi, nghề nghiệp của người thân
B. Phần chuyên môn
- Lý do vào viện
- Tiền sử: Gia đình; bản thân: nội khoa, ngoại khoa
- Bệnh sử
- Tình trạng hiện tại
- Khám: Khám toàn thân; khám bộ phận: thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa; khám tâm thần,..
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán sơ bộ
- Cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định
- Chăm sóc và Điều trị
- Tiên lượng
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm bác sĩ khoa tâm thần
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh tâm lý
Mức lương của bác sĩ khoa tâm thần là bao nhiêu?