1. Bug là gì?
Bug là những lỗi phần mềm được tạo ra trong quá trình code. Lỗi này có thể do code sai hoặc gặp các vấn đề không tương thích. Cũng có thể là lỗi do không hiểu ý tưởng và code sai lệch với yêu cầu ban đầu.
Thông thường bug sẽ được các tester kiểm định chất lượng và phát hiện, xử lý trước khi đưa sản phẩm đến người dùng. Quá trình tìm lỗi gọi là Debug và quá trình sửa bug thì gọi là Fixbug. Đây là cách nâng cao chất lượng của một sản phẩm trước khi chúng được người dùng trải nghiệm.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 9 nguyên nhân phát sinh bug khi lập trình phần mềm
Bug trong quá trình phát triển phần mềm có thể được tạo ra bởi rất nhiều lý do. Bỳ cần được phát hiện và Fix kịp thời để mang đến các sản phẩm ở mức độ hoàn hảo cao nhất. Dưới đây là những lý do thường gặp nhất trong quá trình code và tạo bug:
Bug phát sinh do yếu tố con người
Coder không phải là các siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo. Trong quá trình code, xử lý thông tin và tìm các kỹ thuật code có thể phạm một số sai lầm. Những người trực tiếp tạo ra sản phẩm đôi lúc cũng có những sai sót ngoài ý muốn. Đó chính là nguyên nhân tạo nên bug. Cũng chính vì vậy mà mỗi sản phẩm trước khi cho ra thị trường luôn có test kiểm duyệt trong các phân đoạn và test tổng thể khi hoàn thiện sản phẩm.
Hiểu sai vấn đề cần code và thiết kế phần mềm
Các developer chưa hoàn toàn hiểu ý tưởng thiết kế phần mềm. Trong quá trình trao đổi có thể hiểu lầm và code theo cách hiểu của developer. Thất bại của việc trao đổi thông tin này dễ đến những đoạn code không đúng với mong muốn. Điều này rất dễ thực hiện, chỉ cần hiểu đúng ý tưởng và tiến hành code lại mà thôi.
Ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian
Bug được tạo ra bởi các sản phẩm bị hạn chế thời gian code. Deadline quá nhanh khiến developer hoạt động hết năng suất, căng thẳng và có những sai sót vì không thể suy nghĩ các dòng code một cách tối ưu nhất.
Logic design không thiết thực để code
Design phức tạp hoặc vượt quá kỹ thuật code nên không thể thực hiện được. Điều này cần có sự trao đổi tương tác giữa developer và những người có thẩm quyền để chỉnh sửa thiết kế phù hợp hơn. Hoặc gia hạn thêm thời gian, mời các coder chuyên nghiệp để cùng hợp tác và thực hiện.
Cách code của lập trình viên chưa thực sự hiệu quả
Một số developer trình độ chưa cao, cách viết code còn sơ sài, nhập nhằng và không tối ưu hóa. Đây cũng là nguyên nhân thường xuyên xảy ra khi phát hiện bug. Một số dự án người phát triển còn phải tìm một đội developers mới để tiến hành tìm lỗi và sửa code. Điều này còn khó hơn rất nhiều so với build một dự án code hoàn toàn mới.
Cách build version không đồng nhất
Nếu một function đã được test ở bản build trước và sau một vài lần build, bug hồi quy xảy ra và chúng ta không biết bug nảy sinh từ bản build nào thì rất khó để xử lý. Vì vậy chúng ta cần kiểm soát việc đặt version cho các bản build sao cho đồng nhất để tiện cho việc debug hơn.
Quy trình kiểm thử, tester thiếu chuyên nghiệp
Tester không kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm thử thiếu chuyên nghiệp này khiến sản phẩm khi vận hành trên thực tế sẽ gây ra nhiều lỗi. Đó chính là lý do vì sao các ứng dụng, sản phẩm hiện nay đều có nâng cấp và update version mới sau một thời gian sử dụng.
Sử dụng tool có sẵn
Các tool của bên thứ 3 cung cấp có chữa lỗi. Việc sử dụng các tool có sẵn này sẽ dẫn đến lỗi trong quá trình phát triển phần mềm. Nếu có sử dụng các tool hỗ trợ cần phải test kỹ trước khi sản phẩm cho ra mắt thị trường.
Thay đổi thiết kế ngay trước lúc release
Trước lúc release sản phẩm đã hoàn chỉnh. Nếu thay đổi thiết kế vào thời điểm này sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp. Quá trình thay đổi code, tính năng, kiểm thử sẽ không có nhiều thời gian nên dễ dẫn đến sai lầm. Khi một dự án thay đổi thiết kế ở phút chót sẽ rất khó để tránh được các bug xuất hiện trong ứng dụng phần mềm.
>> Việc làm Tester đang tuyển dụng
>> Việc làm lập trình viên lương cao
3. Những loại bug thường xuyên gặp phải
Trong quá trình lập trình các developer có thể gặp một số lỗi như:
Bug tí hon
Từ các đoạn code nhỏ có vấn đề. Đôi lúc phải mất cả ngày trời để tìm các lỗi này. Chỉ vì quên dấu chấm phẩy ‘;’ hoặc các loại dấu ngoặc ‘(), hoặc thụt lề sai. Vì thế nên xảy ra các bug ngoài ý muốn. Nhiều người đã lục tung các dòng code. Nhưng sau đó mới phát hiện ra, chúng tạo ra bug chỉ vì những sai lầm và thiết sót nhỏ.
Để loại bỏ bug tí hon này, các lập trình viên có thể mất đến 1 ngày để tìm ra đoạn code có vấn đề. Có thể vấn chỉ cần một dấu phẩy, dấu chấm trong đoạn còe cũng có thể gây ra lỗi. Đó chính là lý do mà các lập trình viên cần phải vừa viết code vừa sửa lỗi. Với một số loại ngôn ngữ kiểu lập trình như Python thì bug tí hon có thể xảy ra do lập trình thụt sai lề. Đôi khi việc tìm kiếm lỗi bug là gì cũng đủ khiến các nhà lập trình bỏ nhiều công sức.
Bug không tồn tại
Chắc hẳn các bạn sẽ thấy khó hiểu về loại bug này đúng không nào? Tại sao bug không tồn tại nhưng vẫn lại báo lỗi? Bởi lẽ, điều này xảy ra có thể do trình biên dịch đã bị lỗi hoặc do lập trình viên dùng sai cách. Bug không tồn tại được thể hiện bằng các compile error sẽ nhảy lung tung, liên tục. Mặc dù lập trình viên đã review code nhưng điều này vẫn liên tục xảy ra.
Vậy các xử lý bug là gì? Trong trường hợp này lập trình viên cần phải cập nhật trình biên dịch thường xuyên. Các trình biên dịch cũ không thể hỗ trợ được các tính năng mới mang tính hiện hành. Vì vậy, khi dùng trình biên dịch cũ, bug không tồn tại sẽ xuất hiện. Dù thực thế đoạn code không hề có lỗi gì cả, lỗi này đến từ trình biên dịch.
Bug loại khủng
Xảy ra do lỗi cú pháp, sai chính tả hoặc đặt tên biến giống nhau. Những lỗi này có thể do tính toán sai thuật toán, tài nguyên bị hạn chế hoặc dữ liệu hay truy cập bị vi phạm. Code cần phải lập trình theo cú pháp đặc biệt và theo dõi tỉ mỉ những dòng code mình đã viết. Một developer luôn nhớ mình đã viết cái gì và định vị được lỗi sai ở đâu để tìm cách xử lý nhanh chóng.
Bug ẩn thân
Đặc biệt không hiển thị trong trình biên dịch. Sự cố không mong muốn này xảy ra khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Chúng thường ẩn ở dạng lỗi hỏng và được nhiều người lợi dụng để hack vào hệ thống, ứng dụng…
Trong mọi trường hợp, bug ẩn danh thường nằm là các lỗ hổng khiến cho các phần mềm tương tự dễ bị hack. Điều này đem đến sự cố hoạt động và hoạt động không mong muốn của hệ thống, phần mềm.
Có thể nói, những kiến thức cơ bản về bug là gì đã được chúng tôi đề cập đến trên đây. Hy vọng những kiến thức về công nghệ thông tin này sẽ đem đến cho bạn cái nhìn mới mẻ hơn về ngành này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết mới về công nghệ thống tin của chúng tôi.
Đọc thêm: Mã hóa là gì? Ý nghĩa của loại mã hóa phổ biến
4. 4 cách xử lý khi gặp lỗi phần mềm
Treo máy
Lỗi phần mềm máy tính đầu tiên thường gặp đầu tiên là treo máy. Máy tính đang hoạt động sẽ bị treo và bạn không thể nào thực hiện bất kỳ thao tác nào.
- Nguyên nhân phần mềm: thường do xung đột phần mềm, máy tính chạy nhiều phần mềm nặng khiến RAM quá tải. Đôi khi lỗi này cũng xảy ra do bị nhiễm virus máy tính.
- Nguyên nhân phần cứng: CPU quá nóng, RAM bị hỏng, lỗi nguồn, bụi bẩn bám quá nhiều, quạt tản nhiệt bị hỏng, ổ cứng bị lỗi.
Thông thường, với lỗi phần mềm, bạn nên mang máy đến cơ sở tin học uy tín để kiểm tra chính xác lỗi mà máy tính đang gặp phải và có phương pháp xử lý thích hợp.
Đối với lỗi phần cứng, nếu xác định được chính xác lỗi phần cứng và bạn có khả năng tự thay thế, thì tiến hành thay thế linh kiện mới sớm nhất có thể.
Thông báo lỗi màn hình xanh BSOD
Màn hình xanh chết chóc hay còn được gọi là Screen of death (BSOD) là điều ám ảnh với những ai sử dụng hệ điều hành Windows. Đây là thông báo thường gặp khi máy tính đang gặp lỗi rất quan trọng và không thể tự khôi phục và tiếp tục hoạt động.
Thiệt hại lớn nhất là bạn có nguy cơ bị mất dữ liệu đang làm việc mà chưa kịp lưu lại. Bởi BSOD sẽ làm “sập” cả hệ thống. Nguyên nhân thì rất nhiều, có thể do máy tính gặp lỗi phần cứng hoặc driver phần cứng.
Laptop bị lỗi khởi động lâu, xử lý chậm khi có nhiều ứng dụng chạy
Vấn đề này liên quan đến bộ nhớ máy tính, bạn cần nâng cấp RAM. Khắc phục vấn đề máy khởi động chậm bằng cách bạn ngắt các chương trình không cần thiết khởi động cùng Windows. Để giảm tải cho RAM, chúng ta click Chuột phải vào Bar cuối màn hình>>chuột phải>>Task Manager>>Disabled những chương trình không cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo nâng cấp thêm phần cứng máy tính như RAM, thay đổi ổ cứng để cải thiện tốc độ hoạt động của máy tính.
Laptop phát ra âm thanh lạ
Những âm thanh này có thể do lỗi từ ổ cứng. Ổ cứng bị hỏng phần cứng do rơi vỡ, va chạm hoặc bị lỗi từ nhà sản xuất. Để xử lý phần này, hãy nhanh chóng backup lại dữ liệu sang ổ cứng mới, backup ở một kênh lưu trữ khác để tránh hỏng dữ liệu. Sau đó mang đến cửa hàng tin học kiểm tra và sửa chữa ngay nhé.
Đọc thêm: Debug (Sửa lỗi) là gì? Nguyên nhân và cách Debug cho Developers
5. Câu hỏi thường gặp
Software bug là gì?
Software bug (Lỗi phần mềm) mô tả sự cố xảy ra với một phần mềm. Lỗi khiến cho phần mềm hoạt động theo cách mà người dùng và các nhà phát triển không mong đợi. Các lỗi phần mềm nhỏ có thể không được chú ý, nhưng những lỗi lớn có thể khiến phần mềm hoàn toàn không sử dụng được.
Debugging là gì?
Debugging là việc gỡ lỗi bằng cách sử dụng công cụ chuyên dụng để tìm và loại bỏ lỗi. Một số môi trường dành cho nhà phát triển tích hợp (IDE) bao gồm trình gỡ lỗi của riêng chúng, mặc dù các phiên bản độc lập cũng có sẵn. Trình gỡ lỗi cho phép các nhà phát triển tạo các điểm ngắt mã hóa, giúp họ nhận ra mã bị trục trặc.
Lỗi phần mềm được tạo ra như thế nào?
Hầu hết lỗi phần mềm phát sinh do các lỗi và sai lầm được tạo ra trong mã nguồn, trong thiết kế chương trình, trong các thành phần hoặc trong hệ điều hành. Một số ít các lỗi được gây ra bởi trình biên dịch sản xuất mã không chính xác. Những lỗi như vậy có thể là kết quả của việc thay đổi yêu cầu, áp lực thời gian, không cẩn thận hoặc là các vấn đề với công cụ phát triển.
Làm thế nào để bạn tìm thấy lỗi phần mềm?
Có hai loại kiểm tra để tìm lỗi phần mềm: kiểm tra chức năng và kiểm tra phi chức năng. Kiểm tra chức năng bao gồm: kiểm tra hệ thống, giao diện, hồi quy,… Kiểm tra phi chức năng bao gồm: kiểm tra hiệu suất, bảo mật, sự tuân thủ các quy tắc,…
Hiện nay mọi ứng dụng, sản phẩm có liên quan đến code đều cần tìm lỗi, phát hiện lỗi và sửa lỗi. Quy trình debug, fixbug chính là cách hoàn thiện sản phẩm và giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất. Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Bug . Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả!
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực