Công việc của Lập trình viên là gì?

Lập trình viên (Developer) còn được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo ra thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình trên máy tính. Có thể ví dụ lập trình viên như một “nhạc trưởng”- người chỉ huy dàn nhạc (các đoạn mã lập trình) để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (phần mềm của máy tính).

Mô tả công việc của Lập trình viên

Công việc của lập trình viên thường bao gồm những nhiệm vụ:

  • Phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra ý tưởng cho các mẫu thiết kế phần mềm, ứng dụng mới.
  • Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp.
  • Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng.
  • Nâng cấp phần mềm và các hệ thống để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn.
  • Phối hợp với các Content/Technical Writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
  • Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.9 ★
Khoảng lương năm 117 - 179 M
Cơ hội nghề nghiệp
4.0 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Lập trình viên có mức lương bao nhiêu?

117 - 179 triệu /năm
Tổng lương
108 - 166 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
9 - 14 triệu
/năm

Lương bổ sung

117 - 179 triệu

/năm
117 M
179 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Lập trình viên

Tìm hiểu cách trở thành Lập trình viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Lập trình viên
117 - 179 triệu/năm
Lập trình viên

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
14%
2 - 4
54%
5 - 7
20%
8+
12%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Lập trình viên?

Yêu cầu tuyển dụng vị trí lập trình viên

  • Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hoặc chuyên ngành có liên quan tới lập trình.
  • Có ít nhất 2 đến 3 năm kinh nghiệm làm lập trình viên.
  • Khả năng lập trình bằng các ngôn ngữ gồm: C++, Java (J2EE), XML, Python,…  
  • Thành thạo các phần mềm như là: Visual Studio 2005 trở lên, Netbeans, JCreator, SQL Server 2005, IIS, Adobe Photoshop, các phần mềm quản trị mã nguồn và dự án,...
  • Có kiến thức xuất sắc cùng với các dữ liệu có liên quan, các công nghệ SQL và ORM.  
  • Kỹ năng tư duy logic và thuật toán tốt.
  • Nắm bắt được công nghệ mới và xu hướng phát triển công nghệ trang web.
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành áp dụng khi tuyển lập trình viên.
  • Linh động và có khả năng tự giải quyết công việc mà không cần sự giám sát nhiều, làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu được áp lực từ công việc.

Lộ trình sự nghiệp của lập trình viên

Mức lương bình quân của việc làm lập trình viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn và quy mô công ty. Tuy nhiên, lập trình viên được coi là một trong những nghề phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ thông tin, vì vậy, mức lương đi kèm đối với vị trí công việc thuộc nhóm ngành này nằm ở mức khá cao.

Mức lương trung bình của ngành lập trình viên theo kinh nghiệm như sau:

Tùy theo năng lực làm việc trên thực tế cũng như các thành quả tạo ra cho công ty, doanh nghiệp mà mức lương này sẽ có sự chênh lệch mạnh mẽ hơn. Để biết thêm một cách chi tiết về mức thu nhập của việc làm ngành Lập trình viên, bạn có thể theo dõi thống kê thông tin tại VietnamSalary.

Lập trình viên sơ cấp (Junior Developer)

  • Số năm kinh nghiệm: 0 - 3 năm.
  • Nghiệp vụ chuyên môn: Có thể hiểu biết được sơ bộ vòng đời của sản phẩm ứng dụng; hiểu sơ bộ về cơ sở dữ liệu và dịch vụ ứng dụng (queues, caching…); viết được các Script đơn giản. Tuy nhiên, chưa nắm được chi tiết triển khai các ứng dụng phức tạp hơn.
  • Mức thu nhập: Từ 11,5 - 25 triệu đồng/tháng

Junior Developer thường đa phần là sinh viên ra trường, nhân sự chưa có hoặc có số năm kinh nghiệm còn ít. Họ chưa từng được tiếp xúc với nhiều code hoặc các trường hợp hóc búa khác.

Trong thuật ngữ lập trình, một tập các giải pháp đã được suy nghĩ, đã giải quyết trong tình huống cụ thể được gọi là các Software Design Pattern. Các Junior Developer cần trải nghiệm liên tục qua quá trình thất bại trong khi viết code mới hiểu sâu được giá trị của Software Pattern.

Lập trình viên lâu năm (Senior Developer)

  • Số năm kinh nghiệm: 4 - 10 năm.
  • Nghiệp vụ chuyên môn: Có thể viết được các ứng dụng phức tạp; có sự hiểu biết chuyên sâu về vòng đời của ứng dụng hay các dịch vụ phần mềm; hiểu biết chuyên sâu về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng (queues, caching, v.v…). Có thể làm việc được ở nhiều nền tảng, framework khác nhau.
  • Mức thu nhập: Từ 22 - 40 triệu đồng/tháng

Senior Developer là những lập trình viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, từng tham gia và làm việc với nhiều dự án. Senior Developer thường khá phổ biến, ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Lead Developer hoặc Architect

  • Số năm kinh nghiệm: 7 – 10+ năm.
  • Nghiệp vụ chuyên môn: Sở hữu kiến thức và chuyên môn tương tự với một Senior.
  • Mức thu nhập: Từ 25 - 38,4 triệu đồng/tháng

Sau một thời gian phát triển thành Senior Developer, các lập trình viên có thể lựa chọn phát triển lên các cấp độlập trình viên tiếp theo, bao gồm: Lead Developer hoặc Architect.

Architect là lập trình viên thuần túy chuyên sâu hơn so với Senior. Architect ít khi phải viết code mà công việc này sẽ được thực hiện bởi nhóm lập trình viên Senior và Junior.

Công việc của một Architect là sử dụng kiến thức kỹ thuật của mình (nghiêng về lập trình Patterns và Anti-patterns) để tạo ra cấu trúc cho một dự án phần mềm thành công. Khi có yêu cầu mới, một Software Architect cần biết cách hợp lý để xây dựng và mở rộng tất cả các loại ứng dụng khác nhau.

Lead Developer là cấp bậc quản lý cấp thấp - cấp trung tùy thuộc vào mô hình của doanh nghiệp. Họ có vai trò như một lập trình viên Senior, hướng dẫn và định hướng những lập trình viên Junior và Senior khác.

Quản lý cấp trung (Mid-level Manager)

  • Chức danh này thường bao gồm các từ như Manager hoặc Director (Developer Manager, Product Manager hoặc Project Manager)
  • Có quyền thực hiện tuyển dụng, sa thải các lập trình viên.
  • Báo cáo công việc với một Senior Leader
  • Mức thu nhập: Từ 23 - 40 triệu đồng/tháng

Mid-level Manager là một bước tiến trong các cấp bậc của lập trình viên. Trách nhiệm của Mid-level Manager là phân công nhiệm vụ và dung hòa các nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm lập trình thuận theo yêu cầu của Project Manager và Product Manager.

Ngoài ra, Mid-level Manager còn thực hiện tuyển dụng, chiêu mộ lập trình viên, đánh giá kết quả và thực hiện cho quyết định nghỉ việc đối với lập trình viên không đủ tiêu chuẩn. Đây là vị trí có nhiều yêu cầu trong công việc.

Quản lý cấp cao (Senior Leader)

  • Thường là các giám đốc điều hành, CTO (giám đốc công nghệ) hoặc là VP.
  • Lãnh đạo, quản lý toàn bộ nhân lực thuộc bộ phận công nghệ thông tin, lập trình viên.
  • Thuộc quản lý trực tiếp của Ban Giám Đốc.
  • Mức thu nhập: Từ 30 - 42,5 triệu đồng/tháng

Senior Leader là vị trí bao hàm, quản lý các cấp bậc lập trình viên có trong phòng công nghệ thông tin, bao gồm cả các quản lý cấp trung Mid-level Manager. Họ có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng đúng đắn cho phòng lập trình phát triển.

Trách nhiệm chính của Senior Leader còn đóng vai trò tạo động lực, truyền cảm hứng và đưa ra quyết định cuối cùng cho đội ngũ nhân viên cấp dưới của họ. Họ chính là một nhà lãnh đạo, điều hướng mọi thứ theo mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.

Senior Leader cũng là người tạo động lực, đưa ra các quyết định cuối cùng đối với những nhân sự thuộc bộ phận lập trình viên. Hiện tại, vị trí này được xem là cấp bậc phát triển cao nhất trong các cấp độ lập trình viên.

Đánh giá, chia sẻ về Lập trình viên

Các Lập trình viên chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Lập trình viên

Kiến thức cốt lõi về Java và một số câu hỏi về SQL
3.9 ★
FPT Software
Lập trình viên
Q: Kiến thức cốt lõi về Java và một số câu hỏi về SQL
20/11/2023
1 câu trả lời

Đủ tốt để vượt qua bài kiểm tra của họ

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Tại sao bạn chọn chúng tôi?
4.0 ★
Schneider Electric Việt Nam
Lập trình viên
Q: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Tại sao bạn chọn chúng tôi?
14/11/2023
Hãy kể cho tôi một chút về bản thân bạn
4.0 ★
Schneider Electric Việt Nam
Lập trình viên
Q: Hãy kể cho tôi một chút về bản thân bạn
14/11/2023
Giải thích quyết định chiến lược mà bạn đã đưa ra cho công ty X.
4.1 ★
VNG Corporation
Lập trình viên
Q: Giải thích quyết định chiến lược mà bạn đã đưa ra cho công ty X.
14/11/2023

Câu hỏi thường gặp về Lập trình viên

Lập trình viên (Developer) còn được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo ra thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình trên máy tính. Có thể ví dụ lập trình viên như một “nhạc trưởng”- người chỉ huy dàn nhạc (các đoạn mã lập trình) để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (phần mềm của máy tính).

Một số câu hỏi phỏng vấn Lập trình viên phổ biến:

  • Sự khác nhau giữa OLAP và OLTP là gì? Mỗi cái được sử dụng khi nào?
  • Thông thường, các công ty sử dụng Excel Spreadsheets và Data Access để quản lý công việc. Rủi ro của nó là gì? Bạn có đề xuất như thế nào?
  • Câu lệnh Delete và Truncate trong Database khác nhau như thế nào?
  • Làm thế nào để phân biệt Optimistic locking và Pessimistic locking?
  • Bạn đã đọc những gì từ các trang Web hay Blog về ngành?
  • Anh/Chị có thể sử dụng Tool được Build một cách tự động nào chưa?
  • Bạn có thể làm việc theo mô hình phát triển phần mềm Agile không?
  • Trong an ninh mạng, HoneyPot là gì, tại sao chúng lại được sử dụng?
  • Hãy cho biết Cookie và Session khác nhau ở điểm nào.
  • Phân biệt Abstract class và Interface.
  • Làm thế nào để đảm bảo chất lượng source code?
  • Kể tên công cụ quản lý source code mà bạn thường sử dụng nhất.
  • Bạn đã từng sử dụng Visual Studio chưa?
  • Để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà bạn Code ra, bạn cần phải làm gì?
  • Bạn thành thạo công cụ lập trình nào?
  • Kể tên một số dự án gần đây và vị trí của bạn trong dự án đó.
  • Đâu là ngôn ngữ lập trình mà bạn thành thạo nhất?
  • Bạn sử dụng lại bao nhiêu phần code của mình và sử dụng nó thế nào?
  • So sánh hai dịch vụ web REST và SOAP
  • ETL là gì và khi nào nên sử dụng nó?

Lộ trình thăng tiến của một lập trình viên có thể biến đổi tùy thuộc vào công ty, ngành công nghiệp, và kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thường thấy cho sự thăng tiến của lập trình viên:

  • Junior developer
  • Senior developer
  • Lead developer hoặc Architect
  • Mid-level manager
  • Senior leader

Mức lương của vị trí Lập trình viên  khá tốt, dao động khoảng 20 triệu đồng/tháng với những người từ trên 3 năm kinh nghiệm. Lập trình viên làm việc lâu năm mức lương có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng. Cần lưu ý, mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, công ty, vị trí làm việc,…

Đánh giá (review) của công việc Lập trình viên được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều