Cách viết báo cáo thực tập và một số lưu ý

Báo cáo thực tập là văn bản trình bày những trải nghiệm và tổng kết lại của sinh viên sau quá trình thực tập. Nhà trường sẽ thông qua bài báo cáo để đánh giá hiệu quả thực tập của sinh viên, vì thế nắm được cách viết báo cáo thực tập sẽ giúp bạn ghi thêm điểm đối với giáo viên chấm bài. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Cách viết báo cáo thực tập và một số lưu ý giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Báo cáo thực tập là gì?

Báo cáo thực tập là bản tóm tắt kinh nghiệm thực tập của bạn mà nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải hoàn thành sau khi thực tập xong. Báo cáo thực tập rất quan trọng vì nó thông báo cho nhà trường của bạn biết về những kinh nghiệm và kỹ năng đã lĩnh hội được trong quá trình thực tập.

Báo cáo thực tập của bạn bao gồm các chi tiết liên quan về kinh nghiệm thực tập của bạn, chẳng hạn như mô tả về vị trí trong tổ chức, các nhiệm vụ bạn đã hoàn thành và các kỹ năng bạn đã học được. Cấp quản lý của bạn có thể sử dụng báo cáo này để cải thiện cơ hội thực tập hoặc bài học cho sinh viên sắp bước vào thử thách thực tập sắp tới.

Không phải tất cả các chương trình giáo dục sẽ yêu cầu viết báo cáo thực tập. Tuy nhiên, nếu trường học và doanh nghiệp của bạn yêu cầu điều đó, hãy đảm bảo bạn dành đủ thời gian và tâm sức để chuẩn bị.

Ngay cả khi bạn không được yêu cầu viết mẫu báo cáo thực tập, việc viết báo cao cũng có thể được xem là nguồn tư liệu cá nhân để đánh giá kinh nghiệm làm việc của bạn.

Đọc thêm: Báo cáo công việc là gì? 4 Nguyên tắc chung khi làm báo cáo công việc

2. Cách viết một báo cáo thực tập

Cấu trúc của báo cáo thực tập

Tuy không có quy định chung cho cấu trúc của báo cáo thực tập, nhưng thông thường các báo cáo sẽ được trình bày theo các mục như sau:

  • Bìa báo cáo (bìa trong và bìa ngoài)
  • Lời cảm ơn (các bạn nên đưa ra lời cảm ơn đối với thầy cô hướng dẫn; cảm ơn đơn vị thực tập; cảm ơn những người thân, người quen đã tham gia vào giúp đỡ quá trình thực hiện báo cáo)
  • Danh mục bảng biểu (nếu có)
  • Danh mục từ viết tắt (nếu có)
  • Mục lục
  • Nội dung chính của báo cáo thực tập

Hình thức của báo cáo thực tập

Để tạo ra được một bài báo cáo thực tập chuẩn chỉnh, các bạn nên sử dụng các định dạng thống nhất trong suốt quá trình viết báo cáo như:

  • Bìa báo cáo ngoài cần được in bìa màu và đóng khung
  • Bìa báo cáo trong in giấy trắng và không đóng khung
  • Khổ giấy: A4, in một mặt
  • Báo cáo tối thiểu không dưới 12 trang A4; số trang đánh ở giữa mỗi trang
  • Phông chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 13; cách dòng: 1.3
  • Kiểu gõ bảng mã: Unicode
  • Kích thước lề trên và lề dưới: 25mm; lề trái 35mm; lề phải 25mm
  • Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, sơ đồ/ bản đồ, ghi tên ở đầu mỗi bảng và ghi rõ tên bảng vào Danh mục bảng biểu
  • Hạn chế từ viết tắt, nếu viết tắt cần ghi rõ từ viết tắt vào Danh mục từ viết tắt

3. Nội dung chính chi tiết 

Viết lời cảm ơn

Lời cảm ơn là nội dung để bạn bày tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ bạn trong suốt quá trình thực tập. Một lời cảm ơn chân thành sẽ tạo được những cảm xúc tích cực, thiện cảm và mang đến sự hài lòng với người chấm thi.

Hướng dẫn làm báo cáo thực tập doanh nghiệp phần viết lời cảm ơn:

“Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến … (Quý Công ty/ quản lý/ người hướng dẫn/ thầy cô phụ trách/ đồng nghiệp,...) … đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. 

Đặc biệt là …( nếu bạn muốn gửi lời cảm ơn riêng đến ai)... đã theo sát em suốt quá trình, cho em những góp ý, lời khuyên chân thành nhất để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian thực tập, có thể vẫn còn có nhiều thiếu sót, kính mong … ( (Quý Công ty/ quản lý/ người hướng dẫn/ thầy cô phụ trách/ đồng nghiệp,...) bỏ qua. Em mong nhận được những lời đóng góp chân thành nhất để có thể ngày càng hoàn thiện bản thân.

Em xin cảm ơn.”

Trình bày mục lục

Các nội dung cách làm bài báo cáo thực tập đều cần bảo đảm các yêu cầu, trong đó một bài báo cáo có phần mục lục rõ ràng sẽ giúp người đọc hình dung rõ được các nội dung và thứ tự các mục có trong bài. 

Mục lục không chỉ yêu cầu đầy đủ về nội dung mà còn phải đảm bảo về hình thức. Nếu không sẽ khiến bài báo cáo của bạn trở nên lộn xộn, thiếu khoa học.

Lưu ý về trình bày mục lục trong cách viết báo cáo thực tập:

  • Liệt kê những danh mục quan trọng, bao gồm các mục lớn và luận điểm chính của từng phần, sau đó sắp xếp chúng theo nội dung của bài.
  • Không trình bày quá chi tiết.
  • Ưu tiên sử dụng mục lục tự động. Việc này sẽ giúp đính kèm nội dung cùng với số trang và tự động thay đổi số trang khi có sự thay đổi tương ứng về nội dung.
  • Sử dụng chữ in nghiêng, in đậm, cỡ chữ khoa học, dễ nhìn.
  • Hạn chế thay sử dụng nhiều màu cho chữ, gây nên cảm giác màu mè, mất đi sự trang nghiêm, lịch sự.

Chương 1: Giới thiệu chung

Nội dung mở đầu trong bài báo cáo thực tập nên tập trung giới thiệu tổng quát về những vấn đề có liên quan trong quá trình thực tập.

Có hai nội dung chính cần giới thiệu khi viết báo cáo thực tập:

  • Thông tin đơn vị thực tập: Nêu rõ tên công ty, đơn vị thực tập, các thông tin chung, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của công ty,...
  • Thông tin vị trí thực tập: Trình bày rõ vị trí làm việc, nội dung công việc và những nhiệm vụ trong thời gian đảm nhiệm vị trí đó.

Chương 2: Phân tích

Nội dung chương 2 trong cách viết báo cáo thực tập nên tập trung làm rõ các vấn đề sau:

  • Phân tích đánh giá tình trạng doanh nghiệp: Việc này sẽ giúp người đọc nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp cũng như biết được cách nhìn, quan điểm của bạn đối với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
  • Ưu điểm, nhược điểm của vấn đề: Sau khi có những đánh giá chung, bạn có thể nêu ra những ưu và nhược điểm của một số vấn đề đang có tại công ty. Các vấn đề này thường có liên quan đến vị trí công việc của bạn hoặc là những điều mà bạn tự phát hiện ra trong quá trình quan sát và làm việc tại đây.
  • Tiến độ thực hiện công việc: Việc trình bày tiến độ thực hiện công việc sẽ giúp người khác đánh giá được hiệu quả, thái độ, phương pháp và phong cách làm việc của bạn. Tiến độ thực hiện công việc thường bao gồm nội dung công việc, thời gian thực hiện, các bước thực hiện, phương pháp làm việc, đánh giá về tính hiệu quả của phương pháp đó,...

Chương 3: Nhận xét, đánh giá

Phần nội dung trình bày nhận xét đánh giá trong cách làm báo cáo tốt nghiệp sẽ giúp bài báo cáo của bạn thêm hoàn thiện hơn. Các nội dung thường có trong phần này bao gồm: 

  • Nhận xét, đánh giá quá trình làm việc: Đây là phần để bạn tự nhận xét và đánh giá về quá trình làm việc của bạn. Bao gồm những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề còn tồn tại,...
  • Các kết quả đạt được: Trình bày những thành tích đạt được sau quá trình thực tập, những bài học về kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc,...

Kết luận, kiến nghị

Đối với phần kết luận và kiến nghị trong cách làm báo cáo thực tập, thường sẽ được tách riêng ra và không đánh số chương. Nội dung bao gồm:

  • Kết luận về quá trình thực tập.
  • Trình bày những kiến nghị của bản thân với đơn vị thực tập về nội dung công việc có liên quan, bao gồm những đề xuất về các vấn đề còn tồn tại, bài học, mong muốn, nguyện vọng,...

Tài liệu tham khảo

Quy cách trình bày các dạng tài liệu tham khảo:

  • Đối với sách, luận án, báo cáo: Số thứ tự, họ và Tên tác giả hoặc tên cơ quan ban hành: tên sách, luận án, báo cáo, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, tái bản lần thứ mấy (nếu có)
  • Đối với bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách: Số thứ tự, họ và tên tác giả: tên bài báo, tạp chí hoặc tên sách, tập số, năm công bố, số trang bài báo đầu - cuối
  • Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A, B, C theo tên của tác giả (tác giả Việt), theo họ (tác giả Anh, Pháp, Đức…

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh dự án

4. Lưu ý trong cách viết báo cáo thực tập

Ngôn ngữ, văn phong

Cẩn thận trong việc sử dụng từ ngữ, hạn chế viết tắt. Hãy chắc chắn là bạn đã rà soát hết tất cả những “hạt sạn” chính tả. Để viết một cách có trọng tâm, có luận điểm, bạn có thể bắt đầu với một câu chủ đề và từ đó triển khai các ý phụ.

Tránh viết sai chính tả. Một trong những lỗi hay mắc nhất của các bạn sinh viên là không để ý đến chính tả, ngữ pháp. Ngoài ra, còn những lỗi cơ bản khác như viết lan man, sử dụng đại từ ngôi thứ nhất (tôi, ta, chúng ta,…) hay từ ngữ mang tính dư thừa, thường được sử dụng trong văn nói (thì, mà, là, rất,…).

Trình bày

Không nên sử dụng quá nhiều font chữ trong một bài báo cáo, size chữ quá nhỏ hoặc quá to. Có nhiều bạn còn sử dụng các dấu câu tùy tiện, căn chỉnh lề không có sự thống nhất giữa các chương, gây rối mắt cho người đọc.

Bố cục

Bạn hãy lập dàn ý trước khi viết báo cáo và chắc chắn bạn luôn tuân theo một trình tự nhất định. Không nên nghĩ gì viết đấy, không theo một thứ tự hay quy tắc nào. Một bài báo cáo không hoàn chỉnh “thiếu trước hụt sau” sẽ làm bạn mất nhiều điểm trong mắt giảng viên.

Tài liệu tham khảo

Hãy đọc những mẫu báo cáo khóa trước để tham khảo và học hỏi cách viết. Hãy lựa chọn nguồn thông tin uy tín, đáng tin cậy. Quan trọng nhất, bạn nhớ là phải luôn trích nguồn đầy đủ và ghi tên tác giả đấy.

Tuyệt đối không đạo văn, sao chép 100% bài làm trên mạng hay của những anh chị khóa trước. Thông thường, những báo cáo thực tập thường được quét đạo văn trước khi chấm điểm. Bạn sẽ không muốn bị phát hiện là gian dối trong học tập đâu, đúng không? Chưa hết, việc copy lung tung còn gây ra tình trạng “râu ông này cắm cằm bà kia” khiến bài báo cáo rời rạc, khó hiểu.

Hình ảnh, biểu đồ

Bạn nên đánh số và ghi chú thích rõ ràng, ngắn gọn vào tất cả hình ảnh, biểu đồ. Để cho người đọc dễ theo dõi, hãy chắc chắn là hình ảnh minh họa phải liên quan đến nội dung và luôn rõ nét, không được mờ, nhòe.

Không nên nhồi nhét thật nhiều hình ảnh chỉ để lấp đầy bài báo cáo. Điều này không những giúp ích mà còn gây phản tác dụng nếu nội dung một đằng, hình ảnh một nẻo. Ngoài ra, sử dụng hình ảnh chất lượng thấp, không đọc được nội dung cũng là một điểm trừ siêu to.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh vận hành

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Báo cáo thực tập . Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Báo cáo thực tập và thực hành hiệu quả.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!