Câu hỏi trắc nghiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và Đoàn kết quốc tế | Phần 2 | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 5: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ có đáp án học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 5 (Phần 2): Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (có đáp án) 

Câu 1. Câu “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” của Hồ Chí Minh ra đời năm:

A. 1961

B. 1962

C. 1963

D. 1964

Câu 2. Câu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công" của Hồ Chí Minh ra đời năm:

A. 1960

B. 1961

C. 1962

D. 1963

Câu 3. Câu “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà ngồi chờ dân tộc khác giúp thì không xứng đáng được độc lập” của Hồ Chí Minh ra đời năm:

A. 1950

B. 1951

C. 1952

D. 1953

Câu 4. Muốn thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc phải làm gì? Tại sao?

A. Có tấm lòng khoan dung, độ lượng

B. Có thành kiến với mọi người mắc sai lầm, khuyết điểm

C. Giữ vững định kiến giai cấp

D. Không bỏ qua sai lầm, khuyết điểm cũ

Câu 5. Cả dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn khi nào, tại sao?

A. Được tổ chức lại thành một khối vững chắc

B. Là những cá nhân riêng lẻ

C. Từng cộng đồng biệt lập

D. Cả a, b, c đều sai

Câu 6. Khối liên minh phương Đông là gì? Tại sao?

A. Là một trong những cải cách của cách mạng vô sản

B. Là tổ chức không liên quan đến cách mạng vô sản

C. Là tổ chức trong lòng các nước

D. Cả a, b, c đều sai

Câu 7. Theo Hồ Chí Minh, học chủ nghĩa Mác – Lenin nghĩa là gì?

A. Học thuộc các luận điểm lý luận

B. Để sống với nhau có tình, có nghĩa

C. Để chứng tỏ trình độ lý luận

D. Cả a, b, c đều sai

Câu 8. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lenin và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam vào thời gian nào?

A. Năm 1919

B. Năm 1920

C. Năm 1925

D. Năm 1930

Câu 9. Luận điểm: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững, thuyền mới chạy”, được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?

A. Bản án chế độ Thực dân Pháp

B. Đường Cách mệnh

C. Chánh cương vắn tắt của Đảng

D. Thường thức chính trị

Câu 10. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đó là đoàn kết”. Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

B. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

C. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

D. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

Câu 11. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

B. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

C. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

D. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

Câu 12. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó”. Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Vai trò đoàn kết dân tộc

B. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

C. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

D. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

Câu 13. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc”. Hãy xác định, câu nói trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Vai trò và hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

B. Hình thức tổ chức và nguyên tắc hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

C. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

D. Nội dung và hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

Câu 14. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn lâu dài. ….Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

B. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

C. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

D. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

Câu 15. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ, ta phải nhận rằng là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình nhân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

B. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

C. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

D. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

Câu 16. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

B. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

C. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

D. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

Câu 17. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.

Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

B. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

C. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

D. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

Câu 18. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khái quát:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

 Thành công, thành công, đại thành công”.

Hãy xác định, hai câu thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

B. Nội dung của của đại đoàn kết dân tộc

C. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

D. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

Câu 19. Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khái quát:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

 Người chung giai cấp phải thương nhau cùng

Hãy xác định, hai câu thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

B. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

C. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

D. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

Câu 20. Hai câu thơ sau đây của Hồ Chí Minh bị chép thiếu 2 từ:

“Dân ta xin nhớ………..

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

Hãy chọn một trong các cụm từ sau để điền vào thành một câu thơ hoàn chỉnh và đúng

A. Nhắc mình

B. Nhắc lòng

C. Chữ đồng

D. Khắc lòng

Câu 21. Hai câu thơ sau đây của Hồ Chí Minh bị chép thiếu 2 từ:

Gốc có vững, cây mới bền

Xây lầu thắng lợi trên nền ... ”

Hãy chọn một trong các cụm từ sau để điền vào thành một câu thơ hoàn chỉnh và đúng

A. Quốc dân

B. Nhân tâm

C. Nhân dân

D. Quân dân

Câu 22. Trong bài ca Hòn đá (4/1942), Hồ Chí Minh viết:

Biết đồng sức

Biết đồng lòng

Việc gì khó

Làm cũng xong”.

Hãy xác định, bốn câu thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

B. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

C. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

D. Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

Câu 23. Nói về đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh có câu thơ:

Quan sơn muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em

Hãy xác định, hai câu thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nội dung của đoàn kết quốc tế

B. Vai trò của đoàn kết quốc tế

C. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

D. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

Câu 24. Trong bài Hoa – Việt thân thiện (1954), Hồ Chí Minh viết: “Trung Quốc và Việt Nam là hai nước…quan hệ rất là mật thiết. Văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế, hai dân tộc có quan hệ với nhau đã mấy ngàn năm… Vì nghĩa, vì tình, đồng bào Việt Nam đối với anh em Hoa kiều và anh em Hoa kiều đối với đồng bào Việt Nam, phải thương yêu giúp đỡ nhau, như anh em cốt nhục”.

Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

B. Vai trò của đoàn kết quốc tế

C. Nội dung của đoàn kết quốc tế

D. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

Câu 25. Trong Thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, Xiêm (1946), Hồ Chí Minh viết: “Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết. Đối với kiều bào ta làm ăn sinh sống ở đất nước Lào thì Lào lại như là một Tổ quốc thứ hai. Tục ngữ có câu: “Bán bà con xa, mua láng giềng gần” ý nghĩa là như thế”.

Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

B. Vai trò của đoàn kết quốc tế

C. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

D. Nội dung của đoàn kết quốc tế

Câu 26. Trong Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch bốn tháng sang Pháp (1946), Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam cần nước Pháp. Nước Pháp cũng cần Việt Nam. Chỉ có lòng tin cậy lẫn nhau và sự công tác bình đẳng, thật thà, thì mới đi đến kết quả thân thiện giữa hai nước”.

Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nội dung của đoàn kết quốc tế

B. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

C. Vai trò của đoàn kết quốc tế

D. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

Câu 27. Trong bài Diễn văn tiễn Chủ tịch Vôrôsilốp (1957), Hồ Chí Minh đưa ra hai câu thơ:

“Quan sơn muôn dặm một nhà

Vì trong bốn biển đều là anh em”.

Hãy xác định, hai câu thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Vai trò của đoàn kết quốc tế

B. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

C. Nội dung của đoàn kết quốc tế

D. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

Câu 28. Trong bài Lời bài phát biểu trong buổi lễ tiễn vua Lào (1963), Hồ Chí Minh đưa ra bốn câu thơ:

“Thương nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

Việt – Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Hãy xác định, bốn câu thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nội dung của đoàn kết quốc tế

B. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

C. Vai trò của đoàn kết quốc tế

D. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

Câu 29. Trong Lời chào mừng Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ tại sân bay Gia Lâm (1963), Hồ Chí Minh đưa ra hai câu thơ:

Mối tình thắm thiết Việt – Hoa

Vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Hãy xác định, hai câu thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Nội dung của đoàn kết quốc tế

B. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

C. Vai trò của đoàn kết quốc tế

D. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

Câu 30. Trong Lời tiễn Chủ tịch A. Davatxki và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1959), Hồ Chí Minh đưa ra tám câu thơ:

“Hai nước Việt và Ba

Dù cách nhau rất xa

Nhưng hai nhân dân ta

Như anh em một nhà.

Vì là tình nặng

Vì là nghĩa sâu

Tiễn nhau xin có một câu:

Mối tình hữu nghị nghìn thâu vững bền”.

Hãy xác định, bài thơ trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A. Hình thức tổ chức của đoàn kết quốc tế

B. Nội dung của đoàn kết quốc tế

C. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế

D. Vai trò của đoàn kết quốc tế

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B C A A A B B B A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D A A A C D B C D C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C A A A D B C A A B

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác: 

TN chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

TN chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

TN chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc 

TN chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 

TN chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 1) 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 2) 

TN chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế 

Câu hỏi trắc nghiệm chương : Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 1) 

TN chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân 

 Câu hỏi trắc nghiệm chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 1) 

 Câu hỏi trắc nghiệm chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 2) 

TN chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh nghiên cứu

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!