Chuyên môn là gì? Phân lọai 6 trình độ chuyên môn

Chuyên môn là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Nó được đạt được thông qua việc học tập, nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực đó.

1. Chuyên môn là gì?

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Chuyên môn là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Nó được đạt được thông qua việc học tập, nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực đó. Các chuyên gia và chuyên viên có chuyên môn cao thường có thể giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực của họ và đưa ra các giải pháp hiệu quả. Chuyên môn là một yếu tố quan trọng để xây dựng nghề nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y tế, công nghệ thông tin, kinh doanh đến nghệ thuật và giải trí. Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm kiến thức tiếp thu được trong quá trình đào tạo mà còn được thể hiện qua khả năng vận dụng kiến thức đó vào công việc, cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, trình độ chuyên môn cũng được hiểu là dùng để mô tả khả năng hoặc năng lực cá nhân về một lĩnh vực nhất định nào đó. Đó là khả năng giải quyết công việc, đòi hỏi kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tương ứng, thể hiện quá trình đào tạo mà một người đã trải qua tại trường, lớp, tổ chức được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục nhà nước.

2. Phân loại trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn thường được ghi nhận qua một số bằng cấp như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp,..., được đào tạo, chứng nhận tại các cơ sở đào tạo hoặc các trường đại học đã được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường, trong các hồ sơ sơ yếu lý lịch, trình độ chuyên môn thường được ghi như sau: Cử nhân luật, Kỹ sư công nghệ thông tin,..

Tài liệu VietJack

Hiện nay, trình độ chuyên môn được chia thành 7 cấp bậc như sau:

Trình độ sơ cấp

Thường áp dụng cho các chương trình đào tạo ngắn hạn, áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật, vừa học vừa thực hành, được đào tạo trong các trường dạy nghề. Ở đây, các học viên sẽ được tập trung vào các kỹ năng chuyên môn cụ thể, có thời gian đào tạo từ vài tháng đến hai năm. Học viên sau khi hoàn thành chương trình học sơ cấp có thể có thể làm việc tại các công ty, xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh nhỏ hoặc tự kinh doanh.

Trình độ trung cấp

Là trình độ giáo dục sau trung học cơ sở, kéo dài từ hai đến ba năm đào tạo. Học viên được học các kỹ năng chuyên môn và kiến thức cơ bản trong lĩnh vực chuyên môn. Người đó có khả năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp. Họ có thể làm việc trong môi trường làm việc thay đổi, có kỹ năng quản lý, giám sát cơ bản. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Trình độ cao đẳng

Là trình độ giáo dục cao đẳng kéo dài từ hai đến ba năm đào tạo. Học viên được đào tạo về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Người đó có khả năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp. Họ có thể làm việc trong môi trường làm việc thay đổi, có kỹ năng quản lý, giám sát cơ bản. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoặc tiếp tục học lên trình độ đại học.

Trình độ đại học

Là trình độ giáo dục đại học kéo dài từ bốn đến năm năm đào tạo. Học viên được đào tạo về các kiến thức chuyên môn sâu rộng và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc tại các công ty, tổ chức hoặc tiếp tục học lên các trình độ sau đại học như cao học hoặc tiến sĩ.

Đọc thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại 5 trình độ chuyên môn trong công việc

Trình độ thạc sĩ

Những người sau khi tốt nghiệp đại học có thể theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ. Trình độ thạc sĩ dành cho học viên hướng tới trình độ chuyên môn chuyên sâu hơn so với đại học. Thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ thường kéo dài trong 2 năm. Học viên khi được đào tạo đến trình độ thạc sĩ phải có kỹ năng hoàn thành các công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật và khó dự báo. Họ cũng phải có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển, thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới. 

Trình độ tiến sĩ

Đây là trình độ chuyên môn cao nhất mà học viên đạt được. Sau khi được đào tạo, học viên sẽ có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng. Người đó phải có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. 

3. Phân biệt trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa

Văn hóa là một khái niệm rất rộng và phức tạp, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Do đó, chưa có văn bản nào giải thích chính xác trình độ văn hóa gì, tuy nhiên thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là trình độ của một người về nhận thức văn hóa, cũng như ứng xử đúng theo chuẩn mực xã hội.

Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa, do đó cần phân biệt cụ thể hai thuật ngữ trên để nhận biết chính xác trong quá trình ghi nhận các thông tin này trong các hồ sơ xin việc hay hồ sơ hành chính. Theo đó, bản chất của trình độ chuyên môn  là việc một người hoàn thành chương trình đào tạo thuộc một chuyên ngành cụ thể, ví dụ một người sau khi theo học và đào tạo chuyên ngành luật tại trường đại học sẽ được công nhận là một người có chuyên môn đại học với bằng cử nhân luật. Còn bản chất trình độ văn hóa là việc hoàn thành cấp bậc chương trình giáo dục phổ thông, ví dụ một người sau khi hoàn thành xong bậc trung học phổ thông, tức học xong lớp 12 sẽ có trình độ văn hóa 12/12.

4. Cách ghi nhận trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Để biết chính xác cách ghi nhận trình độ chuyên môn trong hồ sơ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, các hồ sơ hành chính…người kê khai có thể có thể căn cứ tại mục 15.2 Phần I của Hướng dẫn Khai lý lịch cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ngày 18/06/2007 về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó có hướng dẫn việc kê khai trình độ chuyên môn. Theo đó, người kê khai sẽ ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Sơ cấp… thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về trình độ chuyên môn. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!