Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại 5 trình độ chuyên môn trong công việc

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng, năng lực của một người về một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ như lĩnh vực về luật thì có cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Hãy cùng 1900- Tin tức việc làm tìm hiểu về Trình độ chuyên môn nhé!

1. Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng, năng lực của một người về một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ như lĩnh vực về luật thì có cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…Có thể hiểu trình độ chuyên môn là kết quả của quá trình học tập, đào tạo lâu dài của một người từ những tổ chức được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục nhà nước. Trình độ chuyên môn đạt được nhằm mục đích tạo kiến thức, kinh nghiệm giúp giải quyết công việc, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao về lĩnh vực tương ứng.

Ví dụ: về trình độ chuyên môn như: Kỹ sư Toán Tin, Cử nhân quản trị kinh doanh, tiến sĩ Y Dược, ….

Khi viết trong CV xin việc, mục trình độ chuyên môn, ứng viên cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm kê khai, ví dụ như Cao đẳng, Đại học, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,..

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Phân loại 5 trình độ chuyên môn trong công việc

Để dễ dàng trong việc đánh giá cũng như ghi nhận, dựa theo Điều 6 Luật giáo dục năm 2019 thông thường trình độ chuyên môn chia thành các thứ bậc như sau:

Trình độ sơ cấp

Thường áp dụng cho các chương trình học tập và đào tạo trong ngắn hạn với chế độ vừa học vừa thực hành. Các khóa đào tạo giúp đạt trình độ sơ cấp thường áp dụng đối với các ngành nghề về kỹ thuật trong các trường dạy nghề. Học viên sau khi kết thúc chương trình học sơ cấp có thể nằm một cách cơ bản kiến thức chuyên môn của một lĩnh vực và có khả năng áp dụng chúng vào công việc trong thực tế.

Trình độ trung cấp

Trình độ chuyên môn trung cấp dành cho những người hoàn thành xong chương trình giáo dục bậc trung học phổ thông và cả trung học cơ sở. Thời gian học trung cấp sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng, cụ thể thường kéo dài trong 2 năm đối với những học viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và 4 năm đối với những người tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên sau khi kết thúc chương trình trung cấp sẽ có những kiến thức chuyên môn đủ vững để có khả năng làm việc một cách độc lập.

Trình độ cao đẳng

Chương trình cao đẳng áp dụng cho người đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Các trường cao đẳng sẽ đào tạo sinh viên chuyên biệt về một ngành nghề cụ thể. Sinh viên sau kết thúc chương trình cao đẳng sẽ có kiến thức chuyên sâu về một ngành tương ứng; có  kỹ năng làm việc thực tế và đủ khả năng giải quyết các vấn đề tương đối phức tạp. Bên cạnh đó, họ còn có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.

Trình độ đại học

Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên môn một cách chuyên sâu với kiến thức lớn và toàn diện hơn. Đồng thời tạo cho sinh viên thêm nhiều kỹ năng hỗ trợ khi làm việc trên thực tế như kỹ năng về phản biện, tổng hợp, phân tích các vấn đề trong thực tiễn, giải quyết vấn đề có tính phức tạp cao. Thời gian đào tạo bậc đại học tuỳ thuộc vào từng ngành học, có những ngành kéo dài trong 4 năm, nhưng có những ngành kéo dài đến 6 năm.

Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Được áp dụng đối với những người sau khi tốt nghiệp đại học có nhu cầu nâng cao hơn các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành rộng lớn và bao quát. Thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ thường kéo dài trong 2 năm.

Đọc thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số Nhà nước hiện nay

3. Các yếu tố đánh giá trình độ chuyên môn

Kiến thức chuyên môn

Để đánh giá trình độ và năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ dựa trên những kiến thức, kỹ năng mà ứng viên có được trong quá trình đào tạo. Ví dụ, với các công việc thuộc lĩnh vực kế toán, ứng viên phải nắm vững các kiến thức về kế toán và các kỹ năng như: lập chứng từ, xử lý dữ liệu,… Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về ngành nghề đang hoạt động, bạn cần tự trau dồi thêm kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan khác.

Kỹ năng mềm liên quan

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cũng chính là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác trình độ của ứng viên. Tùy theo từng tính chất công việc và vị trí ứng tuyển sẽ yêu cầu những kỹ năng mềm cụ thể. Chẳng hạn như đối với các vị trí bán hàng, kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề sẽ rất quan trọng với ứng viên.
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe cũng là một yếu tố để đo lường trình độ chuyên môn của bạn. Chỉ khi sức khỏe được đảm bảo, bạn mới có thể đảm nhận được một số công việc yêu cầu làm trong điều kiện căng thẳng, khắc nghiệt.

Đọc thêm: Giáo dục đặc biệt là gì? Ngành giáo dục đặc biệt có dễ xin việc không?

4. Phân biệt trình độ chuyên môn và trình độ học vấn

Trình độ học vấn là gì?

Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc định nghĩa, trình độ học vấn là bậc học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà một người đã theo học. Trong Điều 6 Luật Giáo dục 2019 nêu rõ: "Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay gồm:

  • Giáo dục mầm non: Giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
  • Giáo dục phổ thông: Giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông;
  • Giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề khác;
  • Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Từ đó, hiểu theo cách đơn giản nhất thì trình độ học vấn là trình độ hiểu biết do học hỏi bài bản mà có. Trên thực tế, có hai yếu tố thường dùng để thể hiện trình độ học vấn của một người là trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Thông thường, trong sơ yếu lý lịch, trình độ văn hoá được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông. Còn trình độ chuyên môn dùng để chỉ khả năng, năng lực một chuyên ngành, lĩnh vực nào đó đã được đào tạo.

Sự khác nhau giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn

Trình độ chuyên môn Trình độ học vấn
  • Thể hiện năng lực, khả năng của một người về lĩnh vực cụ thể nào đó
  • Được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân,...
  • Thể hiện khả năng học vấn của một người đạt đến mức độ nào
  • Thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học
  • Trình độ học vấn bao gồm: Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn

Như vậy, trình độ chuyên môn và trình độ học vấn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn được hiểu là mức độ học vấn cao nhất mà một người đã đạt được: Cấp bậc tiểu học, trung học,...

Trình độ học vấn có phạm vi rộng hơn so với trình độ chuyên môn. Trong sơ yếu lý lịch, thông thường phần trình độ học vấn đã bao gồm cả trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Với một học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì sẽ có trình độ học vấn là 12/12. Nếu chưa tham gia bất kì chương trình đào tạo bài bản một lĩnh vực chuyên môn nào thì chưa được gọi là có trình độ chuyên môn.

Đọc thêm: Chủ nghĩa khắc kỷ ( Stoicism) là gì? 4 ý nghĩa của chủ nghĩa khắc kỷ trong công việc

5. Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc

Trình độ chuyên môn là phần bắt buộc bạn phải kê khai chính xác. Vì nó chứng minh năng lực hiện có để đảm nhận công việc bạn đang ứng tuyển. Bạn càng không được gian dối, ghi sai lệch trình độ chuyên môn của mình. Vì điều này có thể được kiểm chứng dễ dàng qua những bằng cấp, chứng chỉ. Nếu bạn còn làm giả bằng cấp, chứng chỉ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Quyết định số 06/2007/QD-BNV của Bộ Nội vụ ngày 18/06/2007 về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó có hướng dẫn việc kê khai trình độ giáo dục phổ thông (trình độ văn hóa) và trình độ chuyên môn, cụ thể như sau:

  • Trình độ giáo dục phổ thông: Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).
  •  Trình độ chuyên môn: Ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Sơ cấp..

Để có được những hồ sơ ghi điểm với nhà tuyển dụng bạn phải chú ý một số điểm sau khi ghi phần trình độ chuyên môn vào hồ sơ của mình:

Khi viết trình độ chuyên môn nên nghiên cứu kỹ vị trí công việc, công ty đó đăng tuyển. Điều này cực kỳ quan trọng và cũng là một trong những điều cơ bản khi tham gia ứng tuyển xin việc làm. Khi bạn tìm hiểu kỹ về vị trí công việc mình ứng tuyển bạn sẽ đưa ra được những trình độ chuyên môn phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ xin việc của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như truy cập vào fanpage mạng xã hội, thông qua website chính thức của công ty. Các nguồn thông tin về vị trí tuyển dụng để viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc thật chất lượng.

Ví dụ: Bạn đã tốt nghiệp trường Trung cấp nghề ABC với ngành nghề kỹ thuật điện. Thì lúc này trình độ chuyên môn sẽ là Trung cấp – Ngành kỹ thuật điện.

Trình độ chuyên môn đối với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng,1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Trình độ chuyên môn. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được Trình độ chuyên môn là gì và cách phân loại 5 trình độ chuyên môn trong công việc

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!