Ngành Giáo dục đặc biệt là gì? Top 3 cơ hội việc làm cho Ngành giáo dục đặc biệt

Ngành Giáo dục đặc biệt luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, phát triển công tác trở thành một nghề quan trọng ở Việt Nam. Vậy nó làm việc gì đây? Hãy cùng 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết về ngành giáo dục đặc biệt giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

1. Ngành giáo dục đặc biệt là gì?

Ngành Giáo dục đặc biệt (Special Education) là ngành học đào tạo các giáo viên, người hỗ trợ để thiết kế, giảng dạy chương trình học dành riêng cho những trẻ em,  học sinh bị chậm phát triển về tinh thần thể chất hoặc tình cảm gây ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ hoặc trẻ em khuyết tật (gọi chung là trẻ khuyết tật: trẻ tàn tật, tự kỷ, trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị…). Vì thế mà chúng cần một môi trường giáo dục đặc biệt. Đây cũng là điều mà hầu hết các trường học truyền thống không đáp ứng được.

Chương trình giáo dục đặc biệt sẽ vận dụng phương pháp, nội dung mang tính chất thích nghi cho người học. Đây cũng là sự can thiệp, trị liệu giúp trẻ phát triển bình thường, học tập và vui chơi như những đứa trẻ khác. Đào tạo giáo dục đặc biệt sẽ giúp người học có đủ phẩm chất, năng lực, sức khỏe để giáo dục trẻ tại các cơ sở, trường học chuyên biệt.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Việc làm Giáo viên giáo dục đặc biệt mới nhất

2. Top 3 cơ hội việc làm cho Ngành giáo dục đặc biệt học

Giáo viên giáo dục đặc biệt 

Giáo viên tại cơ sở giáo dục chuyên biệt là những người làm việc tại các trường học, cơ sở giáo dục đặc biệt, đảm nhận công việc giáo dục, dạy dỗ trẻ khuyết tật, chậm phát triển có thể nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng cũng như có cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Công việc Giáo viên tại cơ sở giáo dục chuyên biệt:

  • Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kỹ năng đặc thù, kỹ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
  • Hỗ trợ trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
  • Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập; Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
  • Giáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập tại cơ sở giáo dục hòa nhập (trẻ khuyết tật học chung với các trẻ bình thường)

Lương của Giáo viên giáo dục đặc biệt

Giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt có mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương này, giáo viên còn được chi trả thêm những khoản phụ cấp khác. 

Việc tính chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy trẻ khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3, Điều 8, Nghị định số 113/2015/NĐ-CP - quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Nhân viên công tác xã hội xã hội

Nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng.

Công việc Nhân viên công tác xã hội:

  • Chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành;
  • Tổ chức việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;
  • Chủ trì đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng;
  • Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;
  • Chủ trì cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;

Lương của Nhân viên công tác xã hội:

Hiện nay, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng. Theo đó, công tác xã hội viên chính hiện nay có thể nhận mức lương từ: 6.556.000 - 10.102.200 đồng/tháng. Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó công tác xã hội viên chính sẽ nhận mức lương từ: 7.920.000 - 12.204.000 đồng/tháng.

Cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật

Cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật là những người có trách nhiệm tư vấn, giúp đó cho những trẻ em,  học sinh bị chậm phát triển về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm gây ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ hoặc trẻ em khuyết tật (gọi chung là trẻ khuyết tật: trẻ tàn tật, tự kỷ, trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị…).

Công việc Cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật:

  • Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cho người khuyết tật;
  • Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
  • Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kỹ năng đặc thù, kỹ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
  • Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
  • Phối hợp với giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm đánh giá người khuyết tật;
  • Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
  • Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
  • Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
  • Tham gia xây dựng tài liệu tập huấn (tài liệu chuyên môn, video hướng dẫn can thiệp và phục hồi chức năng cho trẻ)
  • Tham gia thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan khi cần thiết.
Lương của Cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật:
 

Tính theo mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng, bảng lương cụ thể như sau:

Bậc lương

Hệ số

Mức lương (đồng)

Bậc 1

2.1

3.780.000

Bậc 2

2.41

4.338.000

Bậc 3

2.72

4.896.000

Bậc 4

3.03

5.454.000

Bậc 5

3.34

6.012.000

Bậc 6

3.65

6.570.000

Bậc 7

3.96

7.128.000

Bậc 8

4.27

7.686.000

Bậc 9

4.58

8.244.000

Bậc 10

4.89

8.802.000

Trước đây, chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, hệ số lương 1,86 - 4,06.

6. Lợi thế của Ngành giáo dục đặc biệt hiện nay

Ngành nghề căn bản và ổn định

Nhóm nghề này thường ưu ái những người có trình độ cao, kinh nghiệm dày để có thể dự đoán và xử lý nhanh những phát sinh trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, do đặc thù liên quan trực tiếp đến con số nên những người theo học thường được đào tạo đặc thù hơn, cung không đủ cầu nên tính cạnh tranh và sự đào thải thấp hơn so với nhiều ngành khác.

Hưởng phúc lợi nhà nước

Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra có một loại bảo hiểm mới nữa đó chính là một loại bảo hiểm có trong ngân hàng mà các nhân viên có thể được hưởng đó chính là bảo hiểm tai nạn 24/24. Vì thực tế đây là công việc phải di chuyển và đi lại nhiều, không thể tránh được các tình huống rủi ro hay tai nạn có thể xảy ra. Các loại bảo hiểm này sẽ được thực hiện và có hiệu lực kể từ khi hết thời gian thử việc và làm việc chính thức tại công ty, ngân hàng hay cơ sở tại nơi làm việc.

Cơ hội việc làm lớn

Riêng với ngành giáo dục đặc biệt, sinh viên ngành giáo dục đặc biệt, trường đại học sư phạm Hà Nội được ưu ái hơn bởi đây là ngành cần thiết giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường. Đặc biệt, sinh viên trường này có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, được đào tạo bài bản và có kỹ năng trong việc dạy trẻ. Một nguyên nhân nữa là do trường đại học sư phạm thường chiếm được nhiều thiện cảm hơn trong mắt người khác.

Hiện nay có không ít trẻ mắc các căn bệnh tự kỷ, khuyết tật,… khiến các em chậm phát triển hơn lứa tuổi bình thường. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của các em.

Việc dạy trẻ tự kỷ, trẻ đặc biệt cần có chương trình riêng, có kiến thức và kỹ năng sư phạm. Vì thế mà rất nhiều trường, trung tâm dạy trẻ tự kỷ ra đời và phát triển. Đây sẽ là cơ hội cho những bạn sinh viên ngành giáo dục đặc biệt có thể tìm công việc phù hợp, đúng ngành. Chỉ cần bạn trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chắc chắn vấn đề tìm việc sẽ không khó.

Tiếp xúc với đa dạng 

Nghề giáo viên tạo ra cơ hội được tiếp xúc với đa dạng. Bạn dạy học cho trẻ em. Mỗi lứa tuổi đều có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cho phép bạn phát triển kỹ năng giảng dạy linh hoạt và thích ứng với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với đa dạng lứa tuổi cũng mang lại những trải nghiệm thú vị trong quá trình giảng dạy.

4. Những thách thức làm ngành Giáo dục đặc biệt 

Bệnh nghề nghiệp

Nghề giáo viên đòi hỏi sự tận tâm và đầu tư tinh thần lớn, đặc biệt là với các em khiếm khuyết. Việc đối mặt với hàng tá học sinh, mỗi người có nhu cầu và khả năng học khác nhau, có thể gây ra căng thẳng và mệt mỏi. Cộng thêm với áp lực từ phụ huynh, yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn giảng dạy và đạt kết quả cao, giáo viên mầm non thường phải đối mặt với bệnh nghề nghiệp, đó là đứng giảng bài và viết bảng liên tục trong nhiều giờ.

Đỉnh cao của sự chuẩn mực

Giáo viên luôn đặt mục tiêu cao về sự chuẩn mực về ngoại hình và trang phục. Không quan trọng giáo viên cao hay thấp, xấu hay đẹp, nhưng khi đi dạy, cần phải ăn mặc chỉnh tề, nhã nhặn. Quần áo không cần phải quá sang trọng, nhưng cần được ủi thẳng thắn, gọn gàng. Để nhận được sự tôn trọng từ học trò, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp ngay từ bên ngoài.

Áp lực tự quản lý thời gian

Giáo viên mầm non thường phải đối mặt với áp lực tự quản lý thời gian. Việc chuẩn bị bài giảng, chấm bài, giao bài tập và tương tác với học sinh đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Ngoài ra, giáo viên cũng cần phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, để tránh việc tư ảnh hưởng đến việc công và ngược lại.

Khối lượng công việc nhiều

Làm nghề này không đơn thuần chỉ là trông trẻ bình thường. Trên thực tế, người làm nghề phải chú ý sát sao từng nhu cầu, biểu hiện nhỏ của các em bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chưa dừng lại ở đó, mỗi em nhỏ lại có thói quen, sở thích khác nhau nên việc ghi nhớ, chăm sóc tốt từng em là áp lực cực kỳ lớn với các nhân viên giữ trẻ. 

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: MCBOOKS tuyển dụng Nhân viên xây dựng và phát triển cộng đồng online mới nhất

5. Những tố chất cần có với sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt

Kỹ năng sư phạm, yêu thương trẻ

Biết hát, múa kể chuyện, sử dụng đạo cụ, làm đồ chơi,... là những yếu tố cần có của một người làm trong ngành Giáo dục đặc biệt phải có. Các kỹ năng này đều được rèn giũa ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua việc giảng dạy, làm việc thực tế, họ sẽ được rèn luyện thêm các kỹ năng để nuôi dạy trẻ một cách hiệu quả nhất.
Lòng yêu nghề, yêu trẻ nhỏ là một phẩm chất quan trọng giúp các bạn duy trì, phát triển tốt công việc của mình. Nếu thiếu tình yêu thương, họ sẽ không đủ kiên nhẫn, không có hứng thú khi chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật. Đồng thời, việc yêu thương trẻ cũng sẽ tạo được sự quý mến từ các bạn nhỏ.

Kỹ năng giao tiếp

Để thành công trong nghề này chuyên môn thôi là chưa đủ, họ còn phải có khả năng giao tiếp, ứng xử cực kỳ khéo léo. Một người giữ trẻ chuyên nghiệp sẽ có tinh thần yêu nghề, yêu trẻ nhỏ và luôn trau dồi, hoàn thiện khả năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ giúp họ truyền đạt, thu hút các bạn nhỏ thông qua cách kể chuyện, đưa ra gợi ý giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia học tập, mà còn giúp họ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh

Sự sáng tạo, kiên nhẫn

Thêm vào đó, sự kiên nhẫn cũng là một phẩm chất quan trọng cần có trong nghề này. Các em sẽ thường tự ti, ngại giao tiếp, không nghe lời nên một giáo viên giỏi cần nhẫn nại, tìm cách chỉ dạy chi tiết cho các em . nhằm tạo động lực để các em không bị nhàm chán cũng như nâng cao khả năng sáng tạo, kích thích tư duy để trẻ phát triển tốt nhất

Sơ cứu, hướng dẫn trẻ khi có sự cố

Người làm trong nghề này phải biết cách sơ cứu, hướng dẫn trẻ khi có sự cố và cần biết cách dạy cho trẻ biết phải làm gì khi gặp tai nạn trong quá trình học và chơi. Kỹ năng này sẽ giúp họ đảm bảo an toàn kịp thời cho trẻ cũng như giữ được sự uy tín của nơi bạn làm.

Sự thấu hiểu, khiếu hài hước

Sự thấu hiểu là phẩm chất không thể thiếu của người làm trong nghề này bởi họ cần nắm bắt tâm lý, cảm xúc của bé để nhanh chóng giải quyết các vấn đề xảy ra. Công việc quản lý và giáo dục trẻ khuyết tật sẽ cần biết cách giảm áp lực, căng thẳng, tăng cường hình thức giao tiếp không lời, vận dụng sự hài hước, nghệ thuật hình thể,.. để tạo không khí sôi nổi nhằm lôi cuốn, thu hút trẻ theo dõi, tiếp thu. Vì thế, họ cần rèn luyện kỹ năng hài hước để làm tốt những điều đó và tìm việc thành công.

Rèn luyện tính cẩn thận

Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề chăm sóc trẻ con nói chung cần phải có. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho họ tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.

Tổng quát, ngành giáo dục đặc biệt đặt ra rất nhiều thách thức cho sinh viên ngành này. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về ngành giáo dục đặc biệt. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được mục đích, yêu cầu của ngành và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!