1. Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một cái gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn,...Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa kỹ năng. Tuy nhiên nhìn chung, kỹ năng (tiếng Anh là Skill) là việc vận dụng khả năng/ năng lực của một người để giải quyết một hay nhiều việc nhằm tạo ra kết quả như mong muốn.
Người sở hữu kỹ năng thuần thục sẽ giải quyết vấn đề hiệu quả và nhận được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực, chuyên môn của mình.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất năm 2024
2. Các kĩ năng giúp nâng cao hiệu suất làm việc
Thông tin – Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định của thành công. Kỹ năng thông tin là khả năng giao tiếp hiệu quả suy nghĩ và ý tưởng của bạn trong giao tế, trên giấy tờ và qua điện thoại. Nó liên quan đến việc biết lắng nghe người khác, xây dựng niềm tin và tôn trọng các ý kiến, quan điểm của người khác.
Kỹ năng công nghệ – chuyên ngành kỹ thuật
Ngày nay, công nghệ phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa hầu hết các thiết bị điện, điện tử và cơ khí trong các lĩnh vực như khoa công trình, viễn thông, tự động, vận chuyển và hàng không cần những người có kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật tiên tiến.
Vì thế, tìm hiểu về công nghệ là sự sẵn sàng để sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm mới nhất… vv. Chấp nhận công nghệ có nghĩa là sử dụng máy tính trong cuộc sống hàng ngày của bạn và công việc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề – Tính linh hoạt
Tính linh hoạt là khả năng thích nghi để giải quyết công việc chúng ta gặp phải hàng ngày trong kinh doanh lẫn đời sống riêng. Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang càng ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. Chắc chắn rằng, những người có khả năng phát hiện và nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả sẽ được trọng dụng
Đọc thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại 5 trình độ chuyên môn trong công việc
Kỹ năng tìm hiểu – thu thập thông tin
Quản lý thông tin là khả năng biết được nơi để có được thông tin cần thiết — để tìm kiếm, định vị, và thu thập nó. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, cho dù chúng là từ những con người hoặc từ các tài liệu trong thế giới rộng lớn của công nghệ.
Kỹ năng tự nhận thức bản thân
Tự quản lý là khả năng quản lý bản thân trong những tình huống cá nhân và chuyên nghiệp. Khi bạn tự nhận thức – quản lý bản thân, bạn có thể đáp ứng phù hợp đối với các tình huống căng thẳng. Kỹ năng nhận thức để phát triển bản thân, có thể được xem như là điều phải học tập suốt đời.
Chăm sóc khách hàng
Để chăm sóc khách hàng là khả năng quan tâm đến các nhu cầu và mối quan tâm của người khác, đặc biệt là những người bạn phục vụ. Hiểu được cách chăm sóc khách hàng là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng đang có nhu cầu cao. Trong đó, kỹ năng cốt lõi là khả năng ứng xử, quản lý con người và hệ thống; hiểu được nhu cầu của khách hàng và chuyển những nhu cầu trên thành cơ hội kinh doanh.
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp
Tất cả các công ty đều có các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa các nhân viên. Sự thành công của công ty phần nhiều đến từ sự đoàn kết hợp sức từ toàn bộ tập thể công nhân viên công ty.
Vì vậy, việc quản lý nhân lực, bộ phận nhân sự, bộ phận quản lý cần quan tâm, giải quyết và thỏa mãn các vấn đề của nhân viên trong phạm vi của mình. Người quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt phương pháp thiết thực điều hành doanh nghiệp hiệu quả là điều hết sức quan trọng.
Phương diện này cần những kỹ năng cơ bản như: quản lý nhân lực, quản lý hệ thống, quản lý tài nguyên và tài chính. Ngoài ra cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đọc thêm: Cách vượt qua sự nhàm chán khi đi làm công sở
3. Cách trau dồi kỹ năng hiệu quả
Tìm kiếm và sẵn sàng chờ đón những điều mới
Đừng chỉ ngồi mãi một chỗ và trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Bạn phải là người tự chủ động, tích cực tìm kiếm và sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới. Khi đó, bạn sẽ được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kiến thức mới và bài học bổ ích cho chính mình.
Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức
Ngài Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” là phương pháp trau dồi tri thức hiệu quả tối ưu nhất dành cho con người. Vì thế, để phát triển kỹ năng, bạn cần trải qua quá trình học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ nhằm nâng cao kiến thức.
Học hỏi những người xung quanh
Tục ngữ xưa có câu: “Học thầy không tày học bạn”, ý muốn nói con người cần phải quan sát, học hỏi và tiếp nhận kiến thức từ thế giới bên ngoài.
Việc trau dồi và nâng cao kỹ năng cũng vậy, bạn phải học hỏi từ những người xung quanh, những người có kinh nghiệm, các bậc tiền bối. Đây là cách học vừa nhanh vừa hiệu quả và bám sát thực tế vì bạn là người trực tiếp lắng nghe lời khuyên và chia sẻ từ những người tài giỏi này.
Tìm kiếm một người “thầy” cho bản thân
Trong công việc, sở hữu một người cố vấn rất quan trọng để có được kiến thức mới và hiệu rõ hơn kỹ năng công tác. Một người cố vấn tốt là người giúp bạn giải quyết một vài thử thách và khó khăn mà bạn phải đương đầu.
Những người cố vấn xuất sắc là người sẽ nói cho bạn biết những điều bổ ích chứ không phải những thứ xáo rỗng. Họ có thể chia sẻ cho bạn những trải nghiệm và quan điểm mới mẻ mà chính họ đã từng trải qua.
Đọc thêm: Sự đa dạng là gì? 7 cách thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập nơi công sở
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ
Đôi khi các kỹ năng mới không nằm trong phạm vi, khu vực ảnh hưởng hay công việc của bạn. Để khắc phục điều này, bạn nên xem xét về mạng lưới nội bộ:
- Gặp gỡ những người từ đơn vị, phòng ban, cơ sở khác hoặc đội nhóm khác.
- Tìm hiểu thật nhiều, càng nhiều càng tốt về công việc và kỹ năng khác nhau ngoài chuyên môn của bạn.
- Tìm hiểu xem những người xung quanh làm thế nào để sở hữu những kỹ năng của họ.
4. Ví dụ điển hình khi ứng dụng các kỹ năng cần có trong công việc
Để bạn đọc hiểu rõ hơn tầm quan trọng và phổ biến của các kỹ năng cần có trong công việc, hãy đến với một số ví dụ điển hình dưới đây.
Ứng dụng kỹ năng lãnh đạo
Một người biết cách xử lý những vấn đề khi làm việc nhóm sẽ nắm được cách định hướng, điều phối mọi người thực hiện công việc và truyền cảm hứng cho đội nhóm để công việc được hoàn thành tốt nhất.
Bạn phải quản lý đội nhóm 5-10 người với nhiệm vụ tổ chức một webinar Chuyển đổi số. Khi đó khả năng lãnh đạo thể hiện ở việc:
- Bạn thiết lập kế hoạch, xây dựng timeline
- Giao việc cho từng người theo chuyên môn và thế mạnh của họ
- Tổ chức các cuộc họp nội bộ để trao đổi ý kiến
- Tiến hành thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra
Ứng dụng kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Một số công việc yêu cầu bạn phải nói chuyện, trình bày trước đám đông vì vậy mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét cách giao tiếp của ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn. Những cử chỉ tay chân, ánh mắt, nụ cười trong khi phỏng vấn của bạn sẽ cho những người xung quanh biết rằng bạn có phù hợp với công việc hay không.
Hoặc, đối với ứng viên, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình sẽ bộc lộ rất rõ trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Nếu bạn là một người cởi mở, hòa đồng, thân thiện, gần gũi nhà tuyển dụng sẽ rất dễ dàng nhìn thấy, khi đi làm việc người có những kỹ năng này cũng dễ dàng làm quen, thích nghi với một môi trường mới hơn.
Ứng dụng kỹ năng áp dụng công nghệ số vào công việc
Ví dụ bạn là chuyên viên HR, công ty có một đợt tuyển dụng và bạn cần một trợ thủ giúp sàng lọc CV ứng viên để đánh giá khách quan, tiết kiệm thời gian nhất có thể.
Khi đó, phần mềm quản lý tuyển dụng sẽ giúp bạn làm điều này. Bằng việc ứng dụng phần mềm vào làm việc, công việc tuyển dụng đã trở nên dễ dàng hơn.
Đọc thêm: Trì hoãn là gì? Vượt qua trì hoãn nơi công sở khiến bạn khác biệt
Các kỹ năng trong công việc sẽ giúp bạn hoàn thành khối lượng công việc một cách hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống. Hi vọng với bài viết trên đây, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trên hành trình hoàn thiện chính mình!