1. Trì hoãn là gì
Trì hoãn hay còn có những cách gọi khác với nghĩa tương tự là tính chần chừ, hay thói lề mề, sự lần lữa, thói rề rà, ù lỳ là hành động cố tình hoãn lại một việc gì đó cho dù biết rằng điều đó là không cần thiết và sẽ dẫn đến những hậu quả xấu.
Trì hoãn còn là việc lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó luôn bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quên. Trì hoãn cũng chỉ về việc sự thay thế các công việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn với các bằng những việc làm, công việc có mức độ ưu tiên thấp hơn và dành nhiều thời gian cho việc giải quyết các công việc có mức độ quan trọng, mức độ ưu tiên thấp, hay là sự ưu tiên làm những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Biểu hiện của thói quen trì hoãn
Nhìn chung, những dấu hiệu có thể nhận biết người có thói quen trì hoãn khá đơn giản, có thể kể đến thông qua 1 số biểu hiện sau:
Thường xuyên chần chừ trong công việc
Mặc dù những công việc sắp đến deadline nhưng vẫn liên tục trì hoãn thời gian thực hiện lại. Một ví dụ cụ thể là lướt web cả đêm trong khi vẫn còn bài tập phải nộp trong ngày mai. Lưu lại danh sách công việc cần làm trong suốt một thời gian dài, ngay cả khi biết nó rất quan trọng. Và chờ đến khi thực sự bắt tay vào làm thì mọi thứ cũng đã rối tung lên, vượt quá tầm kiểm soát hay quá hạn.
Trì hoãn ngay trong những công việc gia đình
Trì hoãn còn thể hiện ngay trong những công việc gia đình, cho dù là những việc nhà đơn giản như việc dự định dọn dẹp cho nhà cửa gọn gàng nhưng rồi vẫn chưa thực hiện được. Chẳng hạn như: Lên kế hoạch là cuối tuần sẽ dọn nhà, nhưng viện cớ với lý do bận bịu hay cho bản thân thư giãn cuối tuần, nên căn phòng vẫn nguyên trạng từ tuần này sang tuần khác. Hoặc những việc dường như nhỏ nhặt đi đổ rác, rửa xe, thăm nhà bạn bè, thăm nhà bà con, họ hàng) nhưng lại không làm ngay, đợi rồi cuối cùng là không làm.
Dành phần lớn thời gian chỉ để làm những việc kém quan trọng
Thông thường nếu không thích làm một công việc nào đó thì một số người sẽ bỏ lại chúng sau nhiều mục tiêu khác. Đến khi hoàn thành công việc gần cuối cùng thì cảm thấy mình đã làm được một số việc hữu ích nhưng thực tế đó không phải là những việc thực sự cần xử lý và công việc trọng tâm vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Có thói quen hẹn, chờ ví dụ như: Chờ chú, để lát làm, để mai tính hoặc thôi kệ đi. Đồng thời, đưa ra nhiều giải thích, biện minh cho sự chậm trễ của mình với những lý do không chính đáng.
Đọc thêm: Back Office là gì? 7 công việc Back Office quan trọng nhất
3. Một số thói quen để tránh được sự trì hoãn
Sau đây là một số thói quen sau khi rèn luyện có thể giúp bạn tránh xa được sự trì hoãn. Theo dõi ngay:
Thói quen quản lý thời gian
Thiết lập thói quen quản lý thời gian giúp bản thân phân bổ được quỹ thời gian hợp lý, phân chia công việc vào các thời điểm cụ thể trong ngày và đề ra thời hạn hoàn thành cho chúng. Việc phân bổ công việc trong ngày hình thành thói quen làm việc đúng giờ, đúng giấc, đúng tiến độ và không ngưng trệ, tồn đọng công việc.
Thói quen tuân thủ kế hoạch
Việc đảm bảo công việc diễn ra theo tuần tự theo kế hoạch đã lập ra từ trước giúp bản thân hạn chế được thói quen trì hoãn. Tất nhiên, bạn cũng nên có sự linh hoạt khi cần thiết. Bạn có thể cố gắng hoàn thành công việc trong ngày để buổi tối thư giãn hay sắp xếp những việc cần nhiều thời gian để hoàn thành vào thời điểm cụ thể,… Tất cả những điều đó phụ thuộc vào bản thân của bạn.
Đọc thêm: Tổng hợp TOP 8 công việc không yêu cầu bằng cấp phổ biến
Ghi chú
Nếu bạn liệt kê ra một danh sách những việc cần làm, vậy thì bạn cũng nên gạch bỏ chúng nếu đã hoàn thành. Thường xuyên tham khảo, kiểm tra ghi chú để trở nên có trách nhiệm với chính mình hơn.
Đồng thời, hoạt động này cũng đảm bảo bạn đang đi đúng hướng, tránh lãng phí thời gian. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, bạn hoàn toàn có thể ghi chú vào điện thoại và mở ra xem, chỉnh sửa bất cứ lúc nào.
Sử dụng quãng nghỉ ngắn
Bạn hãy chú ý đến những khoảng thời gian rảnh rỗi từ 10 – 15 phút trong suốt cả ngày. Nếu tận dụng được thời gian đó, bạn có thể tiết kiệm đến hàng giờ đồng hồ, thậm chí là nhiều hơn mỗi ngày. Muốn tránh sự trì hoãn, bạn hãy tận dụng tối đa thời gian của mình, dù là ngắn hay dài. Chẳng hạn trong lúc rảnh, bạn có thể giặt đồ, dọn nhà, trả lời tin nhắn,…
Giới hạn thời gian cho mỗi công việc
Đặt giới hạn thời gian cần hoàn thành cho công việc sẽ giúp bạn luôn quản lý được quỹ thời gian của mình. Bạn không nên hy sinh quá nhiều thời gian cho những công việc khác nằm ngoài kế hoạch nếu nó không thực sự cần thiết. Việc đặt thời gian giới hạn cho mỗi công việc cũng là một thói quen tốt rèn luyện sự kỉ luật.
Đọc thêm: Bật mí 3 Nguyên tắc "vàng " để từ bỏ thói quen xấu hữu ích
4. Tác hại của thói quen trì hoãn công việc và cuộc sống
Như những điều đã nói ở trên thì trì hoãn công việc chính là một thói quen xấu mà bạn cần phải sớm loại bỏ. Đương nhiên, đã là một thói quen xấu thì chắc chắn sẽ mang đến cho chúng ra những tác hại trong cả cuộc sống và công việc, cụ thể như:
Lãng phí thời gian
Bạn hãy suy nghĩ xem, nếu như bản thân hoàn thành công việc theo đúng thời hạn gì sẽ còn có thể làm được biết bao nhiêu công việc bổ ích nữa? Ngược lại, nếu như bạn cứ mãi trì hoãn, luôn trong tình trạng nước đến chân mới nhảy thì điều đó chỉ gây lãng phí thời gian. Không những vậy, bạn còn có thể sẽ bị bỏ lỡ vô số công việc quan trọng khác cần phải giải quyết.
Đánh mất nhiều cơ hội tốt
Một trong những tác hại của sự trì hoãn công việc đó chính là đánh mất đi những cơ hội quý báu. Bởi vì sao? Khi bạn còn đang mải miết chơi game, lướt Facebook, xem phim thì những người khác đã hoàn thành xong công việc. Đến khi bạn bắt tay được vào khởi động thì họ đã chuyển sang thực hiện những hoạt động khác nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng mềm cũng nhưng kỹ năng cứng cho bản thân. Tất nhiên, thời gian của mỗi người là như nhau và khi họ về đích rồi thì bạn mới đi được một phần nhỏ của cuộc hành trình.
Đọc thêm: Luật hấp dẫn là gì? 7 bước áp dụng luật hấp dẫn nơi công sở
Đánh mất niềm tin và sự tôn trọng từ mọi người
Sai lệch về thời gian hoàn thành công việc sẽ khiến cho bạn bị mất đi niềm tin và sự tôn trọng từ những người khác. Bởi vì không ai cảm thấy nể phục một người không tôn trọng cũng như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật cho bản thân.
Để có thể tạo được niềm tin từ mọi người là điều rất khó. Bởi niềm tin đó cần phải xây dựng, vun đắp mỗi ngày bằng những hành động cụ thể. Chính vì thế, hãy trân trọng thời gian và đừng để mọi người phải e ngại, lo lắng khi giao cho bạn bất kỳ một công việc nào đó.
Vượt qua trì hoãn là một hành trình dài khó khăn thế nhưng không phải là không thể. Hi vọng với bài viết trên đây, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nâng cấp bản thân mỗi ngày.