CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI?
1. Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội là việc xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phát triển và hoàn thiện dần phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.
2. Cơ sở chính trị - xã hội
Sự xác lập và hoàn thiện dần của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - công cụ quan trọng để xây dựng và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình mới. Cùng với nhà nước, các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa như: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, liên Đoàn lao động,…. Ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội… Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
3. Cơ sở văn hóa
Những cải biến cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm phê phán, loại bỏ những tư tưởng và lối sống lạc hậu, xây dựng tư tưởng và lối sống mới tiến bộ, nâng cao dân trí, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của công dân,… là tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng thời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao.
4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ.
Tình yêu chân chính là cơ sở cho hôn nhân tự do. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính có nghĩa là tình yêu là lí do, là động cơ duy nhất của việc kết hôn. Sự chi phối của yếu tố kinh tế, sự tính toán về lợi ích kinh tế, về địa vị danh vọng trong hôn nhân sẻ mất đi. Theo Ph. Ăngghen tình yêu chân chính có đặc điểm là: “một là, nó giả định phải có tình yêu đáp lại của người mình yêu; và về mặt này người đàn bà là người ngang hàng với người đàn ông; hai là, tình yêu nam nữ có một sức mạnh và sự bền bĩ đến mức khiến cho hai bên thấy không lấy được nhau và phải xa nhau là một đau khổ lớn nhất”; ba là “ không thể chia sẻ”. Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người. Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy. Tuy nhiên, trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ. Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác v.v.. Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của gia đình như ăn, ở, nuôi dạy con cái… nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.
Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những mâu thuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích, sắc riêng của mỗi người.
Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được quan tâm của mọi người. Cách mạng XHCN với việc xoá bỏ QHSX chiếm hữu tư nhân TBCN tất yếu sẽ làm cho chế độ cộng thê do QHSX đó đẻ ra, tức chế độ mãi dâm chính thức và không chính thức biến mất. Nhờ đó, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được thực hiện “trọn vẹn”. Hôn nhân được đảm bảo về mặt pháp lý.
Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã hội không can thiệp, nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân.
Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thảo mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất. Đảm bảo quyền tự do kết hôn và quyền tự do ly hôn. Bảo đảm quyền tự do ly hôn không có nghĩa là khuyến khích ly hôn. Vấn đề ly hôn chỉ được đặt ra khi một cuộc hôn nhân trong đó tình yêu không còn nữa hoặc bị một tình yêu say đắm mới lấn át.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn lịch sử
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm giáo viên lịch sử
Mức lương của giáo viên lịch sử là bao nhiêu?