Coca Cola là sản phẩm gì? Vì sao thương hiệu này được nhiều người biết đến?

1900.com.vn giới thiệu tới bạn đọc bài viết "Coca Cola là sản phẩm gì? Vì sao thương hiệu này được nhiều người biết đến? ". Trong bài viết này đề cập tới những thông tin sơ lược của Coca Cola, thị trường mục tiêu, mục tiêu marketing và dấu ấn của Coca Cola đối với người tiêu dùng.

Sơ lược về Coca Cola

Coca Cola lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng vào năm 1886. Sau 130 năm hình thành và phát triển Coca cola dần trở thành một thương hiệu nước giải khát có gas lớn nhất thế giới. Tầm ảnh hưởng của nó thậm trí còn được coi là biểu tượng của nước Mỹ và có mặt ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

  • Năm 1960 Coca cola bắt đầu bước chân vào thị trường tại Việt Nam.
  • Năm 2010, Coca Cola Việt Nam đã có trên 50 nhà phân phối cùng với đó là mạng lưới 300.000 đại lý trên toàn quốc.
  • Năm 2014, Doanh thu của Coca Cola Việt Nam đạt 6000 tỷ đồng (tăng gấp 8 lần so với năm 2004)

Thị trường mục tiêu của Coca Cola

Tại thị trường Việt Nam Coca Cola phân đoạn thị trường theo 2 tiêu chí bao gồm: Theo nhân khẩu học và theo địa lý.

  • Theo nhân khẩu học: Mặc dù các sản phẩm của Coca Cola được biết đến là dành cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trên thực tế giới trẻ (có độ tuổi từ 16 – 30) lại mới chính là thị trường mà hãng muốn hướng đến. Điều này được lý giải bởi giới trẻ có những đặc điểm khác biệt đem lại nhiều cơ hội tiềm năng như: Mức độ sử dụng thường xuyên, thích tụ họp ăn uống, thích nước ngọt có gas hơn những lứa tuổi khác…
  • Theo địa lý: Nhu cầu sử dụng nước ngọt có gas thường được tập trung nhiều ở những thành phố lớn. Nơi có mật độ dân số đông và tần suất sử dụng thường xuyên. Chính vì vậy công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất cũng như trụ sở đại diện ở 3 thành phố lớn nhất tại Việt nam (Hà Nội, TP. HCM, TP Đà Nẵng)

Mục tiêu Marketing của Coca Cola

Khi triển khai chiến lược marketing của Coca Cola, thương hiệu đã chia ra 2 mục tiêu chính sau:

  • Mục tiêu Marketing của Coca Cola: Coca-Cola cần tương tác cao trên cả hai kênh online và offline. Chiến lược marketing của Coca Cola cần khuyến khích những khách hàng mục tiêu trong độ tuổi dưới 24 quan tâm về những chai nước ngọt, từ đó thúc đẩy doanh số bán ra đạt ngưỡng trong mùa hè.
  • Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu: Khách hàng có thể chia sẻ những chai  với nhau và đăng những tấm ảnh về chai Coca đó lên mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu rộng khắp.

Dấu ấn nổi bật của thương hiệu Coca Cola

Nhãn hiệu là biểu tượng văn hóa

Ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Chiến lược Thương hiệu, Richard Moore Associates đưa ra ví dụ: “Coca-Cola là thương hiệu đã tạo ra lễ hội Giáng sinh với màu đỏ-trắng chủ đạo, áp dụng trên nước Mỹ và sau đó là cả thế giới".

Ở sự kiện đó, ông già Noel với bộ râu trắng và bộ quần áo màu đỏ mà chúng ta biết đến ngày hôm nay thực sự được tạo ra bởi Coca-Cola, nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trong một đoạn quảng cáo giáng sinh của Coca-Cola vào năm 1931.

Còn ở Việt Nam, Coca-Cola nhiều năm gần đây đã tạo dựng được hình ảnh thân thuộc, gắn liền Tết sum họp với đàn én mùa xuân và màu đỏ tươi vui của lễ hội cùng thông điệp mang giá trị nhân văn truyền thống: “Món quà ý nghĩa nhất của ngày Tết là khi gia đình được sum vầy”.

Truyền tài tinh thần lạc quan

Trong hội thảo về thương hiệu dẫn đầu, ông Nguyễn Thanh Sơn - chuyên gia truyền thông tại học viện Sage cho rằng: “Coca-Cola tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu mọi người nhìn thấy chai nước đầy một nửa, không phải chai nước vơi một nửa. Coca-Cola mang những thông điệp hạnh phúc, lạc quan đến cho tất cả mọi người”.

Tiêu biểu, chương trình Chia sẻ Coca-Cola (Share a Coca-Cola) tại Việt Nam và trên toàn cầu diễn ra từ năm ngoái nhưng vẫn còn dư âm khi nhiều người vẫn tiếp tục sưu tầm lon Coca-Cola có tên mình.

Chiến dịch marketing này giúp Coca-Cola tạo ra trào lưu “cá nhân hóa sản phẩm”, mang đến cho người tiêu dùng cảm giác đặc biệt khi mình trở thành một phần của một thương hiệu toàn cầu. Trên thế giới, Coke thống kê cho thấy hơn 1,14 tỷ người ấn tượng với chiến dịch này trên các mạng truyền thông xã hội.

Trong nhiều chiến dịch marketing của Coca-Cola, bạn sẽ không thấy nước ngọt, không thấy bất kỳ sự khơi gợi nào về sản phẩm hay kích thích người dùng mua nó. Tất cả chỉ là những câu chuyện hoặc thông điệp nào đó về thế giới, văn hóa hay con người.

Thậm chí, quảng cáo của Coca-Cola thị trường Trung Đông còn không thấy cả logo của hãng nước ngọt trăm năm tuổi này. Một bên lon Coca-Cola được để trống, phía khác là dải màu trắng mang tính biểu tượng của thương hiệu. Dòng chữ "Nhãn mác được dành cho lon đồ uống, không phải dành cho mọi người" được in theo chiều dọc của sản phẩm.

Đơn giản đây là chiến dịch của Coca Cola nhằm khuyến khích mọi người không phán xét người khác, Coca - Cola dường như không còn quan tâm đến sản phẩm, mà chú trọng đến cảm xúc và cảm giác khi người dùng sản phẩm đó, tạo nên những thay đổi tích cực và làm cho cuộc sống ngày càng ý nghĩa hơn.

Tài liệu VietJack

Hiểu ngưởi dùng cần gì

Đối với Coca-Cola, một trong những công thức quan trọng dẫn đến thành công là “thấu hiểu người dùng”, cũng như cách Coca-Cola từng tiếp cận thị trường Việt Nam qua đội quân bán lẻ ở từng vỉa hè, ngõ hẻm các thành phố Việt Nam...

Ông Nguyễn Đình Toàn, diễn giả của hội thảo và cũng là một chuyên gia nhiều thành công trong lĩnh vực marketing, nói: “Coca-Cola thấu hiểu được người tiêu dùng thông qua những chiến dịch marketing lay động cảm xúc".

Ví dụ, chiến dịch marketing được hàng chục ngàn chia sẻ trên internet là việc hỗ trợ các công nhân Trung Đông gọi điện về gặp người thân cách xa hàng ngàn cây số chỉ với một nắp chai Coca-Cola; tặng các lon/chai Coca-Cola yêu thương cho các thành viên gia đình trên toàn cầu...

“Xây dựng thương hiệu vì thế trở thành xây dựng một thực thể với cá tính đặc trưng, không ngừng kết nối và tương tác với từng thành viên của cộng đồng”, ông Toàn nhấn mạnh.

Nhờ những cố gắng không ngừng nghỉ để truyền tải những thông điệp nhân văn và thiết thực, với nhiều người, Coca-Cola không còn là một thức uống giải khát đơn thuần mà đã đi sâu vào tiềm thức như là một thương hiệu của sự lạc quan, không ngừng truyền cảm hứng và tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh Marketing

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh thương hiệu mới nhất

Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!