Quản lý tòa nhà như thế nào?

Quản lý tòa nhà (Property Manager) là một cá nhân được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tòa nhà khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tòa nhà.

Quản lý tòa nhà mang đến những cơ hội gì? 

Cơ hội việc làm rộng mở

Đặc biệt khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập và phát triển mạnh cùng với đó là những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhu cầu của con người cũng sẽ tăng lên đáng kể. Chưa kể đến tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…là một trong những thành phố có thị trường bất động sản vô cùng năng động, với những dự án lớn. Có thể đây cũng sẽ là môi trường tốt để giúp cho bạn có được những điều kiện tốt hơn khi tìm việc làm.

Mức lương đáng mơ ước

Với việc làm Property Manager chắc chắn sẽ không làm cho bạn cảm thấy thất vọng đâu, cơ hội tăng thu nhập của bạn sẽ tăng cao lên 40-45% nếu như nhu cầu của con người tăng.

Phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ

Do tính chất công việc thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bạn có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này không chỉ tạo dựng lòng tin và sự tin tưởng từ khách hàng mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng phục vụ khách hàng, quản lý thời gian và xử lý các yêu cầu khác nhau từ khách hàng một cách hiệu quả.

Những khó khăn của nghề Quản lý tòa nhà

Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp rộng mở, được học hỏi những kỹ năng mới, Quản lý tòa nhà cũng có những "mặt tối" chỉ người trong nghề mới hiểu.

Chất lượng tùy thuộc vào bảng giá

Thực chất tại các tòa nhà thì việc nảy sinh mâu thuẫn là không thể thiếu, trong đó ban quản lý tòa nhà thường dễ trở thành đối tượng bị vạ lây, là nạn nhân của cuộc chiến giữa cư dân cùng với chủ đầu tư.

Tại các tòa nhà hiện nay cũng thường gặp phải những vấn đề lớn trong việc quản lý vận hành cùng với chi phí dịch vụ. Và câu nói “tiền nào, của nấy” lại đúng trong nhiều trường hợp, khi phần lớn tại các chung cư, tiêu chí rẻ vẫn được đặt nặng khi đưa lên bàn cân.

Trong đó các tòa nhà khi lựa chọn một đơn vị quản lý vận hành thường ít khi tính toán tới quyền lợi của cư dân lên trước tiên, thay vào đó yếu tố quyết định lựa chọn của cư dân lại là giá cả, trong khi giá quản lý vận hành tòa nhà rẻ thì không thể mang lại cho cư dân dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chất lượng tốt được. Đây cũng là một “mặt trái” thường thấy khi đấu thầu quản lý vận hành tại các tòa nhà.

Phận làm “tốt thí” của đơn vị quản lý tòa nhà

Những “nỗi khổ” của đơn vị quản lý vận hành tòa nhà cũng không chỉ dừng lại ở giá cả quản lý vận hành, bởi chính đơn vị quản lý tòa nhà cũng gặp phải khó khăn khi cần chu toàn mối quan hệ giữa cư dân cùng chủ đầu tư, thậm chí đôi khi đơn vị quản lý vận hành tòa nhà còn bị trở thành “tốt thí” và phải chịu hy sinh.

Thực tế đã có không ít trường hợp các đơn vị vận hành, quản lý tòa nhà phải buông xuôi khi một mặt thì bị trở thành nạn nhân trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư và cư dân, mặt khác, lại bị ép giảm giá đến mức nếu chấp nhận duy trì thì chỉ có lỗ nặng.Không những phải chịu cảnh “làm dâu trăm họ”, ở nhiều tòa chung cư, khi có sự biến động về đội ngũ nhân sự của Ban quản trị, nguy cơ không ký tiếp hợp đồng cũng thường xảy ra với các đơn vị tòa nhà khi hạn hợp đồng hết hiệu lực.

Yêu cầu về ngoại hình, tác phong

Là “gương mặt đại diện” của tòa nhà, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nên nên Quản lý tòa nhà cần có ngoại hình dễ nhìn, tác phong chỉn chu. Hàng ngày họ phải tiếp xúc với nhiều loại khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau, và đôi khi còn gặp phải những vị khách hàng cực kỳ khó tính. Quản lý tòa nhà luôn phải trong tâm thế sẵn sàng xử lý tình huống nghiệp vụ có thể xảy ra để đem đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Yêu cầu về kiến thức và trình độ

Để thành công trong nghề Quản lý tòa nhà, bạn cần liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình. Do đó, Quản lý tòa nhà cần liên tục đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Điều này đòi hỏi bạn dành thời gian và nỗ lực để nghiên cứu và áp dụng những kiến thức mới nhất vào công việc hàng ngày.

Xếp hạng của các Quản lý tòa nhà

Các Quản lý tòa nhà xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3.7 ★
Chính sách & Phúc lợi
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

66 việc làm cho Quản lý tòa nhà

Đánh giá, chia sẻ về Quản lý tòa nhà

Các Quản lý tòa nhà chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Top công ty cho Quản lý tòa nhà