Học ngành kinh tế đối ngoại làm nghề gì? Top 7 công việc cho cử nhân ngành kinh tế đối ngoại (2025)
Học ngành kinh tế đối ngoại làm nghề gì? Top 7 công việc cho cử nhân ngành kinh tế đối ngoại (2025)
Film producer có nghĩa là nhà sản xuất phim. Là người tham gia vào quản lý, điều phối các mặt khác nhau trong quá trình sản xuất, ví dụ như chọn kịch bản, lên kế hoạch tài chính, v.v.
Film producer là một trong những người quyết định thành bại của một dự án. Họ có vai trò kết nối các thành viên cũng như xem xét các nguồn lực tài chính, nhân sự. Họ là người giải quyết các vấn đề và trở ngại trong đội ngũ dàn dựng, sản xuất.
Đây là vị trí nhà sản xuất âm nhạc. Về cơ bản, công việc này có nghĩa là bạn giám sát, quản lý các khía cạnh (sáng tác, chọn bài, nhạc cụ, phối khí, v.v) trong quá trình sản xuất bài hát hoặc album.
Bạn cũng sẽ định hướng chỉ đạo khi thu âm, theo dõi và cộng tác nghệ sĩ, chỉnh sửa và sản xuất các bản nhạc.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Media producer là nhà sản xuất truyền thông – người hợp tác tham gia vào một số việc như sản xuất âm thanh, video cho quảng cáo, các phương tiện truyền thông, v.v.
Nhiệm vụ chính của media producer là sắp xếp, chỉnh sửa video, phát triển các tài liệu chương trình, v.v.
Nhà sản xuất video phụ trách quá trình tiền và hậu sản xuất video. Họ sẽ lên kế hoạch, chỉnh sửa, lịch trình, và phân phối các video cuối cùng.
Mô tả công việc của Film producer
Một Film producer sẽ chịu trách nhiệm cho khá nhiều công việc. Thông thường, nhiệm vụ của một nhà sản xuất bao gồm:
Đọc thêm: 7 loại hình nghệ thuật phổ biến gồm gì? Chọn công việc tương ứng ra sao
Bạn có biết các vị trí khác của Film producer là gì không? Ngoài vị trí producer chính, chúng ta còn có khác cái tên chức vụ khác trong tổ sản xuất, tập trung vào các phần việc chi tiết hơn:
Để làm một nhà sản xuất, bạn cần đến các kỹ năng và tố chất sau.
Producer cần có kiến thức làm phim cũng như hiểu biết về các tổ, vị trí công việc, và tính chất công việc của từng vị trí để có thể phối hợp, quản lý một cách hiệu quả nhất.
Một nhà sản xuất, tương tự như đạo diễn hay đạo diễn nghệ thuật, sẽ cần đến óc sáng tạo để có thể mang những yếu tố thẩm mỹ ấn tượng vào tác phẩm. Ví dụ, phần hiệu ứng có vai trò quan trọng để làm một bộ phim nổi bật. Nhà sản xuất cần xác định được thế nào là hiệu ứng hợp với các phân cảnh cũng như nội dung chính của bộ phim.
Ngoài ra, tư duy phản biện và tư duy logic sẽ giúp các Film producer giải quyết vấn đề trong quá trình làm phim.
Đọc thêm: Chuyên gia tư vấn, định hướng nghề nghiệp 4.0
Khả năng lãnh đạo, tổ chức, và thuyết phục là rất cần thiết. Ngoài việc quản lý các thành viên trong tổ sản xuất, một nhà sản xuất cũng chịu trách nhiệm thu hút nguồn tài trợ về cho dự án.
Vì vậy, nếu muốn làm Film producer, bạn sẽ cần đến khả năng đàm phán và thuyết phục để có thể tìm được nhà đầu tư. Ngoài ra, đàm phán mức chi phí hợp lý dành cho diễn viên và các thành viên đoàn phim cũng nằm trong trách nhiệm của Film producer. Nên rèn luyện kỹ năng này luôn là một phương án thông minh.
Nhà sản xuất thường phải đưa ra các quyết định quan trọng. Ví dụ như khi sản xuất gặp khó khăn, khủng hoảng.
Việc đưa ra quyết định không phải lúc nào cũng dễ dàng, nên một bộ não biết lựa chọn và quyết định đúng đắn sẽ có thể làm một Film producer được trọng vọng.
Trong các kỹ năng mềm cần thiết, một nhà sản xuất không thể thiếu khả năng giao tiếp tốt. Chịu trách nhiệm cho nhiều đầu việc và phải tiếp xúc với nhiều người, producer cần biết giao tiếp hài hoà để có thể cân bằng các mối quan hệ trong môi trường làm việc.
Theo nghiên cứu, thu nhập trung bình của Film producer nằm trong khoảng 10.5 triệu đồng đến 32 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào quy mô của dự án và năng lực của bạn.
Sản phẩm càng thành công, mức lương Film producer sẽ càng cao. Các Film producer danh tiếng có thể thu nhập tới hàng trăm triệu đồng.
Đọc thêm: Việc làm của videographer/ người quay phim mới nhất
Hi vọng với những thông tin 1900 - tin tức việc làm cung cấp qua bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nghề Film producer. Từ đó giúp các bạn tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân. Chúc các bạn luôn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết khác trên 1900 nhé!
Đăng nhập để có thể bình luận