Giải quyết vấn đề - Dấu hiệu của một nhân viên độc lập

Dấu hiệu của một nhân viên độc lập được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó đặt biệt là Kỹ năng giải quyết vấn đề. Vậy Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? làm thế nào để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định thật tốt. Cùng 1900 tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là sử dụng logic, cũng như trí tưởng tượng, để hiểu được tình huống và đưa ra giải pháp thông minh. Trên thực tế, những người giải quyết vấn đề tốt nhất chủ động lường trước các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai và hành động để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của chúng.

2. Quy trình 6 bước để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định

Bước 1: Phát hiện vấn đề

Bước phát hiện vấn đề giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Đây là bước nhận ra vấn đề và xem xét mức độ quan trọng của vấn đề để đưa ra thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề đó. Để nhận ra vấn đề, bạn phải suy xét thật kỹ lại từ đầu quá trình hoặc nhờ sự trợ giúp từ cố vấn chuyên môn.

Bước 2: Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề và người chịu trách nhiệm chính

Một người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ luôn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề bắt nguồn từ đâu, có từ khi nào và phân tích vấn đề một cách khách quan. Nếu nắm rõ nguyên nhân xảy ra vấn đề, bạn sẽ gặt hái được kết quả tốt nhất. Sau khi tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, bạn cần xác định rõ người chịu trách nhiệm chính cho vấn đề đó.

Bước 3: Phân tích nhiều khía cạnh để hiểu vấn đề

Nguồn gốc của vấn đề là tiền đề dẫn đến hướng giải quyết. Vì vậy, nếu xác định không đúng thì bạn sẽ ngày một sai lệch hay cứ thế lặp đi lặp lại. Bạn nên bỏ nhiều thời gian để kiểm soát thông tin và nghiên cứu cặn kẽ vấn đề một cách tỉ mỉ, chính xác nhất có thể.

Để hiểu vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, bạn cần bắt đầu bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi. Cụ thể như sau:

  • Công việc có quan trọng hay không?
  • Yêu cầu của công việc gồm những gì?
  • Thực hiện công việc có những ai?
  • Người phụ trách giải quyết công việc có thuộc về bản thân không?
  • Tính chất công việc?
  • Mục đích công việc?
  • Mức độ của công việc: Khó, dễ hay trung bình?

Bước 4: So sánh và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất

Một vấn đề thường có nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần đặt lên bàn cân so sánh nhằm lựa chọn phương án có lợi nhất cho bạn. Một số tiêu chí đánh giá có thể kể đến như: Thời gian, số lượng công việc, hiệu quả công việc mang lại, v.v.

Bước 5: Thực thi giải pháp

Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn hãy bắt tay vào thực hiện theo những kế hoạch và dự định đã đề ra trước đó. Sau khi tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” và thư thái hơn.

Bước 6: Theo dõi quá trình và đánh giá kết quả

Sau khi vấn đề được giải quyết, bạn nên xem xét và đánh giá kết quả của quá trình thực hiện. Nếu vấn đề được giải quyết tốt, nghĩa là bạn đã giải quyết vấn đề thành công. Ngược lại, nếu kết quả không thay đổi mà ngày càng trầm trọng hơn, bạn cũng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời trong quá trình theo dõi và đánh giá.

3. Ý nghĩa

Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ trao quyền cho bạn không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà còn rất quan trọng trong cuộc sống nghề nghiệp của bạn. Trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, các nhà tuyển dụng thường xác định việc giải quyết các vấn đề hàng ngày là rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức của họ. Đối với nhân viên, việc giải quyết vấn đề có thể được sử dụng để phát triển các giải pháp thiết thực và sáng tạo, đồng thời thể hiện sự độc lập và chủ động trước người sử dụng lao động.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tuyển dụng mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Mức lương của thực tập sinh tuyển dụng là bao nhiêu?

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!