Giáo trình học phần: Triết học Mác-Lênin
I. TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
Tên học phần (tiếng Việt): TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Tên học phần (tiếng Anh): MARXIST - LENINIST PHILOSOPHY
Khoa/Bộ môn phụ trách: Khoa Lý luận chính trị
Số tín chỉ: 3
Tính chất của học phần: Bắt buộc
Các yêu cầu của học phần: - Sinh viên phải có tài liệu học tập
- Có giáo trình chuẩn quốc gia
2. Mô tả học phần
Triết học Mác - Lênin là học phần cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo Đại học của tất cả các chuyên ngành. Học phần được bố trí giảng dạy đầu tiên trong những môn thuộc hệ thống các môn khoa học Mác - Lênin, như môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Học phần từng bước trang bị cho sinh viên thiết lập được thế giới quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành cần đào tạo. Vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Kiến thức
Cung cấp những hiểu biết cơ bản của triết học Mác - Lênin. Từng bước thiết lập thế giới quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành trong chương trình đào tạo.
Kỹ năng
Tạo nền tảng có cơ sở khoa học để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được trong chương trình đào tạo. Chủ động sáng tạo trong công việc, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác - Lênin một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra.
II. GIÁO TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Tài liệu bao gồm:
Chương I: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội
A. Mục tiêu
B. Nội dung
I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
II. Triết học Mác-Lênin và vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội
C.Câu hỏi ôn tập
Chương II: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
A. Mục tiêu
B. Nội dung
I. Vật chất và ý thức
II. Phép biện chứng duy vật
C.Câu hỏi ôn tập
Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
A. Mục tiêu
B. Nội dung
I. Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội
II. Giai cấp và dân tộc
III. Nhà nước và cách mạng xã hội
IV. Ý thức xã hội
V. Triết học về con người
C.Câu hỏi ôn tập
Xem thêm:
Tổng hợp kiến thức môn Triết học Mác-Lênin
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn Lịch sử
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm giáo viên lịch sử mới nhất
Mức lương của gia sư môn Lịch sử là bao nhiêu?