TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Logic học
- Tín chỉ: 03
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Giáo trình Logic học là tài liệu cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nhận thức và bản chất của hoạt động tư duy. Người học được cung cấp kiến thức về các quy luật cơ bản của tư duy và các hình thức của tư duy qua đó rèn luyện tư duy logic, có thể sử dụng chính xác từ, câu trong diễn đạt tư tưởng, có kỹ năng lập luận, diễn giải cũng như chứng minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục, suy nghĩ chín chắn, nhất quán, khắc phục những sai phạm trong tư duy, trong giao tiếp. Nội dung của giáo trình bao gồm các phần: Nhập môn Logic học; Khái niệm; Phán đoán; Quy luật logic; Suy luận; Chứng minh; Giả thuyết.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Hiểu logic học là môn khoa học nghiên cứu về tư duy, lấy tư duy con người làm đối tượng nghiên cứu với tư cách là một chỉnh thể.
- Hiểu hoạt động tư duy của con người phải tuân theo quy luật, đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác.
- Khái quát hoá, trừu tượng hoá sự vật thành các khái niệm chung nhất, phân biệt các lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm, sử dụng các khái niệm chính xác và phù hợp.
- Xác lập về mặt lý luận có tính phán đoán các quan hệ suy lý phù hợp hay không phù hợp với hiện thực, phân biệt các tư tưởng giống nhau được diễn đạt bằng lời khác nhau và ngược lại, diễn đạt tư tưởng phong phú, chính xác.
- Liên kết các tri thức đã có và tìm ra tri thức mới, xác lập được tư duy chính xác, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, chứng minh và bác bỏ vấn đề có thuyết phục, suy nghĩ nhất quán, không mâu thuẫn.
- Hiểu chức năng, vị trí của lập luận logic trong đời sống thực tiễn và hoạt động khoa học.
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH LOGIC HỌC
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: NHẬP MÔN LOGIC HỌC
1. Đối tượng của logic học
2. Lược sử phát triển của logic học
3. Ý nghĩa của logic học
Chương 2: KHÁI NIỆM
1. Quan niệm chung về khái niệm
2. Khái niệm và từ (cụm từ)
3. Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm
4. Cấu tạo của khái niệm
5. Phân loại khái niệm
6. Quan hệ giữa các khái niệm
7. Các thao tác logic đối với khái niệm
8. Một số phép toán đối với ngoại diên khái niệm
Chương 3: PHÁN ĐOÁN
1. Định nghĩa và đặc điểm của phán đoán
2. Phán đoán và câu
3. Phán đoán đơn
4. Phán đoán phức
5. Phủ định phán đoán
Chương 4: QUY LUẬT LOGIC
1. Đặc điểm của quy luật logic
2. Các quy luật logic hình thức cơ bản
Chương 5: SUY LUẬN
1. Định nghĩa và đặc điểm cấu tạo của suy luận
2. Suy luận và mối liên hệ với ngôn ngữ
3. Phân loại suy luận
4. Suy luận diễn dịch
5. Quy nạp
6. Loại suy
Chương 6: CHỨNG MINH
1. Định nghĩa và đặc điểm chung của chứng minh
2. Cấu tạo và các kiểu chứng minh
3. Các quy tắc chứng minh
4. Các lỗi trong chứng minh
Chương 7: GIẢ THUYẾT
1. Tiền đề hình thành giả thuyết
2. Bản chất và đặc điểm của giả thuyết
3. Phân loại giả thuyết
4. Xây dựng giả thuyết
5. Kiểm tra giả thuyết








Xem thêm các tài liệu hay, chi tiết khác:
TOP Việc làm "HOT" dành cho sinh viên:
Được cập nhật 20/04/2025
28 lượt xem