TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Hành vi tổ chức ( Organizational Behavior)
- Tín chỉ: 3
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Môn học Hành vi tổ chức nghiên cứu hành vi và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân; hành vi của nhóm người lao động và động thái của cả tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lí và sử dụng nguồn lực con người trong tổ chức. Kiến thức về hành vi tổ chức sẽ giúp các nhà quản lý lý giải một cách khoa học thực chất các vấn đề xảy ra trong tổ chức, hiểu rõ nguyên nhân của chúng và dự đoán được các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Trên cơ sở những hiểu biết về hành vi của người lao động, người quản lý có thể định hướng để những hành vi đó được thực hiện theo hướng có lợi cho tổ chức, giúp tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng:
- Trang bị kiến thức hiện đại và hiểu biết về hành vi cá nhân người lao động trong tổ chức, sự tác động của nhóm, và cơ cấu, văn hoá tổ chức tới hành vi cá nhân, từ đó có thể giúp học viên vận dụng để dự đoán, giải thích và kiểm soát hay có cách giải quyết mới về những vấn đề liên quan đến hành vi của con người trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tổ chức.
- Đưa ra cách nhìn nhận mới về quản lý người lao động, giúp cho việc xây dựng chiến lược phát triển tổ chức.
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH HÀNH VI TỔ CHỨC
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về hành vi tổ chức
1. Hành vi tổ chức và vai trò của hnahf vi tổ chức
2. Chức năng của hành vi tổ chức
3. Quan hệ giữa HVTC với các môn khoa học khác
4. Hành vi tổ chức với những thách thức và cơ hội của tổ chức
5. Đối tượng, nhiệm vụ và nội dung môn học hành vi tổ chức
Chương 2: Cơ sở của hành vi cá nhân
1. Thái độ
2. Tính cách
3. Nhận thức
4. Học hỏi
Chương 3: Ra quyết định cá nhân
1. Qúa trình ra quyết định hợp lý
2. Ra quyết định cá nhân trên thực tế
3. Nâng cao tính cách sánh tạo trong việc ra quyết định các nhân
Chương 4: Tạo động lực cho người lao động
1. Động lực của cá nhân trong tổ chức
2. Các học thuyết về tạo động lực
3. Tạo động lực trong các tổ chức ở Việt Nam
Chương 5: Cơ sở của hành vi nhóm
1. Khái niệm và phân loại nhóm
2. Lý do và các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong nhóm
4. Quyết định nhóm
Chương 6: Lãnh đạo và quyền lực
1. Lãnh đạo và quyền lực: khái niệm, mối quan hệ và sự khác biệt
2. Các loại học thuyết về lãnh đạo
3. Các loại quyền lực và cơ sở của chúng
Chương 7: Giao tiếp trong tổ chức
1. Giao tiếp
2. Xung đột
3. Đàm phán
Chương 8: Cơ cấu tổ chức
1. Khái niệm, tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức
2. Các yếu tố then chốt cần quan tâm khi thiết kế cơ cấu tổ chức
3. Các mô hình tổ chức phổ biến
4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn cơ cấu tổ chức
Chương 9: Văn hóa tổ chức
1. Khái niệm văn hóa tổ chức
2. Tác động của văn hóa tới hành vi nhân viên và tổ chức
3. Các loại văn hóa tổ chức
4. Sáng tạo và bảo tồn văn hóa
5. Văn hóa tổ chức có thể thay đổi, kiểm soát được không ?
Chương 10: Thay đổi và phát triển tổ chức
1. Các áp lực thúc đẩy sự thay đổi
2. Quản lý sự thay đổi có kế hoạch
3. Các mô hình thay đổi
4. Các yếu tố cản trở sự thay đổi
5. Các biện pháp khắc phục và những cản trở đối với sự thay đổi
6. Quản lý sự thay đổi và phát triển tố chức
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tâm lý
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?