TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Kinh tế quốc tế
- Tín chỉ: 2
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Có tất cả 9 bài giảng, một số bài nghiên cứu tình huống chính sách sẽ được thuyết trình và thảo luận trên lớp nhằm giúp sinh viên nắm vững lý thuyết các vấn đề được học.
Các bài giảng được thiết kế dựa trên 4 phần chính: (1) Lý thuyết về mậu dịch quốc tế; (2) Chính sách mậu dịch quốc tế; (3) Các định chế kinh tế có tính chất quốc tế; (4) Tài chính quốc tế. Ở mỗi phần học là các chủ đề nghiên cứu khác nhau nhằm giúp sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn các vấn đề về kinh tế học quốc tế.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân vì sao các quốc gia lại giao thương với nhau? Mô hình mậu dịch là thế nào? và lợi ích của chúng ở đâu? thông qua các lý thuyết mậu dịch quốc tế, từ cổ điển đến hiện đại và kiểm định các mô hình này trong thực tế.
- Hiểu được các chính sách về mậu dịch quốc tế từ thuế quan đến các hình thức phi thuế quan và
những tác hại của nó
- Hiểu rõ các xu hướng phát triển chính của thương mại quốc tế ngày nay, lợi ích của sự di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia, đồng thời nhận thức được lợi ích của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và liên hệ với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập WTO
- Hiểu được mối quan hệ giữa mậu dịch với phân phối thu nhập; giữa thương mại với tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ
Tài liệu bao gồm:
Chương 1. Những vấn đề chung về kinh tế quốc tế
1. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới
2. Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế
3. Những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế đối ngoại
4. Khả năng và điều kiện cần thiết để Việt Nam phát triển kinh tế đối ngoại
5. Khái quát về môn kinh tế quốc tế
Chương 2. Quan hệ thương mại quốc tế
1. Khái niệm, nội dung và chức năng của thương mại quốc tế
2. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế
3. Các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế
4. Các trường hợp ngoại lệ của các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế
5. Chính sách thương mại quốc tế
6. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
7. Thuế quan nhập khẩu và những tác động của nó
8. Xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mẫu dịch trong chính sách thương mại quốc tế
9. Đánh giá khái quát ngoại thương Việt Nam trong những năm đổi mới
Chương 3. Đầu tư quốc tế
1. Khái niệm, hình thức và xu hướng của đầu tư quốc tế
2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
4. Một số vấn đề đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
5. Những định hướng và biện pháp để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Chương 4. Cán cân thanh toán và thị trường tiền tệ quốc tế
1. Cán cân thanh toán quốc tế
2. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
3. Hệ thống tiền tệ quốc tế
Chương 5. Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế
1. Những vấn đề chung về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế
2. Các tác động kinh tế của đồng minh thuế quan
3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và khu vực mậu dịch tự do ASEAN
4. Liên minh Châu Âu
5. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - thái bình dương (APEC)
6. Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam với một số đối tác quan trọng
7. Các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh kinh doanh quốc tế
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên kế toán
Mức lương của Thực tập sinh kế toán là bao nhiêu?