TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
Tên môn học : Luật hình sự 1
Số tín chỉ : 3
Tính chất : Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Luật hình sự là một trong những ngành luật quan trọng và lâu đời trong hệ thống pháp luật của nước ta. Đây là ngành luật nội dung quy định về tội phạm và hình phạt là cơ sở pháp lý cho việc xác định tội phạm và hình phạt và là công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nước nào cũng phải sử dụng để đấu tranh phòng chống tội phạm. Thông qua đó, Nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ trật tự xã hội. Do vậy, luật hình sự là môn học truyền thống trong chương trình đào tạo của các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam.
Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, những hiểu biết về luật hình sự có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Hiểu biết về luật hình sự, người kinh doanh sẽ ý thức được những hành vi mà Nhà nước cấm thực hiện để tuân theo pháp luật trong hoạt động kinh doanh của họ; Hiểu biết về luật hình sự giúp cho người kinh doanh có đối sách phòng ngừa tội phạm trong quan hệ với đối tác; Hiểu biết về luật hình sự, người kinh doanh cũng có kế hoạch phòng ngừa hành vi tiêu cực có thể xảy ra trong doanh nghiệp của mình; Hiểu biết luật hình sự, người kinh doanh cũng có thể tự bảo vệ mình khi có sự lạm quyền từ phía cán bộ thực thi pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Phần chung của Luật hình sự là những quy định về khái niệm tội phạm và những vấn đề liên quan đến việc xác định tội phạm; khái niệm về hình phạt và những vấn đề liên quan đến xác định hình phạt. Các quy định của Phần Chung mang tính nguyên tắc ứng dụng chung cho việc giải quyết vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm. Đây là môn học mang tính định hướng nguyên tắc xác định những vấn đề nội dung của vụ án.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
Về kiến thức
- Tổng quan về luật hình sự: Nhận thức chung về ngành luật hình sự, về đạo luật hình sự - Chế định tội phạm: nhận thức chung về tội phạm (khái niệm và cấu thành tội phạm); hiểu được các vấn đề khác liên quan đến việc xác định tội phạm như các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi - Chế định hình phạt: nhân thức chung về trách nhiệm hình sự, hình phạt; nắm được hệ thống hình phạt, các biện pháp tư pháp và hệ thống biện pháp miễn giảm TNHS; hiểu được các quy tắc quyết định hình phạt.
Về kĩ năng
- Xây dựng kỹ năng phân tích luật - Xậy dựng kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề - Xây dựng kỹ năng ban đầu trong việc vận dụng pháp luật vào thực tiễn
Mục tiêu về thái độ
Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH LUẬT HÌNH SỰ 1
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Nhập môn luật hình sự Việt Nam
1. Những vấn đề chung về luật hình sự Việt Nam
2. Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam
3. Nguồn của luật hình sự Việt Nam
Chương 2 : Tội phạm và phân loại tội phạm
1. Khái niệm và các đặc điểm của tội phạm
2. Phân loại tội phạm
Chương 3 : Cấu thành tội phạm
1. Các yếu tố của tội phạm
2. Khái niệm cấu thành tội phạm
3. Phân loại cấu thành tội phạm
4. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm
Chương 4 : Khách quan của tội phạm
1. Khái niệm
2. Phân loại khách thể của tội phạm
3. Đối tượng tác động của tội phạm
Chương 5 : Mặt khách quan của tội phạm
1. Khái niệm
2. Hành vi khách quan của tội phạm
3. Hậu quả của tội phạm
4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
5. Những biểu hiện khác trong mặt khách quan của tội phạm
Chương 6 : Chủ thể của tội phạm
1. Khái niệm chủ thể của tội phạm
2. Dấu hiệu pháp lý của chủ thể là cá nhân phạm tội
3. Chủ thể đặc biệt của tội phạm
4. Vấn đề nhân thân người phạm tội trong luật hình sự
Chương 7 : Mặt chủ quan của tội phạm
1. Khái niệm
2. Dấu hiệu lỗi
3. Động cơ và mục đích phạm tội
4. Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với vấn đề trách nhiệm hình sự
Chương 8 : Các giai đoạn thực hiện tội phạm
1. Khái niệm và ý nghĩa của các giai đoạn thực hiện tội phạm
2. Chuẩn bị phạm tội
3. Phạm tội chưa đạt
4. Tội phạm hoàn thành
5. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Chương 9 : Đồng phạm
1. Khái niệm đòng phạm và các dấu hiệu của đồng phạm
2. Các loại người đồng phạm
3. Các hình thức đồng phạm
4. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
5. Một số tội danh điển hình liên quan đến đồng phạm
Chương 10 : Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
1. Khái niệm những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Chương 11 : Trách nhiệm hình sự và hình phạt
1. Trách nhiệm hình sự
2. Khái niệm và mục đích của hình phạt
Chương 12 : Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp
1. Hệ thống hình phạt
2. Các biện pháp tư pháp
Chương 13 : Quyết định hình phạt
1. Quy định chung về quyết định hình phạt
2. Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể
Chương 14 : Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Khái niệm, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội
2. Các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội
3. Các loại hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội
4. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Chương 15 : Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Đường lối xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
2. Các biện phap giám sát, giáo dục và biện pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
3. Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
4. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Chương 16 : Các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt
1. Thời hiệu thi hành bản án
2. Miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên
3. Án treo
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh luật mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh pháp chế mới nhất
Mức lương của thực tập sinh luật là bao nhiêu?